nhiều. Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho người dân Điện Biên.
Biểu đồ 3.2: Thống kê số thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên năm 2017
Thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên hoạt động khá sôi động tại thành phố Điện Biên Phủ và Huyện Điện Biên số lượng thửa đất tham gia hoạt động thế châp khá nhiều, gấp hơn 4 lần so với trung bình các thửa đất tham gia hoạt động thế chấp những huyện còn lại.
Tại các điểm khác như thị xã Mường Lay, Huyện Tuần Giáo, Huyện Tủa Chùa, Huyện Mường Ẳng số lượng thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất cũng chỉ ở mức thấp. Nhất là ở một số huyện biên giới, vùng sâu vùng xa như Mường Nhé, Mường Chà và Điện Biên Đông số lượng thửa đất tham gia hoạt động thế chấp này là rất thấp so với tổng số lượng thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.
Nguyên nhân, thành phố Điện Biên Phủ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Điện Biên. Bao quanh thành phố Điện Biên phủ là huyện Điện Biên, có diện tích rộng, dân cư đông. Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, là nơi tập trung dân cư đông đúc có dân trí cao, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp... Vì vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng khá nhiều. Ngoài ra tại khu vực này, có rất nhiều ngân hàng tập trung, cùng với tuyên truyền và trình độ dân trí tốt người dân dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu thế chấp vay vốn.
Tại các khu vực khác, dân cư thưa thớt, dân cư chủ yếu là người dân tộc sống tại vùng sâu vùng xa, biên giới. Dân trí thấp, khả năng tiếp cận kém. Người dân nơi đây chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vay vốn ít. Ngoài ra, do ít được hiểu biết về hoạt động thế chấp nên tâm lý còn sợ hãi, ngại tiếp xúc vay vốn tại ngân hàng. Dẫn đến, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại những khu vực này không nhiều, số lượng thửa đất tham gia hoạt động thế chấp cũng ít.
3.3.2.4.Định giá tài sản thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.
Công tác định giá ngân hàng có thể được coi là công việc quan trọng nhất, tốn nhiều thời gian thực hiện và kết quả định giá luôn là vấn đề được tất cả các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Quá trình này không chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật thuần túy mà có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng.
Quy trình thẩm định giá bất động sản của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên:
-Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm từ cán bộ tín dụng, kiểm tra tính hợp pháp của tài sản
-Hẹn lịch đi định giá cùng khách hàng (đến nơi bất động sản, chụp ảnh lưu hồ sơ, tham khảo giá khu vực đó, …)
-Kiểm tra thông tin thu thập được bằng các nghiệp vụ riêng của Ngân hàng quy định (tìm kiếm trên mạng, đánh giá khả năng phát triển tăng hoặc giảm giá của bất động sản, so sánh với các tài sản khác….)
-Lập báo cáo, biên bản định giá
-Lập bộ hồ sơ hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo.
Sau khi định được giá tài sản, ngân hàng sẽ xét đến những thông tin khác như khả năng giá trị tăng lên hay giảm giá của bất động sản, khả năng phát mại của tài sản, thu nhập cố định của hộ gia đình cá nhân, tổ chức đến thế chấp... để quyết định mức vốn cho vay.
Bảng 3.5: Tổng giá trị tài sản tham gia hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các năm 2013-2017
Đơn vị: Triệu đồng
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tài sản thế chấp là QSDĐ | 4.226.215,7 | 4.037.412,3 | 5.733.687,5 | 7.386.194,9 | 9.521.567,8 |
Tài sản thế chấp bằng động sản | 603.088,7 | 557.942,0 | 663.515,3 | 717.524,3 | 747.263,2 |
Tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá | 25.299,5 | 26.441,6 | 49.075,9 | 75.856,9 | 70.015,1 |
Tài sản thế chấp khác | 3.065.696,5 | 1.129.940,8 | 1.133.207,5 | 1.108.493,5 | 1.050.549,4 |
Tổng | 7.920.300,4 | 5.751.736,7 | 7.579.486,2 | 9.288.069,5 | 11.389.395,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Tỉnh Điện Biên:
- Đánh Giá Kết Quả Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Điện Biên
- Chủ Thể Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Điện Biên.
- Các Hình Thức Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Điện Biên.
- Thống Kê Số Lượng Trường Hợp Bị Xử Lý Tài Sản Chấp Quyền Sử Dụng Đất Để Thu Hồi Nợ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
- Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Báo cáo kiểm kê hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên)
Giá trị tài sản thế chấp bằng bất động sản năm 2013 chiếm 53,4% tổng số tải sản thế chấp; Năm 2014 chiếm 70,2%; Năm 2015 chiếm 75,6%; Năm 2016 chiếm 79,5% tổng số tài sản thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.
Qua bảng trên ta có thể thấy nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao. Điều này này cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân Điện Biên ngày càng nhiều. Thể hiện một vùng phát triển kinh tế đầy triển vọng. Đời sống sinh hoạt của người dân ngày một cải thiện. Cùng với đó là nền dân trí tại tỉnh miền núi Tây Bắc này cũng đang ngày càng được nâng cao.
Năm 2013 lượng tài sản thế chấp là bất động sản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, đã chiếm tỉ trọng đến 89%, năm 2014 lên đến 90%, năm 2015 là 89%, năm 2016 chiếm đến 89,3%, năm 2016 chiếm đến 83,6% tổng số tài sản bảo đảm so với tài sản bảo đảm khác.
Nguyên nhân để thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên có tầm quan trọng lớn, thứ nhất vì bất động sản có giá trị lớn, khi thế chấp tại ngân hàng thương mại tài sản được xác định giá trị cao, dễ dàng để người dân có thể vay được số vốn lớn phục vụ cho những mục đích của mình.
Thứ hai, do đất đai là tài sản bất động, không bị mất giá hay mai một theo thời gian như những tài sản có giá trị khác. Khi người dân có đầy đủ các giấy tờ hợp lý, ngân hàng cũng yên tâm hơn về tài sản bảo đảm này để cho vay. Không giống như các tài sản khác, ngân hàng không cần yêu cầu họ mua bảo hiểm cũng như bảo đảm được khoản vay trong trường hợp người dân không trả được nợ.
Vì vậy, trong các trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liều trên đất để vay vốn và thế chấp tài sản khác để vay vốn. Thì thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để vay vốn sẽ là tối ưu hơn để người dân vay được số tiền lớn cũng như bảo đảm yên tâm cho bên ngân hàng. Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên có tầm quan trọng lớn và diễn ra khá phổ biến.
Càng về những năm gần đây, giá trị tài sản thế chấp là bất động sản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ngày càng tăng cao. Do tỉnh Điện Biên ngày cùng phát triển về kinh tế và xã hội dẫn đến giá trị bất động sản tăng lên nhanh chóng, ngoài ra nhu cầu vay vốn của người dân cũng ngày một nhiều hơn để phục vụ cho những mục đích phát triển cũng như sinh hoạt của mình.
Điều này cho thấy, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên là rất quan trọng, đây hoạt động thương mại diễn ra khá phổ biến trong các giao dịch bảo đảm. Tạo nên nguồn vốn lớn giúp cho người dân Điện Biên có thê nhiều cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao cải thiện đời sống hiện đại hơn.
65
Bảng 3.6 : Giá trị quyền sử dụng đất tham gia hoạt động thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo từng đơn vị hành chính giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị hành chính | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | ||||||
Tổng giá trị QSDĐ thế chấp | Giá trị trung bình của một QSDĐ | Tổng giá trị QSDĐ thế chấp | Giá trị trung bình của một QSDĐ | Tổng giá trị QSDĐ thế chấp | Giá trị trung bình của một QSDĐ | Tổng giá trị QSDĐ thế chấp | Giá trị trung bình của một QSDĐ | Tổng giá trị QSDĐ thế chấp | Giá trị trung bình của một QSDĐ | ||
1 | Thành phố Điện Biên Phủ | 2.333.420,5 | 902,0 | 1.674.472,8 | 1214,3 | 2.643.258,3 | 1.462,8 | 3.322.258,2 | 1.561,2 | 4.278.052,8 | 1.690,9 |
2 | Thị xã Mường lay | 107.533,0 | 431,9 | 99.621,6 | 354,5 | 172.673,7 | 520,1 | 202.606,0 | 471,2 | 271.808,5 | 626,3 |
3 | Huyện Điện Biên | 580.665,0 | 404,9 | 934.575,0 | 682,7 | 1.287.533,0 | 718,1 | 1.791.301,0 | 826,6 | 2.429.911,0 | 973,1 |
4 | Huyện Tuần Giáo | 245.078,8 | 555,7 | 264.292,3 | 592,6 | 437.192,4 | 809,6 | 706.434,0 | 1.083,5 | 955.316,5 | 1.378,5 |
5 | Huyện Mường Nhé | 38.585,0 | 406,2 | 55.206,2 | 342,9 | 73.225,7 | 423,3 | 79.376,3 | 451,0 | 91.297,0 | 501,6 |
6 | Huyện Mường Chà | 126.135,0 | 548,4 | 155.845,0 | 677,6 | 182.500,0 | 822,1 | 213.350,0 | 856,8 | 263.500,0 | 990,6 |
7 | Huyện Điện Biên Đông | 82.638,0 | 635,7 | 86.094,0 | 662,3 | 84.694,0 | 742,9 | 92.884,0 | 755,2 | 104.194,0 | 739,0 |
8 | Huyện Tủa Chùa | 184.585,0 | 735,4 | 258.845,0 | 784,4 | 319.035,0 | 809,7 | 454.510,0 | 935,2 | 565.695,0 | 1.019,3 |
9 | Huyện Mường Ảng | 527.575,4 | 933,8 | 508.460,4 | 931,2 | 533.575,4 | 879,0 | 523.475,4 | 8.44,3 | 561.793,0 | 794,6 |
Tổng | 4.226.215,7 | 706,5 | 4.037.412,0 | 828,7 | 5.733.687,5 | 958,49 | 7.386.195,0 | 1.050,5 | 9.521.567,8 | 1.189,5 |
(Báo cáo kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)
Năm 2017, trung bình mỗi thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên có thể vay được số tiền trị giá khoảng 1.189,5 triệu đồng. Điều này cho thấy giá trị tài sản thế chấp cũng ở mức khá cao.
Trong đó, tại thành phố Điện Biên Phủ, trung bình mỗi thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên có thể vay được số tiền trị giá khoảng 1.561,2 triệu đồng. Là nơi đối tượng thế chấp tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất vay được số vốn cao nhất so với các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Nguyên nhân là do thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm văn hóa, chính trị cũng như kinh tế của tỉnh Điện Biên. Nơi tập trung nhiều dân cư, kinh tế phát triển. Đất ở chủ yếu là đất ở đô thi, đất sản xuất kinh doanh nằm ở vị trí đắc địa có giá trị lớn. Ngoài ra, nơi đây tập trung dân cư chó dân trí cao hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế có nhu cầu vay vốn không nhỏ.
Tại thị xã Mường Lay và huyện Mường Nhé trung bình vốn vay trên một thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên đạt giá trị lần lượt là 471,2 triệu đồng và 451,0 triệu đồng. Hai huyện này có giá trị vốn vay thấp nhấp so với các huyện khác trên toàn tỉnh.
Nguyên nhân là do huyện biên giới, tình trạng kinh tế còn nghèo, dân trí thấp tập trung chủ yếu phát triển nông nghiệp, dân cư còn thưa thớt dẫn đến tình trạng giá đất tại hai địa phương này thấp, dẫn đến giá trị vốn vay khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại hai địa phương này là không cao.
Tại các huyện còn lại trung bình giá trị vốn vay được trên mỗi thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên đạt ở mức trung bình.
Trong định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, đối với đất ở và đất sản xuất kinh doanh có giá trị cao, có khả năng tăng giá, khả năng phát mại cao, ngoài ra bên thế chấp có thể chứng minh thu nhập ổn định thì bên thế chấp có thể nhận được khoản vốn cho vay 65~95% giá trị bất động sản thế chấp tại ngân hàng.
Đối với đất nông nghiệp, giá trị thấp, khả năng tăng giá thấp, phát mại khó, ngân hàng rất khó tính trong các trường hợp cho vay thế chấp bằng đất nông nghiệp. Với một số trường hợp chứng mình được thu nhập ổn định, đất có khả năng phát mại cao ngân hàng cũng chỉ cho vay khoản vốn khoảng 40~50%
Một số trường hợp cụ thể: Ông Phạm Việt Dũng thế chấp quyền sử dụng đất thửa là đất ở, tại số nhà 19, tổ 3 Phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Mảnh đất này của ông được định giá đất và tài sản trên đất là nhà 3 tầng kiên cố có giá trị 3 tỉ 8 trăm triệu đồng. Qua quá trình xem xét ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên quyết định cho ông Phạm Việt Dũng vay số tiền bằng 60% giá trị thửa đất thế chấp. Số tiền mà ông Phạm Việt Dũng vay được khi thế chấp thửa đất tại số nhà 19, tổ 3 Phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên là 2 tỉ 3 trăm triệu đồng.
Ông Vừ A Chải thế chấp quyền sử dụng đất thửa là đất trồng lúa, tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Mảnh đất này của ông được định giá 50 triệu đồng. Qua quá trình xem xét ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên quyết định cho ông Vừ A Chải vay số tiền bằng 40% giá trị thửa đất thế chấp. Số tiền mà ông Vừ A Chải vay được khi thế chấp thửa đất trồng lúa, tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là 20 triệu đồng.