Những Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hàng Thừa Kế

nhiên quá trình sử dụng có dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng nên các bên yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Ông Cù, bà Mẹo không để lại di chúc nên di sản của ông bà được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Theo bản án dân sự sơ thẩm số 200/DSST ngày 16/7/2003 của Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn, Hội đồng xét xử xác định hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản của ông Cù, bà Mẹo gồm có 5 người con: Trần Thị Mùi, Trần Duy Mẫn, Trần Duy Thơm, Trần Duy Minh, Trần Thị Mai. Riêng Trần Duy Minh

đã chết nên 3 người con là Trần Duy Quang, Trần Thị Dữ, Trần Thị Lắm

được thừa kế thế vị. Tại phiên tòa, bà Mùi, bà Mai đồng ý nhường kỷ phần của các bà cho ông Mẫn, ông Thơm và ông Minh; chị Dữ, chị Lắm cũng

đồng ý nhường phần của các chị cho anh Quang. Ông Mẫn, anh Quang cũng chỉ yêu cầu chia di sản theo bản thỏa thuận năm 1991 trong nội bộ gia đình, mặc dù được hưởng phần tài sản ít hơn nếu hoàn toàn chia thừa kế theo pháp luật nhưng họ vẫn chấp thuận. Tòa chấp nhận sự tự nguyện đó của các

đương sự.


Qua vụ án này, chúng ta có thể thấy phần nào sự đa dạng của những tranh chấp và những tình tiết có thể phát sinh trong một vụ việc mà pháp luật

đôi khi không dự liệu hết. Bà Mùi, bà Mai, chị Dữ, chị Lắm đã "nhường" quyền thừa kế cho một số người thừa kế khác. Thực ra, pháp luật đã từng có quy định về nhường quyền thừa kế nhưng lại không có sự cụ thể hóa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào điều chỉnh quan hệ nhường quyền thừa kế này. Có thể hiểu nhường quyền thừa kế là trường hợp người thừa kế không nhận kỷ phần của mình mà chỉ định một hay một số người thừa kế cùng hàng hưởng phần di sản đó. Song, vì pháp luật không có quy định nên chúng ta chỉ có thể giải thích sự việc đó bằng căn cứ pháp lý về việc tặng cho tài sản, người thừa kế thực tế đã nhận di sản nhưng lập tức tặng cho người thừa kế khác, điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ thể trong giao lưu dân sự.

3.1.2. Những hạn chế

* Có tòa án giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật đã không vận dụng đúng những quy định pháp luật về hàng thừa kế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ví dụ sau đây là một điển hình:


Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

Vụ án thứ tư: Tháng 4/1996, anh Sáu kết hôn với chị Chinh tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại đy ban nhân dân thị trấn Ba Hàng và có một con chung

là Nguyễn Thị Mai Anh, sinh năm 1996. Do mâu thuẫn vợ chồng, chị Chinh mang con về bên ngoại ở từ tháng 7/1997 và đi làm ăn xa. Từ thời gian đó, chị Chinh và anh Sáu sống ly thân, không ai quan tâm đến ai. Ngày 04/5/2001, anh Sáu chết không có di chúc. Tài sản của anh Sáu để lại gồm có 48m2 đất thổ cư ở tiểu khu 2 thị trấn Ba Hàng, trên đất có nhà mái bằng diện tích 31m2. Trị giá nhà và đất là 229.227.230đ. Sau khi anh Sáu chết, nhà và đất đó do anh trai anh Sáu là anh Nguyễn Văn Bình quản lý. Trong thời gian còn sống, anh Sáu có nợ tổng cộng cả gốc và lãi là 18.620.000đ. Anh Bình cũng đã trả một phần nợ thay cho anh Sáu. Tháng 01/2004, chị Chinh về nhà và được biết anh Sáu đã mất. Chị yêu cầu: chị và cháu Mai Anh được hưởng di sản thừa kế của anh Sáu.

Theo bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST ngày 18/4/2005 của Tòa án nhân dân huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, di sản thừa kế của anh Sáu còn lại là 210.607.230đ. áp dụng các quy định về hàng thừa kế, Hội đồng xét xử xử cho chị Lê Thị Chinh và cháu Nguyễn Thị Mai Anh được quyền thừa kế toàn bộ di sản của anh Sáu để lại, đồng thời chấp nhận việc chị Chinh tự nguyện trả nợ thay cho anh Sáu, trong đó có cả phần nợ anh Bình.

Mặc dù xung quanh vụ án trên có thể còn có nhiều luồng dư luận trái chiều song không thể phủ nhận rằng, tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng hoàn toàn chính xác quy định về hàng thừa kế và nguyên tắc hưởng di sản thừa kế theo hàng theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005. Anh Sáu không còn cha mẹ, anh chỉ có chị Chinh là vợ hợp pháp và cháu Mai Anh là con đẻ.

Đó là những người thừa kế theo pháp luật thuộc về hàng thừa kế thứ nhất,

được cùng nhau hưởng toàn bộ di sản của anh.


Tuy nhiên, vụ án này còn tiếp diễn khi anh Bình kháng cáo không nhất trí án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 16/6/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xử chấp nhận một phần kháng cáo của anh Bình, sửa án sơ thẩm. Theo đó, di sản thừa kế được chia làm 3 phần, anh Bình, chị Chinh, cháu Mai Anh mỗi người hưởng một phần. Trong đó, nhà và đất của anh Sáu

được giao cho anh Bình tiếp tục sử dụng, anh Bình có nghĩa vụ thanh toán cho chị Chinh số tiền 70.185.630 đồng và cháu Mai Anh số tiền 70.185.630 đồng (giao cho chị Chinh quản lý số tiền của cháu Mai Anh cho đến khi cháu trưởng thành). Đồng thời, anh Bình có nghĩa vụ trả nợ thay cho anh Sáu, trong

đó có khoản nợ chị Chinh. Phán quyết này có tính đến công sức đóng góp của anh Bình trong việc chăm sóc anh Sáu lúc ốm đau và bảo quản di sản của anh Sáu; hơn nữa tại biên bản hòa giải ngày 28/2/2005, chị Chinh cũng đồng ý chia di sản của anh Sáu làm 3 phần, chị và cháu Mai Anh được hưởng 2/3, anh Bình được hưởng 1/3.

Bản án này dường như thỏa mãn những người trong cuộc, nhưng về mặt pháp lý, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng không chính xác quy định tại Điều 676. Theo quy định tại khoản 1 điều luật này, chỉ có chị Chinh và cháu Mai Anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Sáu nên mới có quyền hưởng di sản của anh để lại. Anh Bình với tư cách là anh ruột của anh Sáu là người thuộc hàng thừa kế thứ hai, chỉ có quyền hưởng di sản khi chị Chinh và cháu Mai Anh đều đã chết, từ chối nhận di sản, không được quyền hưởng di sản (theo quy định tại khoản 3 Điều 676). Bản án phúc thẩm nói trên

đã cho phép những người thuộc về các hàng thừa kế khác nhau cùng hưởng di sản mà không phải rơi vào trường hợp thừa kế thế vị. Mặc dù sự phân chia di sản là phù hợp với sự thỏa thuận của các đương sự, luật pháp cần tôn trọng nhưng về bản chất, sự phân chia đó không còn nằm trong quan hệ thừa kế nữa. Phần tài sản mà anh Bình nhận được không thể coi là di sản thừa kế của anh

Sáu dành cho anh theo pháp luật mà là phần tặng cho của chị Chinh và cháu Mai Anh trích từ khối di sản của anh Sáu. Và như vậy, nghĩa vụ thanh toán của anh Bình đối với chị Chinh và cháu Mai Anh cũng không thể xem là nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật mà là nghĩa vụ phát sinh do thỏa thuận nói trên.

* Các tòa án đôi khi chưa thống nhất việc xác định tư cách người thừa kế theo hàng trong trường hợp có người thừa kế thế vị

Trở lại với vụ án thứ hai và vụ án thứ ba trong các ví dụ vừa được trình bày ở trên, có thể thấy bên cạnh thành tựu trong việc xác định đúng người thừa kế theo hàng và người thừa kế thế vị, các tòa án còn có quan điểm khác nhau khi xếp hay không xếp người chết vào hàng thừa kế khi xác định tư cách

người thừa kế thế vị. ë vụ án thứ hai, anh Anh do đã chết nên không được xếp

vào hàng thừa kế thứ nhất của ông Nhã. ë vụ án thứ ba, ông Minh cũng đã chết nhưng lại được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ Cù và Mẹo. Mặc dù những điều đó không ảnh hưởng đến kết quả của việc chia thừa kế theo pháp luật nhưng trước yêu cầu nghiêm ngặt về tính chặt chẽ trong khoa học pháp lý, đây là điều không nên xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật tại các cơ quan bảo vệ luật pháp.

*Một số tòa án còn lúng túng trong việc xác định hàng thừa kế theo pháp luật khi cân đối với tính hợp lý của sự việc và ý chí của đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

ë khía cạnh khác, thực tế giải quyết vụ án thứ tư lại đặt ra vấn đề dư luận hết sức quan tâm, đó là: trong trường hợp vợ chồng ly thân, một bên chết trước, bên kia vẫn được hưởng di sản của người quá cố? Về vấn đề ly thân, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay của Việt Nam chưa có quy định cụ thể song đây đang là hiện tượng khá phổ biến trên thực tiễn. Nhiều cặp vợ chồng chung sống không hạnh phúc nhưng vì vướng mắc những lý do khác nhau như: ràng buộc con cái, danh dự bản thân, dư luận xã hội,... nên đã

không ly hôn hoặc đơn giản là chưa hoàn tất thủ tục ly hôn theo pháp luật... nhưng họ không thực tế chung sống với nhau, không đóng góp xây dựng gia

đình và tất nhiên không có công sức gì trong khối tài sản mà người kia tạo dựng và phát triển sau thời kỳ ly thân. Pháp luật có quy định khi vợ chồng

đang làm thủ tục ly hôn nhưng chưa có bản án có hiệu lực pháp luật xử lý việc ly hôn thì có nghĩa vợ (chồng) đang trong thời kỳ hôn nhân và do đó vợ (chồng) vẫn có quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một bên chết trước.

Điều này sẽ là nhân đạo, đúng đắn khi người chồng hoặc vợ có đóng góp công sức gây dựng tài sản chung trong hôn nhân và tạo điều kiện để chồng (vợ) mình gia tăng tài sản riêng của họ; ngược lại sẽ không phù hợp đạo đức xã hội khi họ không hề có công sức gì mà được hưởng di sản thừa kế. Vợ chồng ly thân nhưng xét về mặt pháp lý hôn nhân vẫn đang tồn tại; do vậy, nếu một trong hai người chết đi, người kia được quyền thừa kế theo pháp luật đối với di sản của chồng (vợ) mình với tư cách người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Trong vụ án thứ tư, chị Chinh và anh Sáu chỉ chung sống hơn một năm (từ tháng 4/1996 đến tháng 7/1997), sau đó hai người ly thân, không hề quan tâm gì đến nhau, hơn nữa, di sản thừa kế của anh Sáu lại là tài sản riêng do anh

được bố mẹ cho từ trước hôn nhân; vậy mà chị Chinh lại được hưởng một phần khá lớn trong số đó. Cụ thể là, theo bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST của Tòa án nhân dân huyện Phổ Yên, chị Chinh là vợ hợp pháp của anh Sáu, cùng với cháu Mai Anh là con đẻ duy nhất của anh là hai người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất, do vậy, mỗi người được hưởng một nửa di sản của anh Sáu. Phán quyết đó của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về hàng thừa kế, bao gồm cả xác định người thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo hàng (Điều 676), chỉ có điều dư luận trong nhân dân còn khá nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là với các anh chị em ruột của anh Sáu, nhất là anh Bình... bản án ấy liệu đã thực sự thuyết phục?

Riêng ở phiên tòa phúc thẩm, đặt giả thiết không có biên bản hòa giải ngày 28/2/2005, tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ để tuyên xử như bản

án dân sự phúc thẩm số 45/DSPT ngày 16/6/2005 được và xử lý như tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn đúng pháp luật, không thể có cách xử lý "tình" hơn với anh Bình.

- Ngoài ra, từ thực tiễn xét xử của vụ án thứ ba, chúng ta cũng không khỏi có những băn khoăn nhất định trong vấn đề xác định vấn đề từ chối và nhường quyền thừa kế. Theo đơn khởi kiện, ông Trần Duy Mẫn và anh Trần Duy Quang yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Cù và cụ Mẹo để lại. Tuy nhiên, tại phiên tòa, họ chỉ nhận phần di sản theo bản thỏa thuận nội bộ vào năm 1991, ít hơn so với kỷ phần thừa kế theo pháp luật. Đó là từ chối một phần quyền hưởng thừa kế theo pháp luật? Hay phải chăng là nhường một phần quyền thừa kế?... Có thể xem đó là nhường quyền hưởng di sản hay không khi mà người thừa kế (bên nhường) không nhận hết phần mình lẽ ra được hưởng nhưng không chỉ định rõ ai là người được nhận phần còn lại (bên được nhường)? Và nếu là việc từ chối hưởng di sản, pháp luật chỉ có quy

định chung là "người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác" theo khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005 mà không có quy định cụ thể về việc từ chối đó là đối với toàn bộ di sản hay cũng có thể chỉ từ chối đối với một phần di sản.

3.2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế‌

* Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định và ổn định quan hệ thừa kế theo pháp luật, từ đó củng cố gia đình Việt Nam

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người còn sống. Nhưng khác với những sự dịch chuyển tài sản thông thường là mối quan hệ giữa người dịch chuyển tài sản và người nhận dịch chuyển tài

sản, quan hệ thừa kế lại là quan hệ giữa những người thừa kế (quan hệ giữa những người nhận dịch chuyển tài sản). Các quy định về hàng thừa kế hợp lý, khoa học sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định người thừa kế theo pháp luật, từ đó là tiền đề cho việc chia di sản thừa kế đúng với pháp luật. Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, các hàng thừa kế lại luôn bao gồm những người thân thích với người để lại di sản. Do vậy, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ thừa kế cũng chính là đảm bảo sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, nhằm ổn định và phát triển gia đình Việt Nam.

* Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế nhằm góp phần hoàn thiện chế định thừa kế

Chế định thừa kế là tổng hợp của rất nhiều quy định cùng điều chỉnh quan hệ thừa kế, trong đó có những quy định chung về thừa kế, có quy định về thừa kế theo di chúc và quy định về thừa kế theo pháp luật. Nền kinh tế thị trường khuyến khích sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, của cải được tạo ra ngày một nhiều, nhưng cũng không tránh khỏi mặt trái của nó là sự lệch lạc chuẩn mực đạo đức trong gia đình cũng như ngoài xã hội của một số cá nhân. Quan hệ thừa kế- một loại quan hệ dịch chuyển tài sản, theo đó cũng diễn ra ngày một nhiều và thêm phần phức tạp, đòi hỏi sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, trong đó không thể thiếu những quy định liên quan tới người thừa kế, hàng thừa kế. Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế và một số quy định liên quan là hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thừa kế theo pháp luật, cũng là góp phần hoàn thiện toàn bộ chế định thừa kế.

*Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế xuất phát từ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế

Như đã phân tích ở nội dung chương 2 và mục 3.1, pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế nhìn chung quy định tương đối toàn diện và khoa học về hàng thừa kế, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật, giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc thừa kế theo pháp luật diễn ra trên

thực tiễn. Tuy vậy, bên cạnh những thành công, pháp luật về hàng thừa kế vẫn thể hiện một số hạn chế kể cả dưới khía cạnh luật thực định cũng như thực tiễn

áp dụng.


Dưới khía cạnh luật thực định, có thể tổng kết một vài điểm bất cập trong pháp luật hiện nay, đó là: quy định tại hàng thừa kế thứ hai và thứ ba chưa tính đến yêu cầu về việc quản lý, sử dụng di sản trong thời đại mới, đặc biệt khi đó là những tư liệu kinh doanh, khái niệm nuôi dưỡng và "nuôi dưỡng như cha con, mẹ con" chưa có sự giải thích chính thức làm cơ sở cho việc xác

định quan hệ nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế từ đó giải quyết quyền thừa kế giữa họ, chưa quy định rõ về nhường quyền thừa kế;...

Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật tại các tòa án, cũng có thể nhận thấy một số tồn tại như: chưa áp dụng chính xác quy định về hàng thừa kế, chưa xác định thống nhất tư cách người thừa kế theo hàng trong trường hợp có thừa kế thế vị,... Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, song không thể phủ nhận sự thiếu sót của luật thực

định. Thực tế đó đã và đang đặt ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung, về hàng thừa kế nói riêng.

* Hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế xuất phát từ nhu cầu xã hội trong tình hình mới

Trong xã hội hiện đại, một số vấn đề mới nảy sinh mà pháp luật hiện chưa có hành lang pháp lý dành cho nó, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc xác định hàng thừa kế. Có thể minh chứng một hiện tượng dưới đây:

Một thực tế khá phổ biến hiện nay, khi mà trình độ khoa học và công nghệ nói chung, trình độ y học nói riêng đã rất phát triển với nhiều thành tựu to lớn, đó là việc thụ tinh trong ống nghiệm đã và đang được áp dụng và gặt hái được nhiều thành công trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện nay, con sinh ra trong thời kì hôn nhân hay do người vợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024