Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Của Một Số Nước Trên Thế Giới

nhân, tổ chức chỉ tham gia quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc.

1.1.3. Người thừa kế

Người thừa kế là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức nhưng người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệ hôn nhân, gia đình hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Giữa người để lại di sản và người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau. Người thừa kế có quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế, đồng thời họ phải gánh vác những nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản.

Điều 635 BLDS năm 2005 quy định chỉ những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới có năng lực hưởng thừa kế. Tuy nhiên, đối với những người sắp sinh ra pháp luật cũng quy định họ cũng có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế (lúc người để lại di sản chết) họ đã thành thai. Nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng di sản thừa kế.

Pháp luật quy định: Người thừa kế đang là thai nhi nếu sinh ra sau khi mở thừa kế và phải còn sống. Thực tế khó xác định được như thế nào là sinh ra và còn sống. Tại Điều 23, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ Trẻ chết sơ sinh [11].

Do vậy, có thể coi trường hợp này nhà nước chưa quản lý về hộ tịch của đứa trẻ dưới một ngày. Như vậy có thể hiểu rằng, đứa trẻ sinh ra sau một ngày thì coi như là còn sống.

Có quan điểm cho rằng, một đứa trẻ sinh ra phải có những căn cứ pháp lý, đó là giấy khai sinh mới được coi là một cá nhân trong xã hội. Thực tế, ở nhiều gia đình do không có điều kiện nên chưa làm giấy khai sinh được thì đứa trẻ sinh ra được coi là một cá nhân trong xã hội hay chưa? Có được thừa kế hay không? Thông thường một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời đã là một con người trong xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà không thừa nhận sự tồn tại của chúng trong xã hội. Vấn đề này cũng cần được quy định cụ thể để tránh hiểu lầm và có căn cứ áp dụng pháp luật thống nhất.

Hiện nay pháp luật đã thừa nhận sinh con bằng phương pháp khoa học kéo theo vấn đề phải xác định người thừa kế. Theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;


Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam - 3

- Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;


- Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

Khoản 2, Điều 21, Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao

giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

Như vậy, kéo theo vấn đề xác định cha cho con trong trường hợp này. Theo khoản 4, Điều 21, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng bị chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người chồng để lại sau khi qua đời thì theo các quy định của pháp luật hiện hành, kể từ thời điểm người chồng chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt (Điều 65, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014). Vì thế, việc nhận cha cho con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 88 của luật Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân… [28].

Đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết thì về nguyên tắc, người chồng được xác định là cha của đứa trẻ. Trường hợp đứa trẻ sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con (khoản 3, Điều 102, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014). Sau khi làm thủ tục xác nhận cha, người chồng mới được pháp luật thừa nhận là cha của đứa trẻ sinh ra.

Người hưởng thừa kế theo di chúc còn có thể là các cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì mới được hưởng di sản.

Nếu như pháp luật quy định người thừa kế có quyền hưởng di sản thì cũng thừa nhận việc người thừa kế có quyền từ chối hưởng di sản. Quyền từ chối này không được nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì họ phải thể hiện ý chí từ chối đó bằng hình thức văn bản trong thời gian luật định và phải báo cho những người thừa kế khác cũng như cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật quy định về việc họ từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế cũng có thể từ chối quyền thừa kế theo di chúc là không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật và ngược lại. Như vậy tất cả những người được hưởng di sản thừa kế hay chỉ một số ngời đủ điều kiện mới có quyền từ chối nhận di sản? Trường hợp người thừa kế chưa đủ 18 tuổi thì sẽ xử lý như thế nào? Đây là trường hợp cần quan tâm và quy định cụ thể hơn theo hướng muốn từ chối nhận di sản thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.

1.2. Diện và hàng thừa kế

1.2.1. Khái quát chung về diện và hàng thừa kế

* Diện thừa kế

Diện thừa kế là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa kế, tuy nhiên vấn đề này lại chưa được các nhà làm luật quy định cụ thể, chi tiết trong luật. Khái niệm diện thừa kế chỉ được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Còn luật thực định từ trước đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. BLDS năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 chưa có nội dung nào quy định về khái niệm diện thừa kế là gì và diện thừa kế bao gồm những ai? Đây là một vấn đề cần được khắc phục trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt

Nam. Để hiểu về diện thừa kế chúng ta phải tìm hiểu xung quanh các quy định của pháp luật để rút ra khái niệm.

Theo các tác giả của giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội khái niệm diện thừa kế được hiểu là "phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật" [41, tr.266].

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết trong “Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” của tác giả được hiểu diện thừa kế là phạm vi những người được pháp luật xác định nằm trong diện có thể được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các khái niệm đã phản ánh đầy đủ nội dung cũng như bản chất của diện thừa kế. Diện thừa kế chỉ được đặt ra trong trình tự thừa kế theo pháp luật. Mà pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển xã hội. Vì thế ở mỗi một chế độ xã hội nhất định mà phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật lại được quy định ở diện rộng hẹp khác nhau.

Ở xã hội nào những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật đều có đặc điểm chung là những người thân thích gần gũi với người để lại di sản thừa kế và do quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối. Pháp luật mỗi thời kỳ quy định khác nhau về phạm vi những người được hưởng di sản do đó kéo theo diện thừa kế theo pháp luật cũng được xác định rộng, hẹp khác nhau tùy vào từng giai đoạn lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, trước năm 1945 dưới thời Phong kiến tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc xác định diện thừa kế. Địa vị của người vợ trong quan hệ gia đình luôn bị đẩy xuống bậc thứ yếu so với các con và người chồng trong những quan hệ xã hội thông thường và ngay cả trong quan hệ thừa kế.

Ngược lại với bản chất pháp luật thời kỳ phong kiến, pháp luật thừa kế dưới chế độ mới ở nước ta đã được thể hiện rõ bản chất. Ngay trong bản

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Điều 9, Hiến pháp 1946 quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" [20], trong đó người vợ có quyền thừa kế như những người con khác khi chồng chết trước. Đặc biệt, khi sắc lệnh số 97-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 được ban hành, diện thừa kế theo pháp luật theo tinh thần của Điều 10 và Điều 11 bao gồm: con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản.

Như vậy, diện thừa kế theo pháp luật dưới chế độ mới ở nước ta kể từ năm 1945 đến nay luôn được xác định trên ba mối quan hệ với người để lại di sản.

- Những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản;

- Những người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản;

- Những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.

Một người có thể trở thành người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của người chết thì giữa họ phải có mối quan hệ nhất định khi người để lại di sản còn sống. Mối quan hệ này là sợi dây ràng buộc họ bởi quyền của người này và nghĩa vụ của người kia hoặc là bổn phận và trách nhiệm giữa họ khi người để lại di sản còn sống. Những mối quan hệ được bắt nguồn từ sâu xa của giá trị đạo đức truyền thống cùng sự phù hợp với pháp luật của một chế độ xã hội nhất định.

Theo BLDS hiện hành thì những người thuộc diện thừa kế gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, diện thừa kế bao gồm các cá nhân còn sống có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản được

tính đến thời điểm mở thừa kế của người đó và những cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Phạm vi những cá nhân thuộc diện thừa kế được xác định theo số người được pháp luật chỉ định trong các hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

* Hàng thừa kế

Khác với thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật phải xác định được người thuộc diện thừa kế là ai? Nhưng không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế như nhau, mà theo mức độ quan hệ với người để lại di sản thừa kế, pháp luật phân những người thuộc diện thừa kế thành các hàng thừa kế.

Hàng thừa kế là những nhóm, người thừa kế được pháp luật xếp trong cùng một hàng. Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực, đảm bảo để những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, hoặc do không có quyền hưởng di sản; hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khái niệm hàng thừa kế là gì cũng không được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của Việt Nam và cũng chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm chính xác, đầy đủ thể hiện rõ nội dung của hàng thừa kế.

Điều 676 BLDS năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật được sắp xếp theo ba hàng thừa kế được sắp xếp dựa trên cơ sở mức độ thân thích với người để lại di sản. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất và hàng thứ hai đều có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng với người để lại di sản, giữa họ đều có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giám hộ và đại diện đương nhiên của nhau khi thỏa mãn các điều kiện phải giám hộ cho nhau nhất định. Những người thừa kế ở hàng thứ ba được cơ cấu gồm nhiều thế hệ và

nhiều bậc trên dưới khác nhau theo quan hệ huyết thống nhưng giữa họ không có sự ràng buộc về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.

Tóm lại nguyên tắc phân chia di sản tuân theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn, Thừa kế theo trật tự hàng mang tính tuyệt đối. Pháp luật thừa kế của Việt Nam luôn đứng trên tinh thần bảo vệ quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng. Tuy vậy tính ưu tiên trong quan hệ thừa kế đó là những người thừa kế nằm trong mối quan hệ trực hệ với người để lại di sản. Trong mối quan hệ trực hệ thì người nào gần nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản hơn cả.

1.2.2. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nước trên thế giới

Trên thế giới mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng tồn tại vài hệ thống pháp luật khác nhau. Nhưng trong tất cả các hệ thống pháp luật đó có hai hệ thống pháp luật có tính chất kinh điển và ảnh hưởng lớn nhất đó là truyền thống pháp luật lục địa (Civil law) và truyền thống pháp luật án lệ (Com mon law). Trong truyền thống pháp luật lục địa, cơ sở pháp luật dân sự là luật La Mã (Roman law), luật dân sự bắt nguồn trước tiên từ các nước châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Italia... các nước đã từng là thuộc địa của các nước này (như Việt Nam) sau đó được thừa nhận ở hệ thống pháp luật phương Tây như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, bên cạnh đó, ở một số nước truyền thống luật án lệ cũng tồn tại BLDS, đó là Bang Québec (Canađa) và Bang Lowssiana (Hoa kỳ). Chính vì vậy, khi nghiên cứu PLVTK của một số nước trên thế giới, luận văn chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định, cụ thể: BLDS Pháp với ý nghĩa là BLDS điển hình trên thế giới. BLDS Thái Lan, Nhật Bản là những quốc gia châu á gần gũi với Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023