Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 2

sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh – Trần Hữu Biền; Tác phẩm “Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình luận bản án” của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại; Tiến sĩ Phùng Trung Tập có tác phẩm “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” và gần đây là sự ra đời của sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam”. Ngoài ra, liên quan đến chế định thừa kế cũng có rất nhiều sinh viên, học viên chọn làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên của các tác giả có phạm vi rộng hơn, nghiên cứu hầu hết những quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với đề tài “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam”, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi hẹp hơn, đó là những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế từ đó chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật, bất cập còn tồn tại trong thực tế và đưa ra phương hướng hoàn thiện.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. So sánh những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế với quy định của một số nước về vấn đề này.

Thứ hai, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế đặc biệt là diện và hàng thừa kế từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn với tình hình thực tế.

4. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Liên quan đến lĩnh vực thừa kế đã có rất nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình. Có những tác giả nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi rộng lớn, bao quát toàn bộ những quy định của pháp luật về thừa kế. Vấn đề

thừa kế còn được một số tác giả nghiên cứu và viết thành sách. Có những tác giả chọn nghiên cứu về vấn đề thừa kế nhưng lại ở một phạm vi hẹp hơn như nghiên cứu về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hay các điều kiện có hiệu lực của di chúc…Những vấn đề này được nhiều người chọn làm đề tài tốt nghiệp đại học, hoặc luận văn thạc sỹ của mình.

“Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” không phải là đề tài mới. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, chọn làm luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.

Thứ nhất, qua nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, luận văn phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế theo các giai đoạn. Luận văn chỉ ra những ưu điểm và bất cập của pháp luận hiện hành về diện và hàng thừa kế đồng thời so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thứ hai, luận văn sẽ phân tích một số tình huống cụ thể liên quan đến những tranh chấp về thừa kế, về diện và hàng thừa kế và chỉ ra những bất cập trên thực tế về vấn đề này.

Thứ ba, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp khắc phục những bất cập liên quan đến diện và hàng thừa kế nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 2

5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về thừa kế mà chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế qua các thời kỳ đặc biệt tập trung phân tích các quy định về diện và hàng thừa kế quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. So sánh, đối chiếu những quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các văn bản ra đời trước như Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995. Luận văn nghiên cứu

pháp luật của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Iran để chỉ ra những đặc thù của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu một số sách chuyên khảo của một số tác giả nổi tiếng như sách của Tiến sỹ Phùng Trung Tập…và một số tài liệu liên quan khác.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – LêNin cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề này.

Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – LêNin kết hợp với phương pháp phân tích những quy định của pháp luật và liệt kê các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các số liệu thực tiễn để chứng minh cho vấn đề.

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về “Diện và hàng thừa kế” với những quy định của pháp luật nước ngoài để thấy được đặc thù của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, quy nạp, thống kê, khảo sát…để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 - Khái quát chung về thừa kế.

Chương 2 - Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương 3 - Thực trạng giải quyết những tranh chấp về diện và hàng thừa kế và phương hướng hoàn thiện.

Chương 1‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ


1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế.

1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế

Điều 58 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [19]. Quyền sở hữu, quyền thừa kế của mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể được nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý. Hiến pháp 1992 là văn bản có giá trị cao nhất của nhà nước Việt Nam, từ những quy định trong Hiến pháp mà quyền thừa kế được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật liên quan. Trước khi tìm hiểu khái niệm quyền thừa kế chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm thừa kế. Vậy thừa kế là gì? Theo Từ điển tiếng Việt: "Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho" [54]. Theo Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là: "Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống" [56].

Quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế là hai bộ phận không thể tách rời nhau, nó thường đi liền với nhau trong các quan hệ xã hội, quan hệ thừa kế phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, có quan hệ sở hữu thì sẽ có quan hệ thừa kế, và ngược lại có quan hệ thừa kế thì sẽ xuất hiện chế độ sở hữu. Như vậy, thừa kế luôn gắn với quan hệ sở hữu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người. Trong thời kỳ Công xã nguyên thủy, đã xuất hiện việc dịch chuyển tài sản của những người đã chết cho những người còn sống có quan hệ huyết thống. Đây là giai đoạn chưa xuất hiện nhà nước nên pháp luật chưa xuất hiện, đến cuối thời kỳ Công xã nguyên thủy mầm mống của nhà nước xuất hiện và đến khi nhà nước xuất hiện thì pháp luật ra đời. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội, đối

với các quan hệ về sở hữu và thừa kế thì mỗi một nhà nước thường hướng sự điều chỉnh của các quy phạm phạm luật theo hướng bảo vệ quyền lợi tuyệt đối của giai cấp thống trị và quyền thừa kế được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của mỗi nhà nước. Điều 674 BLDS năm 2005 quy định:

«Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định».

Với những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo các hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định và thừa kế theo pháp luật chỉ đặt ra trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản của mình bằng di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

Cũng theo quy định của BLDS hiện hành thì thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ. Với tính chất là một chế định pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế.

Điều 631 BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật[6].

Như vậy, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về thừa kế, về việc bảo vệ và dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống.

1.1.2. Di sản thừa kế

Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế cùng tồn tại song song trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, chỉ đạo, chi phối lẫn nhau, cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, quyền sở hữu luôn gắn liền với mỗi con người, được nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý, cá nhân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng…Khi người đó còn sống họ có quyền mang những tài sản thuộc sở hữu của mình ra sử dụng cho các mục đích của mình nghĩa là đưa những tài sản mình có ra lưu thông dân sự, kinh doanh thu lợi nhuận hay phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hoặc họ có thể lập di chúc để định đoạt những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của họ, để lại tài sản đó cho người khác, cũng có những trường hợp người có tài sản không định đoạt khối tài sản của mình bằng việc lập di chúc do đó khi họ chết đi khối tài sản mà họ có sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc diện và hàng thừa kế của họ theo quy định của pháp luật dân sự. Khi một người chết đi toàn bộ khối tài sản thuộc sở hữu của người đó sẽ được gọi là di sản thừa kế.

Điều 634 BLDS 2005 quy định: Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác[6].

Với quy định này của BLDS 2005 tuy ngắn gọn nhưng đã đầy đủ và rất chính xác. Bộ luật dân sự 2005 cũng đã có quy định cụ thể thế nào là tài sản. Tại Điều 163 BLDS 2005 quy định:"Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [6].

Theo đó, những tài sản thuộc quyền sở hữu của một người, kể cả các quyền tài sản sau khi chết sẽ trở thành di sản thừa kế. Những tài sản mà người đó để lại có thể là những tài sản vật chất hữu hình có thể nhìn thấy được, cầm nắm được như tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, nhà cửa… hay là những quyền tài sản của người đó. Theo quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, các quyền về tài sản đó là quyền đòi tài sản đã cho mượn, cho thuê, quyền chuộc lại tài sản đã cầm cố, quyền đối với tài sản đã thế chấp, đã bồi thường thiệt hại về tài sản, hưởng những quyền tác giả hoặc quyền chủ sở hữu văn bằng, sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, quyền tài sản gắn với nhân thân của người chết như tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu không được coi là di sản thừa kế.

Những tài sản của người chết để lại có thể là những tài sản riêng của người chết, có thể là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo lập ra bằng thu nhập hợp pháp như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số... Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, không hạn chế về số lượng và giá trị.

Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, tài sản riêng của vợ hoặc chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được

thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 và Điều 30 Luật HNGĐ năm 2000 đó là những trường hợp mà Luật HNGĐ năm 2000 cho phép vợ chồng chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân như chia tài sản chung để kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng; đồ dùng, tư trang cá nhân mà người đó không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của đời sống xã hội, quan hệ sở hữu, hình thức sở hữu ngày càng phong phú muôn màu, muôn vẻ. Một cá nhân không những có tài sản thuộc sở hữu riêng mà có thể còn có những phần tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Phần tài sản thuộc sở hữu chung này có thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản chung hợp nhất giữa vợ và chồng hay phần tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của người chết do góp vốn làm ăn với người khác.

Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" [24].

Những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này. Ông cha ta thường có câu “của chồng, công vợ” do đó rất khó để xác định công sức đóng góp của mỗi người trong việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng nên khi một bên chết trước về nguyên tắc được chia đôi, phần của người chết được xác định là di sản thừa kế.

Đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng hoặc hôn nhân bất hợp pháp thì coi như họ góp vốn làm ăn chung với nhau, khi một bên chết

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí