ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ HƯƠNG
DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Có thể bạn quan tâm!
- Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 2
- Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 3
- Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Của Một Số Nước Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG TRUNG TẬP
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Hương
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ 6
1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 6
1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế 6
1.1.2. Di sản thừa kế 8
1.1.3. Người để lại di sản thừa kế 11
1.1.4. Người thừa kế 13
1.2. Diện và hàng thừa kế17
1.2.1. Khái niệm diện thừa kế 17
1.2.2. Khái niệm hàng thừa kế 20
1.3. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nước trên
thế giới 22
1.3.1. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Nhật Bản 22
1.3.2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Pháp 24
1.3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran 27
Chương 2: DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 29
2.1. Diện thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành 29
2.1.1. Diện thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống 29
2.1.2. Diện thừa kế dựa trên quan hệ hôn nhân 36
2.1.3. Diện thừa kế dựa trên quan hệ nuôi dưỡng 42
2.2. Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành 47
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất 47
2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai 50
2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba 52
2.3. Những trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành 54
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN 57
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế giai đoạn từ
năm 2007 đến nay 57
3.2. Thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa
Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng 60
3.3. Nguyên nhân của thực trạng qua thực tiễn xét xử tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng 67
3.4. Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật
về diện và hàng thừa kế 71
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLDS : Bộ luật dân sự
Luật HNGĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ 3.1 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Biểu đồ 3.2 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Biểu đồ 3.3 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Biểu đồ 3.4 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
5. Biểu đồ 3.5 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
6. Biểu đồ 3.6 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời kỳ đầu của xã hội công xã nguyên thủy con người buộc phải sống co cụm lại theo kiểu bầy đàn để duy trì cuộc sống bởi vì công cụ sản xuất còn lạc hậu, của cải họ làm ra chưa nhiều, chế độ tư hữu chưa xuất hiện. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập đặt ra với mỗi quốc gia. Kéo theo nó là sự phát triển càng ngày càng nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội. Của cải làm ra ngày một nhiều hơn, sở hữu đối với mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng lên. Mỗi người trong xã hội không phải chỉ muốn có nhiều tiền mà còn muốn để lại “chút vốn” cho con cháu sau khi chết. Chính vì vậy, vấn đề thừa kế được đặt ra. Là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu Thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng như pháp luật dân sự của hầu hết các nước trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển nhanh chóng, năng động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt ngày nay các quan hệ tài sản ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Chế độ tư hữu về tài sản cũng theo đó mà phát triển, quyền sở hữu của cá nhân ngày càng được mở rộng và nhất là tài sản của họ ngày càng có giá trị lớn. Trước đây tài sản chỉ có giá trị nhỏ thậm chí rất nhỏ, việc tranh chấp tài sản có nhưng không nhiều. Ngoài ra, vấn đề giữ gìn tình cảm gia đình, họ hàng còn được quan tâm đến, thế nhưng hiện nay khi quan hệ sở hữu tài sản phát triển vấn đề đạo đức vẫn được quan tâm đặt ra nhưng nhiều khi vì mối lợi “kếch xù” mà tài sản tranh chấp mang lại dường như người ta đã không mấy quan tâm tới tình cảm anh em họ hàng khi những thứ xung quanh tưởng chừng chẳng có mấy giá trị bỗng “tự nhiên” lại được trở thành “bạc tỷ”. Còn rất nhiều những vấn đề tranh chấp thừa kế khác diễn ra hàng ngày. Trải qua các giai đoạn phát triển, chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam ngày càng
hoàn thiện. Những quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự(BLDS) năm 2005 là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý nhân loại, kế thừa tất cả những thành quả của những quy định về thừa kế trong nền văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của những tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế. Tòa án ngày càng nhận được nhiều đơn khởi kiện chia di sản thừa kế. Thực tế còn nhiều quy định về thừa kế chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của mỗi người dân chưa cao, việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất giữa các cấp Tòa án đã khiến cho những tranh chấp về thừa kế kéo dài còn bỏ sót những người trong diện và hàng thừa kế.
Từ những khó khăn, vướng mắc kể trên của tình hình thực tế. Tác giả chọn đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Từ việc nghiên cứu những quy định trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế tác giả sẽ phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ để thấy được những thay đổi của quy định trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. Đồng thời, tác giả so sánh những quy định về diện và hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam với một số nước và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, chế định thừa kế đã được quy định trong các bộ luật cổ như: Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, Dân luật Bắc kỳ…Kế thừa những quy định đó Bộ Luật Dân sự năm 2005, dành hẳn phần thứ tư gồm 4 chương, 56 Điều từ Điều 631 đến Điều 687 để quy định về vấn đề thừa kế. Là một trong những chế định quan trọng của BLDS năm 2005, chế định thừa kế đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; Tác phẩm "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Phó giáo