Nguyên Nhân Của Thực Trạng Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam

án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án về Tòa án quận Hoàn Kiếm để điều tra xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, với thành phần hội đồng xét xử khác.

Thứ ba:Quan hệ nuôi dưỡng là căn cứ xác lập quyền thừa kế. Tuy vậy các tranh chấp liên quan tới việc xác định diện và hàng thừa kế trên quan hệ này thực tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Để xác định đúng Tòa án cũng gặp phải không ít khó khăn. Chúng ta có thể theo dõi qua ví dụ sau.

Tranh chấp về diện và hàng thừa kế trên quan hệ nuôi dưỡng.

Ông Q và bà T kết hôn năm 1981, trước khi kết hôn ông Q có một người con nuôi là chị A. Năm 1986, bà T nhận một người con nuôi là chị Th. Năm 2007, ông Q chết.

Năm 2008, chị A khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Q là 2.149.583.000 đồng, tiền lãi cho chị và bà T mỗi người 1/2. Bà T cho rằng ngoài chị A, bà và ông Q còn có chung một người con nuôi là chị Th, do chị Th và ông Q không hợp tuổi nên khi làm giấy khai sinh chỉ có tên mẹ là bà, không ghi tên cha là ông Q, nhưng thực tế ông Q và chị Th có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau như cha con thể hiện hồ sơ học sinh của chị Th đều tên cha là ông Q, khi ông Q chết chị Th để tang cha và ghi tên trong bia mộ. Bà T xuất trình sổ liên lạc học cấp II của chị Th có chữ ký ông Q là phụ huynh và cho rằng trước khi ông Q chết chị Th chăm sóc.

Bà T đề nghị Tòa căn cứ Điều 679 BLDS quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau để chia chia di sản của ông Q thành 3 phần bằng nhau cho bà, chị A và chị Th.

Phía chị A cho rằng, thực tế chị Th và bà T sống và có hộ khẩu tại Phố P.B.C- Hội An, còn chị A và ông Q sống và có hộ khẩu tại phố T.P - Hội An, chỉ đến khi ông Q bán nhà năm 2004 mới về sống với bà T và chị Th đến khi chết năm 2007.

Tại BADSST số 67/2008/DSST ngày 15-9-2008 của TAND thành phố Hội An đã nhận định về mặt pháp lý không có căn cứ xác nhận chị Th là con nuôi ông Q; trước khi ông Q chết chị Th có chăm sóc, nhưng với các với các chứng cứ như vậy thì chưa đủ điều kiện xác định giữa chị Th và ông Q có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con. Tòa xác định người thừa kế của ông Q là bà T và chị A.

Nguồn: BADSPT số 99/2008/DSPT ngày 4-12-2008 của TAND tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nguyên nhân của thực trạng diện và hàng thừa kế theo quy định pháp luật Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thứ nhất: Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân còn thấp, đặc biệt là trong quan hệ thừa kế tài sản nói riêng và thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nói riêng. Nhiều nơi chịu nhiều ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu. Nhà cửa, đất đai (di sản của người chết) thường do người con trai trưởng quản lý. Trong suy nghĩ của mọi người, người con trưởng đương nhiên sẽ thừa kế tất cả đất đai, nhà cửa do cha mẹ để lại; những người con gái đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình thường không biết họ là người đứng cùng hàng thừa kế với người anh trai hoặc em trai và cùng được hưởng phần di sản như nhau. Chưa kể đến việc người con nuôi được hưởng di sản của bố, mẹ nuôi; người con riêng có thể được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế. Sau một thời gian rất dài họ mới hiểu được phần nào vấn đề này và mới khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế. Lúc này giá trị nhà, đất đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mở thừa kế. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, rất nhiều trường hợp người thừa kế đang sử dụng quyền sử dụng nhà, đất (thuộc di sản) đã sửa chữa, cải tạo, làm mới, thậm chí đã chuyển nhượng một phần di sản đó. Nên việc xác định giá trị di sản, phân chia di sản, đánh giá công sức, xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài.

Thứ hai: Nguyên nhân từ các chủ thể trong quan hệ thừa kế. Người dân còn e ngại vào việc tham gia tố tụng dân sự, do thời gian tố tụng kéo dài, tốn kém về tiền bạc ảnh hưởng tới thời gian làm việc, sinh hoạt công dân. Mặt khác các tranh chấp về thừa kế nói chung thừa kế theo pháp luật nói riêng không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây thiệt hại sâu sắc về tình cảm của các thành viên trong gia đình do truyền thống của nhân dân ta từ trước đến nay rất tôn trọng truyền thống đạo đức tình cảm do vậy các tranh chấp thường được giải quyết bằng yếu tố tình cảm. Quá trình đang xử lý do yêu cầu các đương sự nên vụ việc cũng làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam - 13

Thứ ba: Trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng coi trọng giá trị của đồng tiền hơn. Điều đó tác động tới các quan hệ thừa kế liên quan đến di sản có giá trị lớn: nhà, đất; số vốn lớn dùng trong kinh doanh, đầu tư... nên khi Tòa án các cấp đưa vụ án ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người thừa kế, do đó không tránh khỏi hiện tượng phần lớn các đương sự tìm cách chống đối, nhằm mục đích làm thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự còn đơn giản thì hiện tượng nêu trên cũng tạo thêm sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Ngoài ra hiện nay đối tượng di sản thừa kế không chỉ dừng lại ở tài sản là nhà, đất mà sẽ mở rộng ở nhiều đối tượng tài sản có giá trị khác (trị giá vốn đầu tư, kinh doanh, cổ phiếu, trái phiếu...) Hơn nữa kinh tế ngày càng phát triển một phần sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ nuôi con nuôi; mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Làm cho các mối quan hệ này phong phú thêm, nhưng cũng sẽ nảy sinh nhiều sự phức tạp mới. Điều này cũng góp phần làm cho loại án tranh chấp về quyền thừa kế tăng thêm, phức tạp thêm.

Thứ tư: Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng còn tương đối "mỏng", tồn tại khá nhiều các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời điều chỉnh, điều đó tạo cho các Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Các quy định của pháp luật về thừa kế có tính ổn định không cao của pháp luật dân sự, chế độ tài sản ở Việt Nam chưa minh bạch đặc biệt là pháp luật đất đai, dẫn đến đường lối giải quyết các tranh chấp không ổn định, mỗi lần pháp luật có thay đổi lớn gây ra những lúng túng trong việc áp dụng, đặc biệt trong quan điểm giải quyết của các ngành, các thẩm phán… do vậy không ít bản án bị cải, sửa, hủy gây kéo dài thời gian giải quyết và tốn kém tiền bạc của nhân dân. Ví dụ tại Điều 679 BLDS thì con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật quy định tại Điều 676, Điều 677 BLDS. Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp chia thừa kế mà có quan hệ con riêng, bố dượng, mẹ kế thì do còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến cách áp dụng khác nhau về thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con

Nhiều thẩm phán đã kiến nghị để áp dụng thống nhất và tránh những tranh chấp xảy ra trên thực tế, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể về việc con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con là như thế nào? Cụ thể là hướng dẫn về phạm vi chăm sóc, nuôi dưỡng; thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng; độ tuổi... Sự hướng dẫn cụ thể về một số tiêu chí xác định quan hệ “như cha con, mẹ con” sẽ là cơ sở để các thẩm phán vận dụng, tránh việc xem xét mối quan hệ trên theo ý chí chủ quan và

đôi khi không đáp ứng quyền lợi của các bên trong quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con: Theo quy định Điều 679, BLDS năm 2005: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này” [26]. Tuy nhiên, điều luật không quy định trong trường hợp đó thì con riêng, bố dượng, mẹ kế thuộc hàng thừa kế nào. Nếu đối chiếu lại quy định của Điều 676, BLDS năm 2005 về người thừa kế theo pháp luật thì không thấy pháp luật dự liệu trường hợp con riêng, bố dượng, mẹ kế thuộc hàng thừa kế thứ mấy. Thực tiễn xét xử khi giải quyết vấn đề này đều giải quyết theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quyền thừa kế của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất.

Thứ năm: Công tác quản lý nhân thân còn sai xót, chồng chéo giấy tờ khai sinh, khai tử, thất lạc hoặc cấp đi cấp lại, thay đổi họ tên thiếu thống nhất. Dẫn đến tình trạng xác định nguồn gốc di sản, xác định diện và hàng thừa kế của những người thừa kế gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ sáu: Việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn còn thiếu thống nhất, thiếu tính linh hoạt, mềm dẻo. Có cơ quan này thì áp dụng cứng nhắc yêu cầu các tài liệu một cách dập khuôn, máy móc làm ảnh hưởng tới các quyền lợi của đương sự. Bên cạnh đó trình độ hiểu biết pháp luật của các cơ quan áp dụng pháp luật chất lượng còn kém, đặc biệt là các quận, huyện vùng sâu vùng xa, chưa bắt kịp với nhu cầu thực té phát sinh. Do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu thập, đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc và thiếu thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn; việc giải quyết vụ án thiếu tính thuyết phục ảnh hưởng tới thời gian giải quyết của các vụ án bị kéo dài.

3.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế

3.3.1. Kiến nghị chung hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế

Thứ nhất: Việc tuyên truyền, phổ cập, giáo dục pháp luật trong nhân dân, nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ xét xử cũng là một trong những đòi hỏi bức thiết nhằm hạn chế tranh chấp và nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại Toà án đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng. Để văn bản pháp luật đi vào thực tế, ngoài chất lượng của văn bản pháp luật đó thì việc tuyên truyền pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Kiến thức về pháp luật thừa kế gắn liền với mỗi gia đình, hơn nữa nó cũng có cách giải quyết mang tính công thức nhất định, rất thuận tiện cho công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Hình thức tuyên truyền có thể bằng tờ rơi, bằng hệ thống truyền thanh, báo chí... Khi người dân hiểu biết kiến thức pháp luật về thừa kế thì tranh chấp về thừa kế, số lượng cũng như tính chất phức tạp của nó sẽ giảm trong thực tế đời sống xã hội.

Thứ hai: BLDS thiên về hướng dẫn cách xử sực chung cho công dân, nhưng hầu hết các quy định trong thừa kế lại có tính rứt khoát, có những quy định chưa sát với tâm lý, tập quán của người dân; trong khi người dân chưa hiểu biết về các quy định này, không hành xử đầy đủ như luật yêu cầu về hình thức hay thủ tục thực hiện các quyền họ được hưởng. Dù nội dung là đúng ý chí của họ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, thậm chí có trường hợp áp dụng thực tế cuộc sống chứ không theo các quy định của pháp luật (vấn đề từ chối nhận di sản Điều 645, BLDS năm 2005). Vì vậy khi quy định phải tính đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí của người dân nói chung.

Thứ ba: Cần quy định trong BLDS rõ hơn nữa về chủ thể trong quan hệ thừa kế mà người thừa kế là cơ quan, tổ chức đặc biệt là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Thứ tư: Đối với di sản là đất đai và tài sản gắn liền với đất đai như nhà ở, cây lâu năm…, các cơ quan nhà nước nói chung và các UBND các cấp thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đất đai, làm cơ sở cho đương sự thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như Tòa án có căn cứ để xác minh đối chiếu tài liệu chứng cứ mà các đương sự giao nộp khi giải quyết. Nâng cao hơn nữa trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính cơ sở. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện đo đạc, xác định ranh giới quyền sử dụng đất, thực hiện công tác cấp sổ đỏ cho nhân dân để giảm thiều nảy sinh tranh chấp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về diện và hàng thừa kế

Thứ nhất: Đưa khái niệm "Diện những người thừa kế theo luật" thành một điều trong chương thừa kế của BLDS.

Trong thực tế, mọi người thường dùng khái niệm "Diện hưởng thừa kế theo pháp luật" song không phải ai cũng hiểu được đầy đủ, chính xác diện hưởng thừa kế theo pháp luật gồm những ai? Xác định dựa trên những mối quan hệ nào?

Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế; PLTK năm 1990; BLDS năm 1995 trước đây và BLDS năm 2005 hiện nay, diện những người thừa kế theo luật được nêu rải rác ở các điều luật, không quy định tập trung vào một điều luật riêng. Trong BLDS năm 2005, diện những người hưởng thừa kế theo luật được quy định tại Điều 676 người thừa kế theo pháp luật; Điều 678 quan hệ thừa kế

giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ; Điều 679 quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Những điều luật đã nêu, cũng đã ghi nhận đầy đủ diện hưởng thừa kế theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Song để mọi người dễ tìm hiểu, hiểu nhanh chóng và chính xác những ai thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật, cũng như tạo ra một sự dẫn dắt có tính logic trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật thì việc đưa khái niệm "Diện những người thừa kế theo pháp luật" thành một điều luật riêng trong chương thừa kế của BLDS năm 2005.

Tên của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật.

Nội dung của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật là những người có thể được hưởng di sản của người chết để lại theo quy định của pháp luật, bao gồm: những người có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đã chết.

Thứ hai: Cần ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn xử lý và giải quyết dứt điểm các tranh chấp còn tồn tại về diện và hàng thừa kế. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhiều ngành luật như Luật nuôi con nuôi, Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy yêu cầu thiết yếu rằng khi ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn giải quyết các trường hợp về thừa kế thì cần thiết nghiên cứu đồng bộ tất cả các văn bản có liên quan để có hệ thống văn bản pháp luật thống nhất. Cụ thể là trường hợp tại Điểm b, khoản 1, mục 2 của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 của TANTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí