Mục Tiêu Điều Chỉnh Pháp Luật Các Quan Hệ Thừa Kế Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Vai Trò Của Các Quy Định Về Diện Và Hàng Thừa Kế

hàng thừa kế khác nhau. Trên thực tế, từng hàng thừa kế đôi khi còn bao gồm nhiều đối tượng, có những người có quan hệ thân thích tương đồng với người để lại di sản thừa kế, có khi lại không tương đồng. Nguyên tắc phân chia di sản trong cùng một hàng và giữa các hàng cũng có thể không đồng nhất. Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa đúng với mọi hoàn cảnh, mọi thời kỳ.

Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế của pháp luật Việt Nam hiện hành, có thể hiểu một cách chung nhất về hàng thừa kế như sau:

Hàng thừa kế là thứ tự những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo quy định của pháp luật, những người này có quyền ngang nhau trong việc nhận di sản. Các hàng thừa kế được sắp xếp theo một trật tự tuyệt đối trên nguyên tắc những người ở hàng thừa kế trước có mối quan hệ thân thích gần gũi hơn với người để lại di sản so với những người ở hàng thừa kế sau và việc hưởng di sản của hàng thừa kế trước loại trừ quyền hưởng di sản của hàng thừa kế sau.


1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT CÁC QUAN HỆ THỪA KẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ‌

1.2.1. Điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội

Trong mỗi quốc gia, pháp luật luôn đóng vai trò quan trọng, là công cụ điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước, đồng thời là phương tiện không thể thiếu nhằm hướng dẫn các cá nhân, chủ thể trong xã hội thực hiện các hành vi xử sự đúng theo quy định, vừa đảm bảo được lợi ích của cá nhân, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

Pháp luật dân sự luôn có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật, với mục tiêu chính là điều chỉnh các quan hệ tài sản nhằm thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Để thực hiện mục đích đó, chế định thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc chuyển dịch tư liệu sản xuất, thành quả lao động và các giá trị văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau.

Phát triển kinh tế xã hội gắn liền với sự phát triển của các quan hệ sở hữu, bởi quan hệ sở hữu quyết định đến việc phân phối thành quả lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu tập trung trong tay giai cấp thống trị và được chuyển cho các thế hệ con cháu theo trình tự thừa kế. Vì thế, điều chỉnh quan hệ thừa kế gắn liền với việc điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Cá nhân có tài sản có quyền tự do đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực và ngành nghề pháp luật không cấm. Tài sản của họ để lại cho người nào thừa kế là căn cứ theo di chúc của người để lại di sản hoặc theo điều kiện, trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Cá nhân có quyền sở hữu những tư liệu sản xuất không thuộc tài sản của toàn dân. Nhà nước khuyến khích cá nhân đầu tư trí tuệ, công sức, tài sản và vốn để sản xuất kinh doanh dưới các hình thức pháp luật cho phép. Tài sản của cá nhân được pháp luật bảo hộ, cá nhân có quyền để lại thừa kế tài sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hình thức sở hữu tư nhân không được khuyến khích phát triển. Trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ thì cá nhân có quyền sở hữu tư liệu sản xuất nhỏ phục vụ kinh tế gia đình, pháp luật cho phép cá nhân để lại thừa kế những tư liệu sản xuất đó. Khi kinh tế thị trường hình thành, để khuyến khích cá nhân, hộ gia đình an tâm đầu tư phát triển sản xuất, Nhà nước cho phép các cá nhân, các chủ thể khác có quyền sử dụng đất, trong đó có quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế quyền sử

Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 4

dụng đất để các thế hệ con cháu tiếp tục sản xuất kinh doanh, làm giàu cho gia đình và cho xã hội.

Như vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn liền với sự phát triển các quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là tiền đề của quan hệ thừa kế, do vậy, pháp luật phải điều chỉnh quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Các quy định về diện và hàng thừa kế trong quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản, mỗi chế định dân sự điều chỉnh một nhóm quan hệ tài sản với những đặc trưng riêng, trong đó, chế định về thừa kế điều chỉnh quan hệ tài sản trong gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Pháp luật của mỗi quốc gia quy định diện và hàng thừa kế khác nhau, tuy nhiên, những người cùng hàng thừa kế không phân biệt giới tính, địa vị xã hội,... đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc hưởng di sản của người chết để lại và phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần di sản hưởng. Những người thừa kế được hưởng di sản là vốn hoặc tư liệu sản xuất tiếp tục đầu tư, duy trì phát triển khối tài sản của họ, trong đó có tài sản là di sản thừa kế.

Quan hệ thừa kế, diện và hàng thừa kế theo pháp luật hình thành dựa trên quan hệ gia đình, do đó có thể nói, sự phát triển kinh tế của xã hội, của gia đình không tách rời quan hệ thừa kế.

Trong quan hệ sở hữu, các cá nhân có quyền sở hữu tài sản, họ khai thác và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Sau khi cá nhân chết, tài sản của họ sẽ được chuyển dịch cho người khác thông qua ý chí của họ (di chúc) hoặc ý chí của nhà nước về các điều kiện, trình tự thừa kế theo hàng.

Trong trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người bị thiệt hại thì buộc người gây

thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu bên phải bồi thường chết thì sẽ phát sinh quan hệ thừa kế, các quyền và nghĩa vụ của người chết sẽ được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Quan hệ hôn nhân và gia đình được hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Tài sản của vợ chồng tạo ra là thu nhập hợp pháp của mỗi người, họ có quyền sử dụng và định đoạt. Nếu một trong hai người chết, di sản sẽ được chia cho người thừa kế theo sự định đoạt của họ hoặc theo trình tự pháp luật quy định. Mặt khác, từ quan hệ huyết thống như cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, pháp luật về thừa kế sẽ điều chỉnh diện và hàng thừa kế theo pháp luật.

Có thể nói, trong quan hệ pháp luật dân sự, chế định thừa kế nói chung, quy định về diện và hàng thừa kế nói riêng có vai trò quan trọng và có mối liên hệ, tác động tới các loại quan hệ dân sự khác nhau. Việc tác động hay điều chỉnh này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia quan hệ dân sự và đảm bảo giao lưu dân sự được ổn định.


1.3. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN

1.3.1. Thời kỳ trước năm 1945

Ở nước ta, pháp luật thừa kế dựa trên cơ sở đạo đức và chính tư tưởng đạo đức thống trị trong từng thời kỳ đã ảnh hưởng đến việc xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật.

Giai đoạn trước năm 1945, nước ta còn chịu tác động của những tư tưởng phong kiến lạc hậu và chịu sự thống trị của thực dân Pháp xâm lược nên pháp luật thời kỳ này mang đậm tính chất thực dân, phong kiến, trọng nam khinh nữ. Pháp luật bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng thống trị qua từng thời kỳ nên diện và hàng thừa kế giai đoạn này cũng chịu những tác động nhất định.

1.3.1.1. Về diện thừa kế

Dưới thời phong kiến, đặc biệt pháp luật thời Lê, Nguyễn, chế độ thừa kế được xây dựng dựa trên ba quy tắc chủ yếu, đó là: tín ngưỡng, việc thờ cúng tổ tiên; chế độ gia đình phụ quyền và chữ hiếu. Trong quan hệ gia đình thì quan hệ huyết thống được coi trọng còn quan hệ hôn nhân bị xem nhẹ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế định thừa kế. Mặc dù vậy, pháp luật thừa kế của nhà Lê, đặc biệt là bộ Quốc triều Hình luật đã thể hiện rõ sự tiến bộ, đó là con trai và con gái có quyền thừa kế ngang nhau trong di sản thường, đối với di sản thờ cúng thì có sự phân biệt giữa con trai và con gái.

Diện thừa kế theo pháp luật thời Lê bao gồm: con, cháu, cha mẹ, vợ chồng. Nếu người để lại di sản không có con cháu thì di sản mới được chia cho cha mẹ. Ngoài ra, pháp luật còn phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu, những người này không được coi là dòng dõi chính thức của người để lại di sản, vì vậy sẽ được hưởng phần di sản kém hơn con vợ chính (Điều 388 Quốc triều Hình luật).

Theo quy định của pháp luật nhà Lê, về nguyên tắc vợ, chồng không phải là người thừa kế của nhau, do quan hệ hôn nhân không được coi trọng so với quan hệ huyết thống. Nếu không có con cháu thì chia cho cha mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống của người vợ góa, chồng góa, pháp luật cho phép người vợ góa, chồng góa được hưởng một phần điền sản của người chồng hoặc người vợ. Nếu một trong hai người cải giá thì phải trả lại điền sản đó cho họ hàng người chồng hoặc người vợ (Điều 376 Quốc triều Hình luật).

Với những quy định như vậy, ta thấy rõ bản chất của chế độ phong kiến là coi trọng quan hệ huyết thống trong việc dịch chuyển tài sản để đảm bảo và duy trì sự phát triển của dòng họ. Ngoài ra, trong Quốc triều Hình luật và Bộ luật Gia Long cũng quy định con nuôi được quyền hưởng di sản của người nhận nuôi, nhưng mối liên hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ còn

tùy thuộc vào từng trường hợp quy định của pháp luật mà người con nuôi đó có quyền được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột hay không.

Theo quy định của Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ thì diện thừa kế theo pháp luật bao gồm: các con đẻ, con nuôi, các cháu, cha mẹ, ông bà nội, các cụ nội, anh, chị, em ruột của người để lại di sản. Nguyên tắc không phân biệt giới tính trong quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con cái được chính thức công nhận (Điều 332 Dân luật Trung Kỳ, Điều 337 Dân luật Bắc Kỳ). Việc di chuyển tài sản thông qua thừa kế là biện pháp bảo đảm cơ sở kinh tế cho sự tồn tại lâu dài của gia đình và dòng họ. Do vậy, nếu không có thân thuộc bên họ nội thì di sản sẽ thuộc về những người thân thuộc bên họ ngoại của người để lại di sản và chia tương ứng như bên họ nội được hưởng (Điều 336 Dân luật Trung Kỳ).

Theo pháp luật của chế độ thực dân phong kiến thì diện thừa kế còn bao gồm con ngoại hôn của người để lại di sản được khai nhận hợp lệ. Những người con được sinh ra khi cha hay mẹ còn độc thân có quyền thừa kế như con ngoại hôn. Nhưng con không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người mẹ đẻ đã tái giá qua đời. Trong quan hệ hôn nhân, người vợ chính được hưởng toàn bộ di sản của chồng nếu không còn ai thân thuộc bên chồng. Ngược lại, vợ thứ không thuộc diện thừa kế của chồng.

Tóm lại, diện thừa kế thời phong kiến theo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền thừa kế của những người thuộc họ nội của người để lại di sản. Tất cả đều xuất phát từ tư tưởng "trọng nam khinh nữ", vai trò của người vợ bao giờ cũng bị đẩy xuống hàng thứ yếu và quan hệ huyết thống ngoại tộc chỉ được xét đến khi không còn người thân thuộc trong quan hệ huyết thống nội tộc.

1.3.1.2. Về hàng thừa kế


Cùng với diện thừa kế, hàng thừa kế trong thời kỳ này cũng có sự bất bình đẳng trong việc sắp xếp thứ tự được hưởng thừa kế.

Trong thời kỳ thực dân phong kiến, vị trí của người vợ không được xem trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu nên không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Tư tưởng duy trì và bảo vệ sự tồn tại của gia đình, dòng tộc được đặt lên hàng đầu nên chế định thừa kế luôn bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc. Do vậy, thứ tự ưu tiên hưởng di sản được quy định như sau:

Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ). Các con bao giờ cũng được thừa kế đầu tiên, nêu không còn con thì cháu của người để lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà.

Thứ tự thứ hai: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản (trong trường hợp không còn con, cháu).

Thứ tự thứ ba: Ông nội, bà nội. Nếu ông, bà nội không còn thì các cụ nội của người để lại di sản được hưởng.

Thứ tự thứ tư: Anh, chị, em ruột. Nếu anh, chị, em ruột chết trước thì con của anh, chị, em ruột được hưởng và cháu của anh, chị, em ruột sẽ được hưởng di sản nếu con của anh, chị, em ruột cũng đã chết.

Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ngoại của người để lại di sản chỉ được hưởng sau khi đã xác định bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có nhưng đều là người bị coi là không xứng đáng được hưởng di sản.

Với những người được chỉ định thừa kế theo hàng như trên, ta thấy không có sự hiện diện của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước. Theo quy định của pháp luật thì người vợ góa chỉ là người thừa kế cuối cùng của người chồng khi không còn thân thuộc nào khác bên họ nội của người chồng.

Như vậy, dưới thời chế độ thực dân - phong kiến trước năm 1945 ở nước ta, những quy định thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế tuy đã được ghi nhận khá cụ thể trong các Bộ luật, song do bản chất giai cấp nên những vấn đề về bình đẳng trong quan hệ thừa kế chưa được giải quyết, đặc

biệt là quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ trong gia đình, dòng tộc.

1.3.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay

1.3.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước ngày có Pháp lệnh Thừa kế năm 1990

Trong giai đoạn 1945 - 1990, kể từ khi nước ta giành được độc lập, pháp luật thừa kế của chế độ mới được xây dựng, củng cố và bổ sung theo hướng từng bước hoàn thiện.

Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành, đánh dấu bước ngoặt thay đổi của hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ thống trị trong suốt thời gian dài. Thời gian này, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp. Vì vậy, pháp luật thừa kế giai đoạn này đã nhiều lần thay đổi. Sở dĩ như vậy là do có sự thay đổi hệ tư tưởng thống trị nên trong giai đoạn đầu tuy pháp luật có nhiều điểm tiến bộ hơn so với thời kỳ phong kiến nhưng vẫn còn tồn tại những quan điểm lạc hậu. Trong quá trình xây dựng, củng cố đất nước, dần dần những quy định cũ bộc lộ nhiều điểm yếu kém và đòi hỏi phải có sự thay thế của pháp luật. Giai đoạn này Hiến pháp năm 1959 ra đời đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp luật nước ta. Đặc biệt, giai đoạn từ 1981 đến 1990, nước ta xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp nên nền kinh tế bị đình trệ, kém phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã nhìn nhận những sai lầm và chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này được xem là cột mốc đánh dấu bước ngoặt xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các quy định về diện và hàng thừa kế có sự thay đổi, bổ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí