Tổ Chức Thực Nghiệm Và Cách Đánh Giá Kết Quả Tác Động

4.2. Kết quả thực nghiệm tác động

4.2.1. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN, luận án đã tiến hành thực nghiệm. Tuy nhiên, do hạn chế về các điều kiện thực hiện nên luận án chỉ thực nghiệm biện pháp: Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức, tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

4.2.1.1. Khách thể thực nghiệm

Luận án tiến hành thực nghiệm giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức 30 NLĐNC khu vực KTPNN.

4.2.1.2. Nội dung tác động

- Tổ chức các buổi chuyên đề truyền thông để cung cấp kiến thức để nâng cao hiểu biết cho NLĐNC khu vực KTPNN các thông tin liên quan về DVCTXH.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về mục đích, nội dung, hình thức tiến hành truyền thông liên quan về nghề CTXH, DVCTXH để giúp NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng để giải quyết các vấn đề của họ.

- Do hạn chế về điều kiện và thời gian có hạn nên luận án chỉ thiết kế để thực hiện bán thực nghiệm (không có nhóm đối chứng).

4.2.1.3. Giả thuyết

Về sử dụng DVCTXH của NLĐNC chỉ ở mức trung bình, một số NLĐNC còn thiếu thông tin về DVCTXH. Nếu công tác thông tin tuyên truyền tốt thì nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

4.2.1.4. Thang đo và cách thức tác động

- Thang đo: Quá tình thực nghiệm về biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN trước và sau thực nghiệm chúng tôi sử dụng cùng một thang đo.

+ Lần 1: được sử dụng để đánh giá thực trạng sử dụng DVCTXH với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN ở thời điểm chưa tiến hành truyền thông.

+ Lần 2: tiến hành sau khi kết thúc 04 buổi truyền thông.

- Thời gian tiến hành: Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021.

- Tổ chức 4 buổi truyền thông về DVCTXH với NLĐNC, mỗi buổi tiến hành trong thời gian 120 phút.

4.2.1.5. Cơ sở đề xuất và biện pháp tác động

Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN để có cơ sở đề xuất biện pháp tác động cho thấy:

- Nhìn chung, DVCTXH tại địa bàn khảo sát đã có nhưng chưa phát triển, còn thiếu sự chuyên nghiệp. Về cơ bản, những DVCTXH ở đây đã tiếp cận được đến đối tượng sử dụng dịch vụ mà cụ thể là NLĐNC khu vực KTPNN.

- Khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN chỉ dừng ở mức độ trung bình, thậm chí một bộ phận NLĐNC gặp nhều khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ CTXH.

- Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN là nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, đặc biệt là mạng lưới cung cấp dịch vụ ở tại cộng đồng chưa đi vào chiều sâu, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa dựa vào cộng đồng. Bởi vì, nhiều NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN còn thiếu thông tin về DVCTXH tại nơi cư trú, có thể do nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan dẫn đến tình trạng bất cập này. Những tồn tại này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng DVCTXH tại cộng đồng.

Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành xây dựng và tổ chức thực nghiệm thông qua giải pháp: “Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức, tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN”.

4.2.1.6. Tổ chức thực nghiệm và cách đánh giá kết quả tác động

Tổ chức công tác truyền thông và thực nghiệm được tiến hành qua 03 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị công tác thực nghiệm và xác định mục tiêu truyền thông

- Thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu, lựa chọn thành viên và thành lập nhóm thực nghiệm. Vì vậy các thành viên trong nhóm là NLĐNC tại địa bàn khảo sát thiếu thông tin về nghề CTXH, DVCTXH. Họ có nhu cầu được hỗ trợ để tiếp cận các thông tin về DVCTXH. Thông qua sinh hoạt nhóm, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để NLĐNC có cơ hội được bàn luận, chia sẻ và tăng cường khả năng ứng phó, giúp các thành viên trong nhóm tiếp thu được kiến thức, kỹ năng về cách tiếp cận các thông tin về DVCTXH. Qua đó giúp họ thay đổi nhận thức, tăng năng lực và chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như tìm kiếm, kết nối thông tin về DVCTXH.

- Mục đích truyền thông: Tuyên truyền về luật pháp, chính sách, chương trình hỗ trợ và DVCTXH liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc và tại địa bàn cư trú nhằm nâng cao nhận thức và tăng khả năng sử dụng DVCTXH cho NLĐNC.

- Lập kế hoạch truyền thông:

+ Xác định đối tượng để truyền thông bao gồm: NLĐNC khu vực KTPNN và gia đình; cộng đồng dân cư; Hội ban ngành, đoàn thể,…

+ Nội dung truyền thông: Căn cứ vào mục đích để tuyên truyền các chính sách, chương trình liên quan; nghề CTXH và DVCTXH; cung cấp thông tin về nhà ở an toàn, hỗ trợ việc làm,… cho NLĐNC khu vực KTPNN.

+ Thời gian và địa điểm truyền thông: 19h00- 21h00, Văn phòng khu phố tại địa bàn khảo sát.

+ Nguồn lực: Cán bộ hội phụ nữ, Cán bộ LĐTBXH, NVCTXH hỗ trợ thành viên nhóm chia sẻ trải nghiệm của mình về việc tiếp cận thông tin truyền thông về pháp luật, chính sách, chương trình, DVCTXH cho các thành viên trong nhóm,… Sau đó, điều phối cho thành viên trong nhóm thảo luận, chia sẻ, tìm kiếm thêm thông tin giúp thành viên nhóm tăng cường năng lực tiếp cận dịch vụ này tại nơi nhập cư.

- Khảo sát thực trạng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN.

- Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi.

- Kết quả: Thực trạng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN trước thời điểm thực hiện được thể hiện ở bảng 4.1.

Bước 2: Thiết kế xây dựng các nội dung, chuyên đề và tổ chức thực nghiệm để tiến hành truyền thông

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng và nhu cầu của NLĐNC khu vực KTPNN, luận án lựa chọn một số nội dung ở bước 1 để tiến hành truyền thông.

- Thiết kế thông điệp: khi truyền thông DVCTXH đến NLĐNC phải theo những nguyên tắc như: đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ; chân thật, đáng tin cậy; từ ngữ phổ thông nhất; hấp dẫn, bắt mắt; phù hợp với văn hóa, lối sống của NLĐNC,... Thông điệp truyền thông về DVCTXH với NLĐNC: Kết nối và chia sẻ; Tác nhân của sự thay đổi; DVCTXH luôn đồng hành cùng bạn,…

- Lựa chọn phương pháp và công cụ: căn cứ vào đặc điểm của NLĐNC để lựa chọn hình thức thảo luận nhóm theo từng chủ đề cụ thể, nói chuyện chuyên đề để tác động tới nhận thức, cảm xúc, hành vi và giúp NLĐNC có thể nhận tin lưu lại trong tâm trí của họ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng công cụ khác như in và phát tờ rơi, tuyên truyền miệng,… thông tin về DVCTXH.

- Tổ chức thực nghiệm tác động: Để tiến hành các tổ chức hoạt động truyền thông, căn cứ vào theo nhu cầu, mục tiêu, nội dung và điều kiện thực hiện, luận án tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp qua nói chuyên chuyên đề. Tiến hành báo cáo chuyên đề, truyền thông về nghề CTXH, DVCTXH để có thể phổ biến

cho các thành viên nhóm NLĐNC khu vực KTPNN. Hoạt động này sẽ được thực hiện qua 04 buổi, mỗi buổi 120 phút và bao gồm hai hoạt động chính cần thực hiện:

Buổi 1: Tiến hành báo cáo chuyên đề “Thông tin về pháp luật, các chính sách an sinh xã hội, nghề CTXH và trung tâm cung cấp DVCTXH”

- Tổ chức báo cáo chuyên đề, truyền thông về các điều luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nhập cư cho các thành viên nhóm. Hầu hết NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN nói chung và các thành viên trong nhóm nói riêng đều chưa có hiểu biết đầy đủ kiến thức về các quyền và nghĩa vụ nơi mình cư trú.

- Phương pháp thực hiện là thuyết trình, thảo luận nhóm và bài tập thực hành. Các phương pháp này được phối hợp linh hoạt trong quá trình tập huấn giúp cho NLĐNC khu vực KTPNN hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình ở nơi cư trú.

Buổi 2: Tiến hành báo cáo chuyên đề: Thông tin về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Thông tin nhà trọ an toàn, điện, nước sạch, y tế, giáo dục,...”

Nhân viên CTXH hỗ trợ thành viên nhóm chia sẻ trải nghiệm của mình về việc tiếp cận thông tin nhà ở an toàn ở đâu? Làm thế nào để được sử dụng điện, nước đúng giá quy định của nhà nước, các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em nhập cư, mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ gia đình, đăng ký nhập học,….

Buổi 3: Tiến hành báo cáo chuyên đề” “Thông tin về hướng nghiệp, dạy nghề, việc làm”.

- Cung cấp cho các thành viên nhóm về việc tiếp cận thông tin hướng nghiệp, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm, thủ tục đi học nghề đối với NLĐNC, đối tượng được miễn, giảm học phí học nghề, đối tượng được vay vốn ưu đãi tạo việc làm,…

- Thảo luận, tìm kiếm thêm thông tin về hướng nghiệp về các nghề dễ có cơ hội tìm việc làm hoặc cách thức tạo việc làm, học nghề, thông tin về tuyển dụng nhằm giúp thành viên nhóm tăng cường năng lực tiếp cận dịch vụ này tại nơi nhập cư.

Buổi 4: Tiến hành báo cáo chuyên đề: “Thông tin về truyền thông nâng cao nhận thức cho NLĐNC khu vực KTPNN”.

- Cung cấp cho các thành viên nhóm về cách thức tiếp cận thông tin truyền thông nâng cao nhận thức và tư vấn pháp luật miễn phí.

- Các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin về DVCTXH cho nhau và nắm được những thông tin và cách thức tiếp cận dịch vụ CTXH.

Qua mỗi buổi báo cáo, nhân viên CTXH và các chuyên gia thực tiễn sẽ tiến hành báo cáo chuyên đề, truyền thông và giải đáp cho NLĐNC khu vực KTPNN những vấn đề liên quan đến DVCTXH như loại hình dịch vụ; hình thức; đối tượng thụ hưởng;

người cung cấp dịch vụ; phương thức cung cấp dịch vụ,… cũng như vai trò của CTXH, mạng lưới về cung cấp DVCTXH hiện nay.

Bước 3: Đánh giá và kết thúc các hoạt động truyền thông

Qua thời gian tổ chức các hoạt động truyền thông với mục đích chính hỗ trợ NLĐNC tiếp cận thông tin DVCTXH. Nhóm tập trung tại văn phòng khu phố tại địa bàn khảo sát để tiến hành tổng kết, lượng giá lại toàn bộ quá trình hoạt động của nhóm, đặc biệt là có sự tham gia của chủ tịch Hội phụ nữ, cán bộ LĐTBXH, Trưởng điều hành khu phố.

- Để đánh giá tính khả thi của biện pháp đề xuất, cách thức thu thập và xử lí số liệu trong quá trình thực nghiệm tương tự như đã nêu ở phần phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Tiêu chí đánh giá: Dựa vào tiêu chí tiếp cận về DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN để đánh giá. Sau khi xử lý số liệu, luận án sẽ đưa ra những đánh giá và nhận xét về hiệu quả của biện pháp tác động này.

- Hiệu quả thực nghiệm được đánh giá thông qua việc so sánh mức độ sử dụng DVCTXH với NLĐNC qua hai lần đánh giá. Nếu mức độ sử dụng DVCTXH của NLĐNC qua đánh giá lần thứ 2 cao hơn một cách có ý nghĩa so với đánh giá ở lần thứ 1, thì biện pháp tác động có thể coi là có hiệu quả và có tính khả thi trong việc truyền thông nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN.

4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng và sự thay đổi của biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông, tác động đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, đã có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên sự thay đổi này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp cận thông tin về DVCTXH của NLĐNC. Mức độ thay đổi hiệu quả sử dụng về từng loại dịch vụ khác nhau và được thể hiện ở bảng 4.1.

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, sau thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH đều có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là khả năng sử dụng dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế có sự thay đổi lớn nhất (ĐTB tăng từ 2,67 lên 3,60, chênh lệch 0,93, p=0,00). Qua hoạt động truyền thông các thành viên trong nhóm đã có những thay đổi tích cực, cởi mở hơn, tự tin hơn, nắm bắt được thông tin và có sự chia sẻ thông tin về DVCTXH cho nhau. Từ đó tăng cường khả năng sử dụng DVCTXH cho mình và người thân khi có nhu cầu. Nếu như trước thực nghiệm, mức độ sử dụng dịch vụ này còn nhiều hạn chế, thậm chí một số NLĐNC còn không biết tìm kiếm thông tin này ở

đâu và đặc biệt họ gặp nhiều khó khăn trong vay vốn ưu đãi, tạo việc làm để ổn định cuộc sống.

Hệ thống dịch vụ việc làm đã đóng vai trò rất quan trọng trong kết nối cung cầu lao động, rút ngắn thời gian tìm việc của NLĐNC, đồng thời cung cấp các dịch vụ giới thiệu, tư vấn học nghề, việc làm và hỗ trợ sinh kế góp phần vào giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động hiện nay. Qua phỏng vấn sâu NLĐNC cho biết: “Đối với NLĐNC trong thời gian mới nhập cư vào đô thị họ không có nhiều thông tin về thị trường lao động việc làm. Do đó, thông qua dịch vụ hỗ trợ này thì NLĐNC được cung câp miễn phí và không mất nhiều thòi gian để tìm kiếm việc làm mà họ có thể lựa chọn được loại hình công việc thích hợp có thể mang lại thu nhập cao hơn. Từ đó góp phần đẩy mạnh vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống của NLĐNC”. (NLĐNC nam, quận 12, TpHCM).

Bảng 4.1. Sự thay đổi khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư trước và sau thực nghiệm


TT

DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

ĐTB

Lệch chuẩn

ĐTB

Lệch chuẩn

1

Dịch vụ thông tin về nhà ở an toàn, an ninh

4,40

0,61

4,67

0,47

2

Dịch vụ tư vấn/ tham vấn

2,73

0,88

3,58

0,90

3

Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc

làm, sinh kế

2,62

0,88

3,60

0,87

4

Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho con

2,07

0,86

3,01

0,90

5

Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn

lực

3,14

0,89

4,02

0,84

Thực trạng chung về DVCTXH

2,99

0,81

3,78

0,80

Kết quả kiểm định

Sig=0,04<0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 20

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục sau thực nghiệm cũng có sự thay đổi nhiều (ĐTB tăng từ 2,07 lên 3,01, chênh lệch 0,92, p=0,00). Trước thực nghiệm, nhiều NLĐNC cho biết họ không được xem là cư dân địa phương và không có hộ khẩu nên gặp nhiều bất lợi. Thực tế cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút và tiếp nhận NLĐNC ngoại tỉnh rất lớn trở thành một vấn đề đáng quan ngại trong việc lập kế hoạch, xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng và hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội. Vì vậy, chính quyền địa phương thường dành ưu tiên trước hết cho nhóm trẻ em có hộ khẩu thường trú trước tình trạng quá tải của các hạ tầng kinh tế xã hội, chưa xét nhiều đến nhóm trẻ em

nhập cư. Mặt khác, một số NLĐNC cũng không biết thủ tục nhập học và không được ai hỗ trợ hướng dẫn nên gặp nhiều khó khăn khi sử dụng dịch vụ.

Qua kết quả phỏng vấn sâu, NLĐNC cho biết: “Tôi trọ ở đây cũng được 5 năm rồi, nhờ quen biết với chủ nhà trọ nên đã được đăng ký KT3. Vì vậy, vào năm tới con tôi vào lớp 1 đủ điều kiện để xin vào học trường gần nhà, chứ không khu vực này đông trẻ em nhập cư nên các trường đều không còn chỉ tiêu cho những người đăng ký tạm trú KT4 và phải chuyển con tới các trường dân lập có mức học phí và chi phí cao hơn rất nhiều lần”. (NLĐNC nữ, quận Bình Tân, TpHCM).

Bên cạnh đó, do đặc điểm tính chất công việc của NLĐNC khu vực KTPNN thường là “đi sớm về muộn” và các công ty thường quy định thời gian làm việc rất khắt nên nhiều NLĐNC không thể gửi con vào các trường công lập nhất là trẻ em ở bậc mần non. Tuy vẫn biết gửi con vào trường công lập sẽ tiết kiệm chi phí và trẻ được chăm sóc tốt hơn nhưng đối với gia đình NLĐNC, những nhà trẻ hoặc nhóm trẻ gia đình gần nhà trọ, thuận lợi cho việc đưa đón trẻ và giữ trẻ ngoài giờ mới là những tiêu chí hàng đầu của họ.

Việc tiếp cận giáo dục của nhóm cư dân này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác mà bản thân họ không thể lường trước được dù họ mong muốn bản thân và con cái họ được phát triển. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng những lý do chủ yếu được các cha mẹ nêu lên là: “không có đầy đủ giấy tờ nên không xin cho con đi học, hoặc trẻ học kém, lười học, không muốn học hoặc không có đủ tiền đóng học phí cho con”, còn nếu cho con đi học trường ngoài công lập thì chi phí quá cao so với thu nhập hiện tại của gia đình nên cho con nghỉ học. Nếu trẻ em không được tiếp cận giáo dục là vấn đề đáng báo động. Bởi vì, học vấn là yếu tố quyết định chất lượng của lực lượng lao động và cơ hội thăng tiến của các cá nhân trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sau thực nghiệm đã có sự thay đổi đáng kể, đối với các hộ gia đình NLĐNC gặp khó khăn thì ở địa phương huy động nguồn lực để hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại cho các cháu tiếp tục đến trường.

Dịch vụ tư vấn, tham vấn cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể sau thực nghiệm (ĐTB tăng từ 2,73 lên 3,58 chênh lệch 0,71). Kết quả nghiên cứu định lượng và phỏng vấn sâu cho thấy sự thay đổi rõ rệt của các hoạt động liên quan đến dịch vụ tư vấn, tham vấn đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Trước thực nghiệm, một số NLĐNC chưa hiểu hết tầm quan trọng của chính sách ASXH nên chưa chủ động tìm hiểu, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐNC như về BHXH, BHYT. Một số người sử dụng lao động lợi dụng sự không hiểu biết của NLĐNC để lách luật, áp dụng hình thức thuê khoán, khoán việc với NLĐNC thay vì

phải ký hợp đồng từ 1 – 3 tháng, qua đó bớt được các khoản chi phí và không phải đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐNC. Nhưng sau những buổi trò chuyện tập huấn, truyền thông NLĐNC khu vực KTPNN đã hiểu rõ hơn về pháp luật, thông tin DVCTXH, các chính sách ASXH liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình ở doanh nghiệp và địa bàn cư trú.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trước thực nghiệm, có 40,7% ý kiến NLĐNC cho biết không thường xuyên được tư vấn về các chính sách ASXH, pháp luật liên quan, vì họ không biết nơi nào có thể cung cấp thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. NLĐNC khu vực KTPNN chính là đối tượng dễ bị tổn thương khi quan hệ lao động của họ chưa tuân theo pháp luật, chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động, nên không được hưởng các lợi ích bảo trợ xã hội hoặc các lợi ích nhất định liên quan đến việc làm. Mặt khác, họ có nguy cơ mất việc làm rất cao và gặp rất nhiều bấp bênh trong cuộc sống. NLĐNC có kiến thức về pháp luật thì họ có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho chính mình tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó trước thực nghiệm, nhiều NLĐNC cho biết họ không được xem là cư dân địa phương và không có hộ khẩu nên không đủ điều kiện để nhận dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ xã hội thì NLĐNC phải trả mức giá cao hơn gấp ba lần người dân địa phương. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng dịch vụ về: tiền nước sạch, tiền điện, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường kể các các chương trình giảm nghèo. Mặc dù đã có những chính sách ưu đãi về giá điện, nước cho người thuê nhà, nhưng hầu hết NLĐNC vẫn phải sử dụng đồng hồ phụ và trả giá cao. NLĐNC cho biết: “Qua truyền thông chúng tôi biết NLĐNC không phải trả tiền điện, nước giá cao mà trả theo giá của nhà nước quy định. Theo quy định cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung. Nhờ vậy mà tiền điện, nước hàng tháng giảm đáng kể so với trước đây”. (NLĐNC nam, quận 12, TpHCM).

So với các dịch vụ CTXH khác thì dịch vụ huy động, kết nối chuyển gửi nguồn lực cũng thay đổi (ĐTB tăng từ 3,47 lên 4,02 chênh lệch 0,55, p=0,00) sau thực nghiệm. Để có thể hỗ trợ tốt cho NLĐNC được sử dụng nhiều dịch vụ giải quyết các vấn đề của họ thì rất cần thiết cần phải kết nối, chuyển gửi họ đến các nơi cung cấp dịch vụ. Trong thời gian dịch bệnh xẩy ra thì các hoạt động để thực hiện kết nối, chuyển gửi NLĐNC đến các mạnh thường quân, các hội/ban ngành, đoàn thể, các

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí