Các Yếu Tố Tác Động, Chi Phối Việc Xác Định Diện Thừa Kế Và Phân Chia Hàng Thừa Kế

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

- Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Với quy định trên, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã loại bỏ khái niệm "anh, chị, em nuôi". Đồng thời, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế và di sản vẫn được chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản.

* Về hàng thừa kế

Quy định về hàng thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 1995 hầu như không thay đổi so với Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Khoản 1 Điều 679 quy định ba hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

Hàng thừa kế thứ ba, bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Như vậy, Bộ luật đã kế thừa những thành tựu cơ bản trong quy định về hàng thừa kế của Pháp lệnh, tiếp tục góp phần tích cực giải quyết các vụ việc thừa kế theo pháp luật.

1.3.2.4. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Sau 10 năm thực hiện, những quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để xử lý những tranh

chấp phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của nền kinh tế, xã hội, Bộ luật Dân sự năm 1995 không tránh khỏi những bất cập, vướng mắc. Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, những quy định về thừa kế cơ bản kế thừa các quan điểm cũ và quy định một số trường hợp mới, khắc phục những vướng mắc của Bộ luật Dân sự năm 1995.

Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 6

* Về diện thừa kế

Kế thừa những quy định của pháp luật thừa kế trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định diện thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, diện thừa kế được bổ sung: "cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại" và "chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại". Với quy định như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có sự mở rộng và dự liệu được các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế.

* Về hàng thừa kế

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật và số lượng hàng thừa kế vẫn bao gồm ba hàng như số lượng hàng thừa kế đã được quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995. Những người thừa kế theo quan hệ huyết thống bàng hệ và trực hệ vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, tại các hàng thừa kế, Bộ luật Dân sự năm 2005 có sự bổ sung, cụ thể như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba, bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người

chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản được hưởng di sản theo trình tự hàng (hàng thừa kế thứ hai) và tại hàng thừa kế thứ ba là chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Quy định này nhằm củng cố và bảo vệ hơn nữa quyền thừa kế theo pháp luật của các cháu nội, cháu ngoại, các chắt nội, chắt ngoại của người để lại di sản trong những trường hợp cụ thể. Có thể thấy, việc mở rộng phạm vi người thừa kế theo hàng không những đánh dấu sự thay đổi căn bản của chế định thừa kế, quan trọng hơn, nó đã bảo vệ triệt để nhất quyền hưởng di sản của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại đối với người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại. Quy định này đã phản ánh bản chất pháp luật của Nhà nước ta, đồng thời đảm bảo được tính nhất quán về các hàng thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, diện và hàng thừa kế theo pháp luật nước ta kể từ năm 1945 đến nay không ngừng được củng cố, mở rộng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền thừa kế của công dân. Đặc biệt, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về diện và hàng thừa kế đã đạt những bước tiến quan trọng trong quan điểm và trình độ lập pháp của nước ta kể từ năm 1945 đến nay.

Chương 2

DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005


2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, CHI PHỐI VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật về tài sản, nên các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng được theo quan điểm của Nhà nước về thừa kế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của nhân dân và các vấn đề thực tế diễn ra trong đời sống xã hội. Nói cách khác, việc xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế ở mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật và phong tục, tập quán của từng dân tộc.

Ở nước ta, có thể nhận thấy sự thay đổi trong các quy định của pháp luật về thừa kế luôn xuất phát từ cơ sở lý luận, xã hội và thực tiễn nhất định. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng tám, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Trong Tờ trình của Bộ Tư pháp về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật có đoạn viết: Cuộc khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập chính quyền dân chủ cộng hòa đã đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng nhân dân Việt Nam. Nói chung, xã hội ta đương đi mạnh dạn trên con đường tiến hóa tất nhiên của lịch sử. Do đó, luật pháp cũng cần phải sửa đổi để thúc đẩy sự tiến hóa đó cho mau chóng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "pháp luật của ta bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người dân lao động. Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động" [21, tr. 76].

Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo phát huy mọi tiềm năng kinh tế của các thành phần

kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu bảo vệ quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân trong quan hệ dân sự, thể hiện được nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam là tự nguyện, công bằng, hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, phù hợp với thông lệ quốc tế trong giao lưu dân sự, hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thừa kế từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển kinh tế xã hội phù hợp với cơ chế mới.

Có thể khái quát các yếu tố tác động, chi phối việc xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành của nước ta theo các vấn đề sau đây.

2.1.1. Truyền thống lập pháp, phong tục tập quán

Về mặt xã hội, mỗi cá nhân chết đi đại bộ phận đều để lại một khối tài sản nào đó, nhưng vấn đề đặt ra là tài sản đó của người chết sẽ được giải quyết như thế nào.

Theo truyền thống lập pháp, theo phong tục tập quán, theo mối liên hệ huyết thống thì việc dịch chuyển tài sản sẽ theo một nguyên lý: Thế hệ trước để lại tài sản cho các thế hệ sau. Do vậy, những người thừa kế trước hết là các con, các cháu của người để lại di sản, sau đó mới đến những người thân thích khác theo quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ. Như vậy, đó là cơ sở xác định diện thừa kế theo truyền thống mà xác định từ một trong các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế.

Các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đảm bảo sự gắn bó mật thiết giữa những người thân trong gia đình, dòng họ với nhau. Đây là những quan hệ tình cảm gắn bó nhau, giữa họ có những quyền lợi và nghĩa vụ tương hỗ nhau. Pháp luật nước ta chỉ dựa vào ba quan hệ đó để xác định

những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Những người không một trong ba mối quan hệ trên thì không thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Có thể thấy, các chế độ xã hội đều có một đặc điểm chung là: diện thừa kế chủ yếu do quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển xã hội và dựa trên những quy định của pháp luật của mỗi chế độ, xã hội nhất định mà phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy định ở diện rộng, hẹp khác nhau. Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta dựa trên quan điểm mang tính chất truyền thống về gia đình Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc. Giá trị truyền thống đoàn kết của dòng họ, của gia đình Việt Nam được phát huy. Những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người đó. Lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, dòng tộc luôn được pháp luật thừa kế của nước ta coi trọng và bảo đảm thực hiện trong mối quan hệ với lợi ích của toàn xã hội.

2.1.2. Sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối phát triển kinh tế của nước ta theo hướng xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế của nước ta phát triển dựa trên các quan hệ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Nhà nước coi hình thức sở hữu tư nhân là cần thiết trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước khuyến khích cá nhân đầu tư trí tuệ, công sức và tài sản để sản xuất kinh doanh dưới các hình thức pháp luật cho phép. Để khuyến khích sở hữu cá nhân phát triển, Nhà nước sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với kinh tế tư nhân, tạo điều kiện để bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tài sản của cá nhân được pháp luật bảo hộ, cá nhân có quyền để lại thừa kế tài sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Năm 1990, Pháp lệnh Thừa kế ra đời trong lúc Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Pháp lệnh ra đời góp phần bảo vệ quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, thể hiện những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự nguyện, bình đẳng, công bằng, phù hợp với yêu cầu của nhân dân, thể hiện được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng ta.

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước mở rộng hơn các quyền dân sự của cá nhân, nếu việc thực hiện các quyền đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. Đó là các quyền của người để lại thừa kế và của người thừa kế, vì mục đích của việc sản xuất ra nhiều của cải nhằm để lại cho thế hệ sau thừa hưởng. Tuy nhiên, việc sử dụng di sản thừa kế có hiệu quả hay không phụ thuộc vào hành vi của người thừa kế, do vậy, người để lại thừa kế di sản phải xem xét người thừa kế nào có khả năng phát huy việc sản xuất kinh doanh, họ sẽ cho hưởng di sản với những điều kiện nhất định.

Cơ sở pháp lý của vấn đề thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là cụ thể hóa có tính nguyên tắc của Hiến pháp năm 1992. Điều 58 Hiến pháp quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân".

Trong giai đoạn hiện nay, tài sản của tư nhân ngày càng phong phú về chủng loại và không bị hạn chế về số lượng, giá trị tài sản. Cùng với sự phát triển đó, Nhà nước ta cho phép quyền để lại thừa kế những tư liệu sản xuất mà chủ doanh nghiệp đang sở hữu. Đối với các loại công ty, vốn và tài sản của thành viên công ty được phép để lại cho người thừa kế.

2.1.3. Sự đa dạng của di sản thừa kế

Xác định di sản thừa kế có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng các quy định về thừa kế nói chung, xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế nói riêng.

Cá nhân có tài sản có quyền để lại di sản cho cá nhân, tổ chức sau khi chết. Tài sản của người để lại thừa kế gồm các tài sản hữu hình như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nhà ở, đất đai, của cải để dành. Tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản của người để lại thừa kế như quyền yêu cầu người khác thực hiện các nghĩa vụ tài sản. Đây là những tài sản đã có khi người để lại di sản chết.

Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác". Theo quy định này, những tài sản, quyền tài sản, các loại giấy tờ có giá đã thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế là di sản.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, có nhiều lợi ích vật chất cũng cần phải coi là di sản như các lợi ích phát sinh từ hợp đồng. Thực tế là nhiều trường hợp người để lại thừa kế đã đầu tư công sức, vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh hoặc đang tham gia vào các hợp đồng kinh doanh mà thời hạn chưa hết thì người thừa kế tiếp tục được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hợp đồng đó.

Thời kỳ này di sản thừa kế đã được mở rộng phạm vi các loại tài sản, đặc biệt là tư liệu sản xuất. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy cá nhân, công dân đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển tài sản của gia đình, dòng họ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2.1.4. Truyền thống gia đình và vấn đề "Hiếu", "Nghĩa"

Đặc điểm "Hiếu", "Nghĩa" trong gia đình Việt Nam được xem là một trong những căn cứ quan trọng xác định diện những người thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật.

Về "Hiếu": Theo quan niệm xã hội và chuẩn mực đạo đức thì đạo hiếu được coi trọng. Đạo hiếu của các con, cháu đối với ông, bà, cha, mẹ, các cụ với nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức, mọi người phải thực hiện nếu trái

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023