Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 3

trước nếu không xác định được phần của ai đóng góp bao nhiêu thì về nguyên tắc cũng được chia đôi, phần của người chết được xác định là di sản thừa kế. Nếu xác định được phần đóng góp của từng bên thì chia theo tỷ lệ phần trăm các bên đóng góp.

Đối với những tài sản mà góp vốn làm ăn vào các Doanh nghiệp, Hợp tác xã đối với cá nhân thì sẽ căn cứ theo thoả thuận hoặc theo Điều lệ Doanh nghiệp Có nhiều trường hợp chỉ một bên vợ hoặc một bên chồng đứng tên tài sản góp vốn vì vậy khi giải quyết cần xem xét đây là tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ chồng. Khi đó tài sản có được thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người, nếu một trong số những người đó chết thì di sản của người chết còn bao gồm cả phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

Đối với tài sản chung của cha mẹ và các con tuỳ thuộc vào sự đóng góp cụ thể của các thành viên để xác định. Khi xác định được phần tài sản của người chết thì phần tài sản đó sẽ trở thành di sản thừa kế.

1.1.3. Người để lại di sản thừa kế

Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản thuộc sở hữu của mình, pháp luật thừa kế quy định người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân. Cơ quan, tổ chức hay nhà nước không thể là người để lại di sản thừa kế.

Điều 631 BLDS năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật" [6].

Như vậy, quyền thừa kế là quyền cơ bản của con người, cá nhân có quyền định đoạt số phận của những tài sản thuộc sở hữu của mình. Mỗi cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, cho người khác hưởng số tài sản đó sau khi cá nhân đó chết hoặc nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế.

Điều 632 BLDS năm 2005 còn quy định: "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác" [6]. Như vậy, bất cứ người nào có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình đều có quyền định đoạt khối tài sản đó theo ý chí của bản thân mà không hề có sự phân biệt chức vụ, địa vị, đẳng cấp.

BLDS năm 2005 ghi nhận quyền định đoạt tài sản của người chết thông qua việc lập di chúc để chỉ định thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Khi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt có quyền để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai có thể là người có quan hệ thân thích hoặc không có quan hệ thân thích, có thể để lại tài sản cho người thừa kế là cá nhân hay tổ chức thậm chí là cả nhà nước. Pháp luật về thừa kế còn cho phép người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó cho dù họ có đủ các điều kiện để có thể thừa kế tài sản theo pháp luật.

Tuy vậy, quyền định đoạt tài sản thuộc ở hữu của mình không phải là quyền tuyệt đối của người lập di chúc. BLDS 2005 tại Điều 669 quy định trường hợp “những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Theo đó, nếu như những người được liệt kê tại Điều 669 không được người lập di chúc cho hưởng tài sản của họ hoặc cho hưởng ít hơn hai phần ba một suất thì pháp luật quy định họ vẫn được hưởng hai phần ba một suất nếu di sản được chia theo pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Pháp luật dân sự còn quy định vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung cho người thừa kế.

Ngoài những quyền trên pháp luật dân sự còn quy định người để lại di sản có quyền lập di chúc để truất quyền hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 648 BLDS năm 2005.

Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 3

1.1.4. Người thừa kế

Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế mà nười chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật hay là người vừa nhận di sản thừa kế theo di chúc, vừa nhận di sản thừa kế theo pháp luật.

Điều 635 BLDS năm 2005 quy định: “Người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan tổ chức thì phải là cơ quan tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” [6].

Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có quan hệ thân thuộc hay chẳng có quan hệ gì với người để lại di sản. Còn người thừa kế theo pháp luật lại chỉ có thể là cá nhân và phải thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế theo di chúc là cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản theo sự định đoạt trong di chúc mà người để lại di sản thừa kế đã lập. Người thừa kế theo di chúc là những người có tên được xác định trong di chúc của người để lại di sản. Vì người thừa kế theo di chúc được xác định theo ý chí của người để lại di sản nên họ có thể là một chủ thể bất kỳ không bị giới hạn bởi bất kỳ một phạm vi nào miễn là họ được người để lại di sản chỉ định trong di chúc.

Người thừa kế theo pháp luật là những người được hưởng di sản của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Người thừa kế theo pháp luật chỉ được chia phần di sản thừa kế của người chết để lại khi người đó không lập di chúc hoặc phần di sản không được người lập di chúc định đoạt. Việc pháp luật dân sự xác định những người thừa kế theo pháp luật cũng là để dự liệu cho những trường hợp mà người có tài sản không định đoạt tài sản của họ bằng di chúc hoặc họ đã lập di chúc nhưng di chúc không có giá trị pháp lý. Để đảm bảo quyền lợi cho

những người có mối quan hệ thân thích với người để lại di sản, pháp luật về thừa kế đã xác định người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân thuộc diện và hàng thừa kế của người để lại di sản.

Pháp luật dân sự cũng chỉ rõ rằng cá nhân hưởng di sản thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểmsau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi ngườiđể lại di sản chết. Nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, để xác định đứa trẻ là sinh ra còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng để xác định một đứa trẻ là sinh ra còn sống thì chỉ cần nó cất tiếng khóc chào đời là đứa trẻ đó đã được xác định là sinh ra còn sống. Có quan điểm khác lại cho rằng không thể xác định đứa trẻ cứ cất tiếng khóc chào đời sau đó chết là đứa trẻ sinh ra còn sống và có quyền nhận di sản thừa kế, đứa trẻ được coi là sinh ra còn sống phải còn sống trong một khoảng thời gian nhất định thì mới thuộc trường hợp được hưởng thừa kế mà người chết để lại. Vậy trường hợp nào thì được coi là đửa trẻ sinh ra còn sống? Pháp luật hiện hành không có văn bản nào quy định rõ thế nào là đứa trẻ sinh ra còn sống. Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch quy định: nếu thai nhi sinh ra chết sau một ngày vừa phải khai sinh và vừa phải khai tử [13]. Đến nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 quy định tại Điều 23 như sau: Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh" [17].

Với những quy định của Pháp luật hiện hành thì những đứa trẻ sinh ra và chết trong thời gian một ngày thì không phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Như vậy, có thể hiểu trường hợp này nhà nước chưa quản lý về hộ tịch của đứa trẻ dưới một ngày tuổi. Chúng ta có thể hiểu, đứa trẻ sinh ra sau một ngày thì có coi như là còn sống được không? Thiết nghĩ để bảo đảm quyềnlợi cho người thừa kế là trẻ sơ sinh nên chăng cần quy định cụ thể việc xác định một đứa trẻ sinh ra bao lâu được coi là còn sống.

Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc còn có thể là các cơ quan, tổ chức, pháp luật thừa kế cũng quy định điều kiện để cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thừa kế. Theo đó, cơ quan tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì mới được hưởng di sản do người chết để lại theo di chúc. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Với quy định này thì có thể xác định được ngay trường hợp nếu cơ quan, tổ chức đã chấm dứt sự tồn tại của mình vào thời điểm mở thừa kế thì không thể được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc và phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế của người chết.

Nếu như pháp luật quy định người thừa kế có quyền hưởng di sản thì cũng thừa nhận việc người thừa kế có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế được pháp luật dân sự ghi nhận tại Khoản 1 Điều 642 BLDS năm 2005 như sau: "Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác" [6].

Pháp luật cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản mà người chết để lại nhưng phải với điều kiện là việc từ chối nhận di sản không nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Như vậy, nếu như người thừa kế từ chối hưởng di sản với mục đích trốn tránh trách nhiệm của mình với người khác như để trốn tránh việc trả nợ người khác

thì sẽ vẫn phải nhận di sản thừa kế. Một lẽ tất nhiên là người thừa kế có quyền từ chối hưởng di sản nhưng không thể chỉ từ chối bằng miệng mà được chấp nhận. Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 642 BLDS năm 2005: “Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản..

Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế” [6].

Vì vậy, khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì người này phải thể hiện ý chí từ chối đó bằng hình thức văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác cũng như cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật quy định về việc họ từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế cũng có thể từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản theo pháp luật và ngược lại có thể từ chối hưởng di sản thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định người thừa kế nào có quyền từ chối nhận di sản. Tất cả những người được hưởng di sản thừa kế hay chỉ một số người đủ điều kiện mới được từ chối? Vậy trường hợp người dưới mười tám tuổi có quyền từ chối nhận di sản hay không? Nếu như pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì tất nhiên việc những người này có quyền từ chối hưởng di sản thừa kế là không thể bàn cãi nhưng đối với những người chưa đủ 18 tuổi thì sao? Thiết nghĩ, trong trường hợp này pháp luật cần phải có quy định cụ thể đối với người dưới 18 tuổi nên quy định nếu muốn từ chối hưởng di sản thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là quy định của BLDS năm 2005 về thời hạn có quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế. Theo quy định của BLDS năm 2005 thời hạn đó là 6 tháng. Nếu người thừa kế không từ chối nhận di sản sau 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế thì không có quyền từ chối nhận di sản thừa kế nữa. Với quy định này của BLDS năm 2005 còn có điểm chưa thực sự thuyết phục. Thực tế có nhiều trường hợp người để lại di sản chết mà người thừa kế không biết vì vậy không muốn nhận di sản nhưng lại không được quyền từ chối nếu như thời hạn pháp luật ấn định đã hết.

1.2. Diện và hàng thừa kế

1.2.1. Khái niệm diện thừa kế

Diện thừa kế chỉ được đặt ra trong trình tự thừa kế theo pháp luật mà BLDS năm 2005 lại không có quy định nào quy định thế nào là diện thừa kế. Để tìm hiểu khái niệm diện thừa kế chúng ta lại phải căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành về hàng thừa kế.

Theo giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội khái niệm diện thừa kế được hiểu là "phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật" [56].

Theo Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết trong cuốn “Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” thì khái niệm diện thừa kế được hiểu như sau: “Diện thừa kế là phạm vi những người được pháp luật xác định nằm trong diện có thể được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật”.

Với cách tiếp cận khái niệm diện thừa kế của các tác giả có thể nhận thấy diện thừa kế được xác định căn cứ vào phạm vi những người thừa kế thuộc hàng thừa kế.

Theo quan điểm của tác giả thì: diện thừa kế là phạm vi những người thừa kế nằm trong diện có thể được hưởng thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật bao gồm những người có một trong các mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc huyết thống với người để lại di sản.

Về diện thừa kế qua các quan hệ xã hội đều có một đặc điểm chung là chúng chủ yếu do các quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối. Do pháp luật mỗi thời kỳ quy định một cách khác nhau về phạm vi những người được hưởng di sản do đó diện thừa kế theo pháp luật cũng được xác định rộng, hẹp khác nhau tùy vào từng giai đoạn lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam thời phong kiến, dựa theo khuôn mẫu gia đình "tam, tứ đại đồng đường" là kiểu gia đình mở rộng, ba, bốn thế hệ chung sống dưới cùng một mái nhà. Do đó, diện thừa kế theo pháp luật được xác định hết sức rộng rãi, bao gồm toàn bộ những người thân thuộc của người chết mà không theo mức độ gần gũi. Theo sự ghi nhận của các bộ dân luật thời phong kiến thì tất cả những người thân thuộc của người chết dù xa hay gần, dù thân hay sơ đều thuộc diện thừa kế theo luật của người đó. Khi không còn ai bên nội tộc còn sống thì di sản được chuyển dịch sang bên ngoại. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, địa vị của người vợ bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với chồng và các con. Người chồng là chủ sở hữu toàn bộ khối tài sản kể cả tài sản hồi môn của người vợ đem về nhà chồng.

Nếu người chồng chết trước thì người vợ không có quyền thừa kế mà chỉ được hưởng hoa lợi, lợi tức trên khối tài sản của người chồng để lại và người vợ phải có nghĩa vụ trả nợ cho chồng mặc dù khoản nợ đó có thể lớn hơn giá trị di sản mà người chồng để lại. Nhưng nếu như người vợ chết trước thì người chồng có quyền quản lý, sử dụng khối tài sản đó với tư cách của chủ sở hữu. Sau năm 1945 với sự ra đời của Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" [20]. Chính quy định này của Hiến pháp năm 1946 mà các quy định về thừa kế ở nước ta cũng đã có những bước phát triển mới vì thế mà diện thừa kế cũng thay đổi theo. Theo đó, những người có quan hệ thân thích, gần gũi với người để lại di sản đều lần lượt được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024