Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Tăng Cường Hoạt Động Truyền Thông, Tác Động Trước Và Sau Thực Nghiệm (Nguồn: Số Liệu Khảo Sát Thực

doanh nghiệp trong và ngoài nước đã huy động được hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm đã phần nào hỗ trợ NLĐNC vượt qua được khó khăn. Đây là những hoạt động hết sức thiết thực thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng, xã hội dành cho NLĐNC trên địa bàn. Tuy nhiên, những hoạt động này không được diễn ra thường xuyên mà tập trung vào các ngày Lễ, Tết. Ở một số địa phương số lượng NLĐNC quá đông, có tính biến động cao, không ổn định, trong khi đó nguồn lực hỗ trợ cho NLĐNC không có nên công tác kết nối, chuyển gửi chưa đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, NLĐNC vào thành phố thường ít tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng tại nơi đến, không chủ động tìm kiếm nguồn lực nên khó khăn trong việc nắm bắt thông tin liên quan về DVCTXH dành cho họ. NLĐNC thường bị chi phối bởi mối quan hệ gia đình/bạn bè, vì thời gian làm việc kéo dài, ít có cơ hội tiếp xúc, mở rộng các mối quan hệ khác để tìm hiểu thông tin về các DVCTXH. Do vậy, việc truyền thông phổ biến thông tin về DVCTXH cho NLĐNC khu vực KTPNN là hết sức quan trọng giúp họ có thể tiếp cận được các nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của mình.

Qua phỏng vấn sâu sau thực nghiệm cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn lực trợ giúp khi gặp khó khăn. Điều này được thể hiện qua ý kiến của một NLĐNC khu vực KTPNN: “Gia đình có con nhỏ đang ở nhà trông con nhờ quen biết với chị bên hội phụ nữ và được chị giới thiệu để nhận may gia công tại nhà, bây giờ ở đây hàng may nhiều nên có nhiều gia đình tham gia làm lắm. Nhờ vậy mà kiếm được thu nhập vừa trông được con” (NLĐNC nữ, quận Bình Tân).

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy, so với các DVCTXH khác thì khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn có sự thay đổi thấp nhất (ĐTB tăng từ 4,38 lên 4,67 chênh lệch 0,29; p=0,00). Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi trước thực nghiệm NLĐNC khu vực KTPNN đã cho biết không gặp khó khăn trong sử dụng dịch vụ này. Trong bối cảnh hiện nay việc tìm kiếm thông tin thông qua ứng dụng trên mạng xã hội rất thuận lợi, nhờ vậy NLĐNC kết nối để tìm thông tin về nhà ở phù hợp với nguồn tài chính, nơi làm việc mà còn phải an toàn, thoáng mát, có không gian sinh hoạt tập thể. Qua phỏng vấn sâu NLĐNC cho biết: “Qua những buổi tuyên truyền tại địa phương, chúng tôi biết được thông tin trên địa bàn có một số chủ nhà trọ cam kết giữ nguyên mức giá cho thuê, được trả tiền các dịch vụ đúng giá của nhà nước. Đặc biệt đã tạo ra sự thay đổi rất lớn về nếp sống văn hóa cho NLĐNC mà còn giúp địa phương quản lý tốt công tác an ninh, trật tự và giảm được các tệ nạn xã hội phát sinh”. Đồng ý với quan điểm này, một chủ nhà trọ cho biết: “Từ khi tham gia thực hiện mô hình nhà trọ an toàn đã thật sự tạo được nếp sống văn minh NLĐNC. Từ chỗ

có tâm lý thờ ơ, ở tạm, giờ người ở trọ đã ý thức được chuyện làm chủ chỗ ở của mình, họ có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự hơn”. (Chủ nhà trọ NTNĐ, quận 12).

Kết quả ở biểu đồ 4.1 cho thấy, so với trước thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN có sự thay đổi tích cực sau thực nghiệm (ĐTB tăng từ 3,10 lên 3,78) chênh lệch 0,68 tăng từ mức khả năng sử dụng DVCTXH không thuận lợi lên mức khả năng sử dụng về dịch vụ thuận lợi. Sự thay đổi này là quá trình tác động tích cực của NVCTXH thông qua các buổi nói chuyện, tập huấn, truyền thông giúp thân chủ có những suy nghĩ, cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp NLĐNC chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như thay đổi những hành vi chưa phù hợp trong nhận thức về DVCTXH, tăng cường năng lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ.

Đvt: Điểm

4

3,5

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2,5

2

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 21

1,5

1

0,5

0

3,78

3,1

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Điểm trung bình

Biểu đồ 4.1: Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông, tác động trước và sau thực nghiệm (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Sau thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN đã có sự thay đổi đáng kể, các thành viên trong nhóm sôi nổi thảo luận và đưa ra các ý kiến để bàn luận, họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Hoạt động nhóm đã đạt được mục đích ban đầu, phát huy hiệu quả, tác động tích cực lên các thành viên trong nhóm, đặc biệt là sự thay đổi về khả năng sử dụng dịch vụ như: Thông tin nhà trọ an toàn, Dịch vụ tư vấn, tham vấn; Thông tin về hướng nghiệp, dạy nghề, việc làm và sinh kế; Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục; Dịch vụ kết nối huy động nguồn lực. Nếu như trước thực nghiệm, khả năng sử dụng DVCTXH còn nhiều hạn chế thì sau thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH đã đầy đủ hơn nhiều. Qua phỏng vấn sâu cho thấy, lãnh đạo địa phương đã đánh giá hiệu quả của kết quả thực nghiệm: “Việc đẩy mạnh và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông đã nâng cao nhận

thức cho NLĐNC tại địa phương, họ biết cách khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn từ bạn bè/người thân có vai trò quan trọng đối NLĐNC, họ biết cách mở rộng các mối quan hệ và chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các dịch vụ, nhờ vậy khả năng tiếp cận thông tin về DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN hiệu quả hơn”. (LĐ phường ĐHT, quận 12).

Việc vận dụng lý thuyết hành vi trong luận án cho thấy, để NLĐNC làm việc khu vực KTPNN thay đổi hành thì NVCTXH cần tác động qua lại giữa kích thích và phản ứng bằng các hoạt động truyền thông. Thông qua những buổi nói chuyện, tập huấn chuyên đề cung cấp cho NLĐNC thêm kiến thức các chương trình chính sách liên quan, các thông tin về nghề CTXH, DVCTXH cũng như kích thích họ tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng. Qua đó, giúp thân chủ thay đổi hành vi không tích cực tăng cường các hành vi tích cực và chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin DVCTXH, nâng cao được sự hiểu biết, tăng cường được năng lực để có cách thức giải quyết vấn đề của họ. Mặt khác, đây cũng là một trong những nội dung chính nhằm làm gia tăng quyền lực cho NLĐNC khu vực KTPNN. Như vậy, sau quá trình thực nghiệm tổ chức hoạt động truyền thông về tầm quan trọng của nghề CTXH, cung cấp các thông tin DVCTXH đang triển khai trên địa bàn đã có sự thay đổi, khả năng sử dụng DVXH của NLĐNC khu vực KTPNN từ mức trung bình thấp đã được nâng lên mức khá so với trước thực nghiệm (ĐTB = 3,78 so với 3,10). Kết quả này chứng minh rằng biện pháp “Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức, tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN” là khả thi và có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng sử dụng DVCTXH tại địa bàn khảo sát.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NLĐNC, luận án cũng đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN như các yếu tố cần sửa đổi môi trường chính sách xã hội; năng lực đội ngũ nhân viên; truyền thông giáo dục; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ tại cộng đồng; Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác dịch vụ cho NLĐNC,… Trong đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục là giải pháp chủ đạo. Ngoài ra, các biện pháp cũng hướng tới chính NLĐNC để mang lại hướng can thiệp toàn diện ở các khía cạnh lẫn nhau từ đó mang lại hiệu quả cao trong sử dụng DVCTXH tại cộng đồng.

Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy, biện pháp tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức là một trong những biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả DVCTXH để giải quyết các vấn đề của NLĐNC khu vực KTPNN giúp họ vươn lên hòa nhập và phát triển tại cộng đồng nơi đến tốt hơn.

KẾT LUẬN

Hiện nay CTXH là một ngành còn mới nhưng đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi con người Việt Nam. CTXH là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó, NCTXH sẽ hướng đến nâng cao sức mạnh và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về thực hiện các chính sách, chương trình, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng năng cao năng lực để phòng ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội góp phần đảm ASXH.

Qua kết quả nghiên cứu về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN, luận án có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Nghiên cứu lý luận cho thấy, dịch vụ xã hội bao hàm cả DVCTXH được cung cấp bởi nhân viên CTXH, phải có sự kết nối chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác và sử dụng các phương pháp, kỹ năng của CTXH để hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết các vấn đề của họ.

1.2. Dịch vụ CTXH có thể được xem là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi nhân viên CTXH hỗ trợ, can thiệp cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng nhằm giúp NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết những vấn đề của họ đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất và hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho thân chủ.

1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, việc cung cấp DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại cộng đồng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị các địa phương đã cố gắng cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhằm giải quyết các vấn đề của NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên, theo đánh giá thì NLĐNC khu vực KTPNN còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ ở cộng đồng nhất là dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập; dịch vụ giới thiệu việc làm, sinh kế,… Điều này chứng minh rằng, NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng DVCTXH còn hạn chế là phù hợp với giả thuyết đưa ra. Các DVCTXH chưa đa dạng, thiếu chiều sâu và chưa cung cấp được nhiều, đặc biệt là các dịch vụ đánh giá sức khỏe tâm thần, tham vấn, trị liệu khủng hoảng tạm thời hay lâu dài về tâm lý, phục hồi chức năng xã hội; quản lý trường hợp,… còn thiếu những mô hình cung cấp DVCTXH dựa vào cộng đồng, hướng tới cộng đồng sử dụng dịch vụ và chi trả một phần phí dịch vụ, còn lại là hỗ trợ của nhà nước hoặc từ nguồn xã hội hóa.

1.4. Dịch vụ CTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại địa bàn khảo sát được cung cấp bởi các NVCTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong các cơ sở công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, những hoạt động cung cấp DVCTXH vẫn chưa mang

tính chuyên nghiệp cao, đối với nhân viên cung cấp DVCTXH thì ngoài tấm lòng yêu thương và tận tâm đối với công việc thì họ cần được trang bị một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CTXH. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến thái độ của NVCTXH khi làm việc với NLĐNC và giúp họ nhận thức rõ về vai trò nhiệm vụ để cung cấp DVCTXH ngày càng hiệu quả hơn.

1.5. Về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN chịu tác động bởi nhiều yếu tố và mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết đưa ra là phù hợp và chỉ ra một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến DVCTXH là nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, đặc biệt là mạng lưới cung cấp dịch vụ ở tại cộng đồng chưa đi vào chiều sâu, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa dựa vào cộng đồng. Mặc dù đa phần nhân viên nhận định được sự cần thiết của đội ngũ nhân viên CTXH cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng về CTXH để cung cấp hiệu quả DVCTXH cho NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành CTXH và phải kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều công việc nên không có nhiều thời gian để trợ giúp cho NLĐNC sử dụng dịch vụ hiệu quả.

1.6. Về thực nghiệm tác động đã chứng minh được tính khả thi của biện pháp tăng cường hoạt động tập huấn, truyền thông đã đem lại những thay đổi đáng kể đến hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. Vận dụng lý thuyết tiếp cận theo quyền trong CTXH nhấn mạnh đến sự can thiệp để tăng quyền lực cho NLĐNC để chuyển từ việc đánh giá những thiếu hụt và rủi ro sang việc xây dựng nội lực và khả năng nhận ra giới hạn của NLĐNC nhằm nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của thân chủ.

1.7. Kết quả khảo sát thực trạng và thực nghiệm tác động đã chứng minh được giả thuyết về mức độ sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN chỉ ở mức trung bình, đối với dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập cho con của NLĐNC còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng DVCTXH hiện nay.

DANH MỤC

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phạm Thanh Hải (2017), Vai trò của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ cho người lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2 năm 2017.

2. Phạm Thanh Hải (2020), Dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước về giới thiệu việc làm, sinh kế tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 107 (168) tháng 02 năm 2020.

3. Phạm Thanh Hải (2020), Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 114 (175) tháng 9 năm 2020.

4. Phạm Thanh Hải (2021), Dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3 năm 2021.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

1. Action Aid Việt Nam (2014), Báo cáo tóm tắt chính sách “An sinh xã hội cho người nhập cư.

2. Lê Chí An (2015), Định nghĩa toàn cầu về công tác xã hội. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học – Tiến tới chuyên nghiệp hóa nguồn lực công tác xã hội Việt Nam. Ngày CTXH thế giới Lần thứ 18 tại Việt Nam, tháng 11/2015, tr29.

3. Lê Chí An (dịch Grace Mathew), (1999), Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở Bán công TP. Hồ Chí Minh, tr5.

4. Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Bình Minh (1998), Đảm bảo cung cấp dịch vụ xã hội cho người nhập cư ở thành phố, tr 2-3.

5. Đặng Nguyên Anh (2004), Di dân và đô thị hóa bền vững ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Quốc Tế Giảm nghèo, di dân – đô thị hóa: Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh trong tầm nhìn so sánh”. Tr9,10,17

6. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội.

7. Nhật Anh (2015), Hỗ trợ lao động di cư tiếp cận an sinh xã hội, ngày 16/12/2015.

8. Minh Bắc (2015), An sinh xã hội cho lao động di cư. Truy cập http://hanoimoi.com.vn.

9. Bình (2018), Hỗ trợ pháp lý giúp lao động nữ nhập cư. Thứ Năm, 11/08/2016, 22:33:52.

10. Bộ Công An (2005), Thông tư của Bộ Công an số 11/2005/TT, ngày 7 tháng 10, 2005.

11. Bộ GDĐT (2004), Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11/10/2004, về việc ban hành mã ngành đào tạo CTXH.

12. Bộ GDĐT (2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.

13. Bộ LĐTBXH-BNV (2015), Thông tư liên tịch, số 30/2015/TTLT- BLĐTBXH-BNV, ngày 19/8/2015, Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí