Hình Ảnh “Sổ Tay Tư Vấn Dành Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc”


thích hợp nhằm hỗ trợ việc tư vấn của dược sĩ tại các nhà thuốc tại nước ta là một việc cần thiết [12].

Dựa trên những lí do này, nhóm nghiên cứu của Đoàn Quốc Dương và cộng sự năm 2017 [12] đã xây dựng thành công công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn tại nhà thuốc: “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc”.

Hình 1. 1. Hình ảnh “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc”

Công cụ được xây dựng bao gồm 30 triệu chứng bệnh/ bệnh thông thường tại nhà thuốc thuộc 6 chuyên khoa: hô hấp, tiêu hóa, tai mũi họng, da liễu, phụ khoa và các bệnh khác. Nội dung của công cụ gồm các phần chính sau:

Kiến thức lâm sàng: khái quát về khái niệm, nguyên nhân cũng như tác hại của triệu chứng/ bệnh.

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân: cung cấp một loạt các câu hỏi cần thiết để người bán thuốc có thể đặt cho bệnh nhân nhằm nắm bắt được bệnh tình của người bệnh.


Triệu chứng bệnh: đưa ra các triệu chứng xảy ra khi bị bệnh, để xác định một cách tương đối bệnh.

Trường hợp cần khuyên BN đi khám bác sĩ: các tình huống khẩn cấp khi bệnh tình đã trầm trọng cần đến chuyên gia để khám và chẩn đoán chính xác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thuốc OTC: nhằm cung cấp thông tin về các hoạt chất dùng trong điều trị các bệnh thông thường tại nhà thuốc, chia ra thành hoạt chất chính và hỗ trợ.

Dược liệu: đưa ra một số bài thuốc dân gian thông thường, phổ biến, dễ áp dụng thường ngày.

Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 4

Lời khuyên: các lời khuyên về chế độ ăn uống, vận động thích hợp cho bệnh nhân.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC: nhằm đưa ra một số biệt dược mang tính tham khảo cho các hoạt chất ở mục Thuốc OTC.

Công cụ này có nội dung được biên soạn theo các hướng dẫn điều trị chuẩn, và đã được thẩm định bởi các dược sĩ và bác sĩ lâm sàng, đồng thời có nội dung về thuốc phù hợp với thị trường thuốc tại Việt Nam. Chúng tôi sử dụng công cụ này làm tài liệu cung cấp hỗ trợ cho việc bán thuốc và tư vấn sử dụng thuốc của các dược sĩ nhà thuốc.

1.5.3. Can thiệp giáo dục

Can thiệp giáo dục là bất kỳ can thiệp nào được thực hiện trong môi trường giáo dục hoặc nhằm mục đích giáo dục, can thiệp giáo dục được thiết kế để tạo ra những thay đổi hoặc cải thiện hành vi và kiến thức. Can thiệp giáo dục có thể tổ chức dưới dạng đào tạo, tập huấn lý thuyết; tập huấn kĩ năng và tổ chức chiến dịch thông qua tờ rơi, tờ giới thiệu.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc, tuy nhiên, các nghiên cứu nhằm mục đích can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn vẫn còn rất ít. Can thiệp giáo dục là phương pháp can thiệp được chọn lựa trong một nghiên cứu đa can thiệp cải thiện thực hành tại các nhà thuốc tư nhân Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc [39], kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện rò rệt trong thực hành của các nhà thuốc nhận can thiệp so với


nhóm chứng. Phương pháp can thiệp giáo dục cũng cho thấy hiệu quả nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành quản lý tiêu chảy ở trẻ em tại các nhà thuốc trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vĩnh Long [50].

Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn phương pháp quan sát để đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế, sau đó tiến hành can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn bằng phương pháp can thiệp giáo dục và sử dụng công cụ hỗ trợ. Cuối cùng, chúng tôi tiến hành đánh giá sau can thiệp kiến thức của dược sĩ tham gia thông qua phiếu đánh giá và đánh giá kĩ năng bằng phương pháp đóng vai (Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu).


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại cácnhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:các trường hợp mua thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế, được tiến hành từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2017.

- Cỡ mẫu: 21 nhà thuốc

- Cách chọn mẫu: nhà thuốc được lựa chọn một cách thuận tiện trên địa bàn thành phố Huế. Các thành viên của nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên bản đồ của thành phố Huế để đi theo các con đường khác nhau bao quát thành phố Huế để thực hiện quan sát.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Nhà thuốc tại thành phố Huế.

+ Khách hàng đến nhà thuốc mua thuốc OTC.

+ Khách hàng đến nhà thuốc mua thuốc điều trị các bệnh/triệu chứng thông thường và được bán thuốc OTC.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Nhà thuốc nằm trong khuôn viên bệnh viện do chủ yếu bán các thuốc kê đơn từ bệnh viện.

+ Khách hàng đến nhà thuốc mua thuốc theo đơn và mua sản phẩm không phải là thuốc.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu quan sát trực tiếp, mù đơn, không can thiệp.

2.1.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu

- Bước 1: Xác định mục tiêu của quan sát

Mục tiêu quan sát là các trường hợp mua thuốc OTC tại nhà thuốc diễn ra trong thời gian quan sát.


- Bước 2: Thành lập nhóm quan sát

Nhóm quan sát gồm 5 sinh viên dược. Nhóm quan sát được tập huấn một buổi về “Kỹ năng tư vấn OTC tại nhà thuốc” và “Kỹ năng quan sát tại nhà thuốc” trước khi thực hiện bởi một dược sĩ phụ trách nghiên cứu

- Bước 3: Soạn Bảng kiểm đánh giá 1, gồm các nội dung:

Thông tin người điền phiếu, thời gian và địa điểm thực hiện

Đặc điểm của các trường hợp tư vấn: dược sĩ có hay không có thực hiện tư vấn, lý do tư vấn, trình độ dược sĩ tư vấn, thời gian tư vấn.

Các bước tư vấn:

Thu thập thông tin từ bệnh nhân: đối tượng sử dụng thuốc, độ tuổi của đối tượng, các triệu chứng bệnh và thời gian diễn biến bệnh/triệu chứng, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.

Cung cấp thông tin cho bệnh nhân: các thông tin liên quan đến thuốc gồm tên thuốc, chỉ định, liều dùng, số lần dùng/khoảng cách dùng, thời điểm dùng, chống chỉ định, ADR, tương tác thuốc, xử lý quên liều, bảo quản; tư vấn cho bệnh nhân trường hợp nên đến phòng khám chuyên khoa và cung cấp cấp tư vấn giấy.

Kết thúc tư vấn: kiểm tra mức độ hiểu của bệnh nhân, tổng kết các điểm quan trọng cần ghi nhớ, xác nhận bệnh nhân có còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác.

Bảng kiểm được xây dựng tham khảo theo các nghiên cứu tương tự trên thế giới và Việt Nam[31], [33], [34], [51], [13], [24]. Bảng kiểm sau đó được áp dụng thử khi quan sát tại một nhà thuốc và được điều chỉnh để có Bảng kiểm đánh giá 1 cuối cùng (Phụ lục 1). Chuyển định dạng Bảng kiểm thành dạng online trên Google Form.

<https://goo.gl/ccr6eY>

- Bước 4: Lập kế hoạch quan sát cụ thể

Nhóm quan sát tiến hành theo cá nhân, mỗi người tiến hành xin phép học việc trong thời gian 3 tiếng tại các nhà thuốc. Nghiên cứu là mù đơn nghĩa là nhân viên nhà thuốc không biết mục đích của nghiên cứu để tránh sai lệch kết quả khi quan sát do hiệu ứng có người quan sát trực tiếp.

- Bước 5: Tiến hành quan sát


Mỗi thành viên của nhóm quan sát đến nhà thuốc và xin vào nhà thuốc dưới hình thức học việc. Sau khi nhận được sự đồng ý của dược sĩ nhà thuốc, trong quá trình học việc, thành viên quan sát tiếp cận và lắng nghe lời tư vấn của DS mỗi khi có KH đến nhà thuốc để mua thuốc OTC mà không để cho DS nhận ra. Sau khi quan sát mỗi trường hợp mua thuốc OTC, thành viên quan sát điền ngay mẫu vào mẫu Bảng kiểm online.

2.1.2.3. Xử lý số liệu

Các số liệu được nhập, làm sách và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2013. Đơn vị định lượng nhỏ nhất của nghiên cứu là trường hợp tư vấn. Các số liệu được trình bày dưới dạng cả số trường hợp tư vấn và tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số trường hợp tư vấn được quan sát.

2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:Các dược sĩ nhà thuốc đang thực hành tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế đồng ý tham gia buổi đào tạo.

- Cỡ mẫu: 38 dược sĩ nhà thuốc

- Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, thông tin về nghiên cứu được giới thiệu qua poster (Phụ lục 2) được nhóm nghiên cứu thông báo qua Trang “Nhịp cầu Dược lâm sàng” và trực tiếp tiếp xúc với các nhà thuốc tại Huế để mời tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Dược sĩ đại học, cao đẳng và trung học

+ Dược sĩ đang thực hành tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế.

+ 1 dược sĩ/nhà thuốc

+ Dược sĩ đồng ý tham gia buổi đào tạo

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Nhân viên nhà thuốc không có bằng cấp về đào tạo dược phù hợp.


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp bằng hình thức đào tạo trực tiếp, sau đó (1) đánh giá kiến thức dược sĩ nhà thuốc bằng cách điền Phiếu đánh giá (Phụ lục 4) trước và ngay sau buổi đào tạo và (2) đánh giá kỹ năng thực hành tư vấn bằng phương pháp đóng vai một tuần sau đó.

2.2.2.2. Các bước thực hiện

- Bước 1: Xác định mục tiêu của buổi đào tạo

Nâng cao kiến thức của dược sĩ nhà thuốc về Kỹ năng tư vấn của dược sĩ nhà thuốc.

Cung cấp kiến thức về tư vấn quản lý Cảm lạnh.

- Bước 2: Xây dựng nội dung buổi đào tạo

Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” do nhóm nghiên cứu biên soạn

(mục 1.5.2 chương Tổng quan) sẽ được in và phát cho mỗi dược sĩ tham gia.

Buổi đào tạo gồm 2 nội dung chính: (1) Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc dành cho dược sĩ nhà thuốc và (2) Kiến thức tư vấn bệnh thông thường tại nhà thuốc: quản lý cảm lạnh. Một dược sĩ sẽ trình bày trực tiếp bằng thuyết trình với hỗ trợ của slide. Xây dựng 2 tình huống đóng vai tư vấn cảm lạnh ở người lớn và cảm lạnh ở trẻ em để nhóm nghiên cứu thực hiện đóng vai minh hoạ trong buổi đào tạo (Phụ lục 5).

- Bước 3: Soạn thảo Phiếu đánh giá kiến thức của dược sĩ

Phiếu đánh giá (Phụ lục 4) gồm các phần:

Thông tin người điền phiếu

Thông tin nhà thuốc

Thông tin về hoạt động tư vấn tại nhà thuốc

Kiến thức về tư vấn trị cảm lạnh

Phản hồi ý kiến về buổi đào tạo

- Bước 4: Mời các dược sĩ nhà thuốc tham gia đào tạo

Nhóm nghiên cứu thiết kế một poster mời dược sĩ tham gia đào tạo qua 2 hình thức: đăng ký online và mời trực tiếp tại nhà thuốc (Phụ lục 2).


- Bước 5: Tiến hành đào tạo

Buổi đào tạo được tổ chức vào 14h00 ngày 17/03/2018 tại giảng đường 107B, Trường Đại học Y Dược Huế. Thời lượng đào tạo là 3 tiếng 30 phút.

Các dược sĩ tham gia buổi đào tạo điền 2 Phiếu đánh giá giống nhau vào 2 thời điểm: trước đào tạo và sau đào tạo để đánh giá về kiến thức.

- Bước 6: Đánh giá kỹ năng tư vấn tại nhà thuốc qua phương pháp đóng vai Thành lập nhóm đóng vai: Nhóm nghiên cứu bao gồm 8 sinh viên Dược. Nhóm

đóng vai được tập huấn 2 buổi về “Kỹ năng đóng vai tại nhà thuốc” trước khi thực hiện bởi một dược sĩ phụ trách nghiên cứu.

Xây dựng kịch bản đóng vai: Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 2 tình huống mua thuốc cảm lạnh: một tình huống cảm lạnh ở người lớn và một tình huống cảm lạnh ở trẻ em (Phụ lục5). Tình huống cung cấp các thông tin cơ bản để thành viên cung cấp nếu được dược sĩ nhà thuốc hỏi.

Soạn Bảng kiểm đánh giá 2: để đánh giá chất lượng tự vấn của dược sĩ nhà thuốc trên 2 phương diện: kỹ năng tư vấn của dược sĩ nhà thuốc và nội dung tư vấn do dược sĩ nhà thuốc thực hiện (Phụ lục 3).

Tiến hành đóng vai: Mỗi thành viên của nhóm đóng vai sẽ tiến hành đến và đóng vai theo kịch bản có sẵn tại các nhà thuốc đã được phân công (5 – 6 nhà thuốc/người đóng vai (NĐV). NĐV trong quá trình đóng vai tại nhà thuốc đồng thời ghi âm tình huống đóng vai thực tế, sau đó điền Bảng kiểm đánh giá 2 trực tiếp ngay sau khi hoàn thành đóng vai. Sau khi hoàn thành toàn bộ các tình huống đóng vai, nhóm nghiên cứu kiểm tra lại nội dung bảng kiểm đã điền thông qua ghi âm. DSNT không hề biết về mục đích và sự tiến hành của hoạt động đóng vai.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022