Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Những Quy Định Về Diện Thừa Kế Và Hàng Thừa Kế Theo Pháp Luật

Tại Bộ luật Dân sự năm 2005, vấn đề thừa kế thế vị đã có sự bổ sung, hoàn thiện hơn tại Điều 677 như sau:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27].

Như vậy, thừa kế thế vị theo Bộ luật Dân sự năm 2005 được hiểu là việc cháu hoặc chắt thay thế người cha hoặc người mẹ hoặc ông nội, ngoại hoặc bà nội, ngoại đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà hoặc các cụ để hưởng di sản của người là ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại chết sau hoặc chết cùng vào một thời điểm với cha, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại của cháu.

Ví dụ: Ông A chết năm 2000 không để lại di chúc. Cha mẹ và vợ ông A đều đã chết trước đó. Ông có 2 người con là B và C. B có 2 người con là D,

E. Tuy nhiên, B lại chết cùng thời điểm với ông A. Như vậy, D và E là cháu ông A được thay bố mình là B nhận 1/2 di sản thừa kế theo pháp luật do ông A để lại. Phần di sản mà D va E được nhận bằng phần di sản mà C được thừa kế.

Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị về bản chất không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng có liên quan mật thiết với thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết vào cùng một thời điểm với người để lại di sản. Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một suất thừa kế được chia theo pháp luật mà người được thừa kế theo hàng được hưởng nếu còn sống nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một

thời điểm với người để lại di sản. Trong ví dụ trên: Nếu ông A để lại khối di sản là 200 triệu đồng, D và E được thay bố mình là B nhận 1/2 di sản, tức là 100 triệu. Sau đó D và E chia đôi số di sản đã nhận thay cho bố, mỗi người được hưởng 50 triệu.

Quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt lại chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội, ngoại, tránh tình trạng di sản của ông bà nhưng các cháu không được hưởng, lại để cho ngươi khác hưởng. Như vậy, thừa kế thế vị bảo tồn được truyền thống và đạo lý trong quan hệ giữa những ngươi thân thuộc nhất của người để lại di sản đã và đang được thừa nhận ở Việt Nam.

Thừa kế thế vị không những chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ huyết thống mà còn phát sinh giữa những người chỉ có quan hệ nuôi dưỡng, yêu thương nhau. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con riêng của vợ hoặc của chồng với cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế theo pháp luật của nhau và các con của họ còn được thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này thể hiện tính nhân đạo nhằm giáo dục tình nhân ái trong quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, mặc dù giữa họ không có huyết thống. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế của đời sống xã hội.

Có thể nhận thấy, những căn cứ xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 như phân tích ở trên thể hiện rõ nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế và nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình - hai trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế Việt Nam. Xuất phát từ mục đích xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, trong đó mọi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

người thương yêu, giúp đỡ nhau, quy định về hàng thừa kế khoa học, phù hợp hơn đã giúp cho tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa những người trong gia đình được giữ vững và phát huy. Đặc biệt, sự mở rộng diện thừa kế theo số lượng hàng thừa kế, các quy định về hàng thừa kế liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, người già yếu, cô đơn… đã thể hiện bản chất nhân đạo và tiến bộ của pháp luật thừa kế nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, hợp lý như đã phân tích, những quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời để các quy định về diện và hàng thừa kế được hoàn thiện và sát thực hơn, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và giao lưu dân sự nói riêng.

Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 10

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN

VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 1995, tiếp đến là Bộ luật Dân sự năm 2005, chúng ta đã kế thừa truyền thống lập pháp của ông cha và học tập kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, do đó, xét về tổng thể Bộ luật Dân sự đã được xây dựng tương đối toàn diện và phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khắc phục phần nào những thiếu sót trước đây, nhiều lĩnh vực đã được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn, phản ánh trình độ và kỹ thuật lập pháp ở nước ta về lĩnh vực dân sự nói chung và lĩnh vực pháp thừa kế nói riêng đã đạt trình độ cao và phù hợp hơn với thực tế đời sống xã hội.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của loại quan hệ này, bên cạnh những quy định tương đối chi tiết, cụ thể so với hệ thống văn bản pháp luật về thừa kế trước đây, thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế, đặc biệt là việc áp dụng những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự 2005 cho thấy những quy phạm của chế định này vẫn còn những bất cập, chưa thực sự đáp ứng được những tình huống phát sinh của quan hệ thừa kế, các tranh chấp về thừa kế vẫn tiếp tục gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Do vậy, hoàn thiện Bộ luật Dân sự nói chung và các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Từ những vấn đề về lý luận, xã hội và thực tiễn, có thể khái quát việc hoàn thiện những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật xuất phát từ những yêu cầu sau:

3.1.1. Tác động của việc quản lý kinh tế của nước ta đến các giao lưu dân sự

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [15].

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, đang hình thành kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Do vậy, thời kỳ này còn tồn tại nhiều quan hệ sở hữu cùng phát triển như: Sở hữu Nhà nước, kinh tế tập thể, sở hữu tư nhân... Do các quan hệ sở hữu đang phát triển theo cơ chế thị trường nên pháp luật điều chỉnh những quan hệ này phải phù hợp với quá trình phát triển của các quan hệ sở hữu. Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 cần tiếp tục hoàn thiện các chế định, trong đó có chế định thừa kế để tạo cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn giao lưu dân sự.

Quá trình phát sinh, thay đổi các quan hệ dân sự gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sự hội nhập về kinh tế, văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Do đó, hoàn thiện các quy định về thừa kế nói chung, các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật nói riêng theo hướng phù hợp với kinh tế - xã hội nhưng vẫn phát huy tập quán và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, hướng đến bảo vệ quyền lợi những người trong dòng tộc.

Trong quá trình hội nhập về văn hóa, những truyền thống tốt đẹp trong nhân dân cần được giữ gìn và phát huy. Vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh các hành vi dân sự theo hướng chỉ dẫn cho các chủ thể tự nguyện thực hiện nghĩa vụ và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa giải. Đặc biệt, các tranh chấp về thừa kế sẽ ảnh hưởng đến tình cảm của những người thân thích, cho nên các quy định về thừa kế phải phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống, bản sắc văn hóa của nhân dân ta.

Dòng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta. Dòng họ trực tiếp giúp đỡ mọi người trong nội tộc sản xuất, kinh doanh thoát khỏi nghèo đói, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Vì vậy, trong quan hệ thừa kế cần thiết mở rộng hơn nữa diện và hàng thừa kế. Hiện nay, diện thừa kế được quy định đến đời thứ thứ năm, tuy nhiên, theo tập quán của người Việt Nam thì dòng họ gồm nhiều đời. Thông thường, những người thừa kế đời thứ năm, thứ sáu nếu là tôn trưởng vẫn có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, do vậy cho họ hưởng di sản là phù hợp với tập quán.

3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Trong những năm qua, do tác động của nền kinh tế thị trường, các tranh chấp dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong số đó, các tranh chấp về thừa kế chiếm một tỷ lệ đáng kể và chủ yếu xoay quanh việc chia di sản thừa kế. Đây là những tranh chấp chủ yếu đòi hỏi công bằng về quyền lợi, do đó đòi hỏi các cấp Tòa án có thẩm quyền phải xác định đúng những người được hưởng thừa kế và theo thứ tự ưu tiên nhất định, tránh trường hợp nhầm lẫn để đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự.

Một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định diện và hàng thừa kế. Nếu xác định sai về những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ không giải quyết dứt điểm vụ án. Ngoài việc xác định đúng người thừa kế theo pháp luật, Tòa án còn phải kết hợp hài hòa giữa thực tiễn và lý luận để có sự giải quyết linh hoạt, mềm dẻo, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền hưởng thừa kế.

Thực tế những năm gần đây, Tòa án nhân dân các cấp đã có những cố gắng nhất định trong việc bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn

bản pháp luật của các ngành có liên quan để giải quyết các tranh chấp thừa kế đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, còn nhiều quy định trong Bộ luật Dân sự chưa thực sự phù hợp với thực tế xã hội, do vậy, khi thi hành và áp dụng vẫn gặp vướng mắc. Những quy định đó đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các cấp Tòa án trong việc giải quyết những tranh chấp cụ thể, mặc dù các tranh chấp đó có nội dung tương tự như nhau. Những vướng mắc đó có thể khái quát ở các điểm sau:

3.1.2.1. Bất cập trong việc xác định tư cách đương sự, diện và hàng thừa kế khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế hoặc có liên quan đến thừa kế do sai sót của cơ quan xét xử

Thực tế nhiều năm qua, vấn đề này chưa được các cơ quan xét xử chú ý, thậm chí việc giám đốc án của Tòa án nhân dân tối cao cũng tập trung nhiều vào giải quyết vụ án mà đôi khi chưa đánh giá đầy đủ tính chất quan trọng của việc xác định tư cách đương sự trong các vụ án thừa kế hoặc các vụ án hình sự nhưng phần dân sự có liên quan đến diện những người thừa kế, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của của những người thuộc diện thừa kế.

Có thể thấy, pháp luật thừa kế nước ta từ trước đến nay chưa có quy định con dâu, con rể được thừa kế di sản của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vụ án lại có nguyên đơn là con dâu, con rể kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ với lý do người chồng, người vợ của người đi kiện đã chết nên họ là người thừa kế đương nhiên của người chồng, người vợ đó. Cách hiểu như vậy là không chính xác, bởi cần phân biệt tranh chấp thừa kế di sản của cha mẹ người chồng, người vợ đã chết chứ không phải xác định người chồng, người vợ còn sống được hay không được hưởng thừa kế của vợ hoặc chồng mình. Do vậy, cần hiểu rõ trong trường hợp bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ để lại di sản, nếu người chồng hoặc người vợ là con đẻ của người để lại di sản thì những người con của họ mới được hưởng quyền thừa kế thế vị của ông, bà nội, ngoại. Do hiểu không đúng, nhiều Tòa án

không đề cập đến người con của người vợ hoặc chồng đã chết hoặc nếu có đề cập nhưng lại xếp những người con đó vào tư cách là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong khi đó lại đưa người vợ hoặc chồng của người chết là nguyên đơn kiện chia thừa kế di sản của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ.

Một số Tòa án trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án thừa kế đã ghi lời khai của những người thừa kế, trong đó có từ chối hoặc nhường quyền thừa kế của mình cho một người thừa kế khác, thay vì cần đưa những người thừa kế đó tham gia tố tụng để Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận sự tự nguyện đó. Vì vậy khi họ từ chối quyền thừa kế di sản thì đã loại họ ra khỏi vụ án, không xếp họ tham gia tố tụng với bất kì tư cách nào. Điều đó đã dẫn đến trường hợp tại Tòa án sơ thẩm, những người thừa kế có ý kiến khước từ thừa kế, nhường kỷ phần cho người khác nhưng sau đó lại thay đổi ý kiến. Vì không được tham gia tố tụng nên họ không được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm mà phải khiếu nại Tòa án.

Từ thực tế trên cho thấy nhiều Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ việc ngay từ đầu đã không xác định đúng và đầy đủ người thừa kế để đưa họ vào diện người tham gia tố tụng. Điều đó đã không đảm bảo được thủ tục tố tụng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết hiệu quả vụ án.

Ví dụ 1: Vụ án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 25-7-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang về giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.

Nguyên đơn: Ông Quách Miêng, sinh năm 1943; trú tại 37/1 Nguyễn Thái Học, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;

Bị đơn: Ông Quách Trí (tức Quang), sinh năm 1932; trú tại 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Quách Lệ Chu, sinh năm 1924; trú tại số 19 Thành Thái, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí