Mục Tiêu Của Chính Sách Asxh Với Người Nông Dân Bị Thu Hồi


doanh nghiệp và cộng đồng để đối phó với tình trạng giảm thu nhập, mức sống, mất hoặc thiếu việc làm do phải cống hiến tư liệu sản xuất truyền thống cho sự nghiệp CNH- HĐH(bị thu hồi đất) để ổn định cuộc sống.

Khái niệm trên đề cập đến ba chủ thể tham gia vào giải quyết vấn đề ASXH, một là Nhà nước, hai là doanh nghiệp, ba là cộng đồng.

Nhà nước, doanh nghiệp có thể đưa ra một số chính sách và giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng giảm thu nhập, mất hay thiếu việc làm của chủ hộ bị thu hồi đất, ví dụ: nhận lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN, hỗ trợ mặt bằng để làm dịch vụ, hỗ trợ BHYT tự nguyện, dạy nghề…

Cộng đồng gia đình, dòng họ có thể đưa ra giải pháp như chủ động học nghề tham gia xuất khẩu lao động, sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ khi bị thu hồi đất có hiệu quả…

Như vậy để thực hiện tốt ASXH với người nông dân bị thu hồi đất thì trước hết phải đảm bảo cho họ chuyển đổi và có nghề mới, việc làm mới để họ đảm bảo ổn định được đời sống trước mắt cho gia đình từ đó họ mới có thể chủ động tham gia vào hệ thống ASXH. Tuy nhiên muốn có việc làm mới tự họ không thể làm được mà phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước các cấp và doanh nghiệp tham gia đầu tư khu công nghiệp và cộng đồng.

Vai trò của ASXH với người nông dân.

Với mục tiêu, bản chất tốt đẹp, ASXH có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới và từng cộng đồng dân cư, cụ thể như sau:

ASXH luôn khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động ASXH chính là sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội; tinh thần này đã tạo nên sự gắn kết sức mạnh của cả cộng đồng, nhất là giúp cho người nông dân bị thu hồi đất có việc làm mới tạo ra cuộc sống sớm ổn định.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội trên bình diện xã hội; ASXH là một công cụ để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là với những người nghèo khổ và nhóm dân cư yếu thế trong xã hội, nhóm người nông dân mất phương tiện sản xuất nông nghiệp.

ASXH là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay công cụ này càng được coi trọng bởi vì hố ngăn cách giầu - nghèo đã và đang có xu hướng gia tăng giữa các nước, các châu lục và đặc biệt là giữa các nhóm dân cư trong phạm vi một quốc gia.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 4

ASXH vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Là nhân tố ổn định, ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng mà cụ thể là những người gặp rủi ro hoặc rơi vào hoàn cảnh éo le, bất hạnh hoặc mất phương tiện sản xuất truyền thống nông nghiệp. ASXH còn là niềm an ủi không thể thiếu với các nạn nhân chiến tranh, nội chiến, khủng bố…

- Là nhân tố động lực để phát triển kinh tế -xã hội, ASXH có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền kinh tế - xã hội của mỗi nước, nhất là khi quy mô và diện bảo vệ của ASXH ngày càng được mở rộng. Với sự chuyển dịch lao động nông thôn ra thành thị dẫn đến cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào đồng lương mà nhu cầu ASXH là một tất yếu để bảo vệ cho họ. Việc chăm sóc y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn…sẽ giúp người lao động có sức khoẻ tốt để làm việc, giúp họ yên tâm công tác, điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác khi người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất có cuộc sống ổn định do ASXH mang lại sẽ tạo điều kiện cho việc thu hồi đất các dự án tiếp sau thuận lợi hơn. Như vậy, suy cho cùng ASXH có tác động mạnh đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Nguyên tắc của ASXH đối với người nông dân.

Nguyên tắc thứ nhất:


Hướng tới bao phủ mọi thành viên trong các gia đình thuộc diện thu hồi đất để phát triển các KCN để bảo vệ an toàn cuộc sống cho họ khi có những biến cố rủi ro làm suy giảm về kinh tế hoặc làm mất khả năng bảo đảm về kinh tế.

Nguyên tắc thứ hai:

Bảo đảm tính bền vững về tài chính (nguồn thu và chi) thu từ doanh nghiệp, ngân sách và đóng góp của người dân để chi cho các chính sách ASXH. Vì vậy phải thiết lập hệ thống về thể chế cho phù hợp với thực hiện cơ chế chi trả về trách nhiệm xã hội, lấy số đông bù số ít như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, không phải hợp phần nào của hệ thống ASXH cũng lấy thu bù chi mà cũng có hợp phần chỉ chi mà không có thu từ người hưởng lợi, mà phải dùng từ nguồn ngân sách nhà nước như chính sách trợ giúp xã hội, dạy nghề, tạo việc làm mới...

Nguyên tắc thứ ba:

Phải bảo đảm ổn định về mặt thể chế tổ chức; Sự ổn định về thể chế tổ chức cho phép hệ thống ASXH hoạt động liên tục, không giới hạn; Mặt khác, cấu trúc của tổ chức phải hợp lý để bảo đảm khả năng quản lý đối tượng tham gia. Cấu trúc hợp lý của tổ chức còn phải bảo đảm khả năng theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện của hệ thống một cách khách quan, trung thực, làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế về chính sách và tổ chức thực hiện mang tính chuyên nghiệp.

Nguyên tắc thứ tư:

Nhà nước phải là người bảo trợ cho hệ thống ASXH hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật. Bên cạnh vai trò pháp lý Nhà nước với hệ thống ASXH, nhà nước còn đóng vai trò người thực hiện (trợ giúp xã hội, trợ giúp dạy nghề, tạo việc làm mới…) người bảo trợ (BHXH, BHYT…) khi hệ thống ASXH gặp rủi ro về tài chính.


1.3. Chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN

1.3.1. Khái niệm

Chính sách là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản lý được thể chế hoá bằng pháp luật của nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước [49 tr11].

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể đạt được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế.

Chính sách xã hội nông thôn: là tổng thể các giải pháp kinh tế và phi kinh tế, tác động đến các vấn đề xã hội nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định trong những thời hạn và điều kiện nhất định.

Chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN là những chủ trương, giải pháp của Nhà nước nhằm trợ giúp người nông dân và các thành viên trong gia đình họ (thuộc đối tượng nêu trên)đối phó với tình trạng giảm thu nhập, mức sống, mất hoặc thiếu việc làm và những khó khăn khác do bị thu hồi đất nông nghiệp để giúp họ ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài.

Với khái niệm nêu trên được quán triệt xuyên suốt trong luận án với nội hàm của chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất bao gồm các hợp phần sau:

(i) Chính sách và cơ chế bồi thường cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất.

(ii) Chính sách dạy nghề, chuyển đổi nghề và tạo thêm việc làm mới.

(iii) Chính sách BHXH tự nguyện.

(iv) Chính sách BHYT tự nguyện.

(v) Chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng không có khả năng tìm kiếm được việc làm và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác do bị thu hồi đất gây nên.



đất

(vi) Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực bị thu hồi đất.

1.3.2. Mục tiêu của chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi


Mục tiêu của chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để


Hết tuổi lao động: Nam > 60 tuổi Nữ > 55 tuổi

phát triển các KCN là hướng tới tất cả các thành viên trong các gia đình bị thu hồi đất, bảo đảm an toàn cho các thành viên của gia đình họ khi gặp rủi ro góp phần bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững, các thành viên là các nhóm đối tượng [xem hình 1.1]:



Trẻ em

< 15 tuổi

Trong độ tuổi lao động:

≤ 15 tuổi ÷ <35 tuổi 35tuổi≤ ÷ 60/55 tuổi

Hộ gia đình


Hình 1.1: Cơ cấu các thành viên trong hộ gia đình diện bị thu hồi đất

Nguồn: Tác giả tự thiết kế


- Nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động.

Mục tiêu của chính sách ASXH phải hướng tới tạo cho nhóm này sớm có một nghề mới, một việc làm mới, ổn định thu nhập để họ nuôi sống bản thân mình và gia đình.

- Nhóm đối tượng chưa đến tuổi lao động (vị thành niên).

Mục tiêu của chính sách ASXH phải hướng tới: chăm lo cho nhóm này có điều kiện để tham gia học tập văn hoá,khi trưởng thành không tham gia làm nông nghiệp nữa.


- Nhóm đối tượng đã hết tuổi lao động(bao gồm đối tượng còn và không còn khả năng lao động).

Mục tiêu của chính sách ASXH phải hướng tới: chăm lo đời sống hàng ngày cho họ có mức sống tối thiểu đảm bảo sự công bằng vì nếu còn ruộng đất họ vẫn tham gia lao động và có thu nhập, nay họ thực sự rơi vào hoàn cảnh sống dựa hoàn toàn vào những người còn trong độ tuổi lao động và sự giúp đỡ của nhà nước, đồng thời cũng tạo điều kiện về công việc phù hợp cho những người còn khả năng lao động.

1.3.3. Các hợp phần của chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân bị thu hồi đất

Như mục 1.3.1 trang 25 đã xác định chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN có nhiều song trong phạm vi luận án này NCS chỉ đề cập đến 6 chính sách cơ bản và quan trọng sau đây:

1.3.3.1. Chính sách bồi thường cho nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Khái niệm

Chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là những quy định cụ thể của Nhà nước để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi ở từng thời điểm, nhằm đảm bảo cho người bị thu hồi đất có điều kiện tiếp tục duy trì cuộc sống ổn định.

Những quy định cụ thể của nhà nước để bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp bao gồm:

- Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, hỗ trợ khác…


Ở các nước phát triển chính sách ASXH không có hợp phần này, song như đã phân tích ở trên với đặc thù của đất nước ta và của Tỉnh Bắc Ninh trong quá trình phát triển chính sách này ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân bị thu hồi đất.

Nội dung chính sách thu hồi đất nông nghiệp

Bồi thường:

- Bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng, đây là việc làm dễ nhất song thường không có đất nông nghiệp để thực hiện hình thức này.

- Bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng trên cơ sở khung định hướng của Chính phủ, các địa phương trực tiếp tính đơn giá bồi thường hàng năm và đột xuất khi có biến động. Việc thực hiện tính toán đơn giá bồi thường theo quy định, bảo đảm đúng trình tự dân chủ, công khai…

Hỗ trợ:

Khi thu hồi đất nông nghiệp nhà nước sẽ hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi gồm:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo tỷ lệ diện tích đất phải thu hồi thấp nhất là 30% trở lên. Tuỳ theo tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi mà được hưởng mức hỗ trợ theo nguyên tắc thu hồi càng nhiều thì mức hỗ trợ càng lớn. Trên cơ sở quy định khung của Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả hỗ trợ.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức sau:

Hỗ trợ bằng tiền với mức từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009).

Hỗ trợ bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.


Trên cơ sở quy định khung nêu trên, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định cụ thể hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ quy định phù hợp thực tế của địa phương.

1.3.3.2. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Khái niệm: Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm là những quy định cụ thể của Nhà nước, nhằm giúp cho người nông dân mất đất sản xuất có thể học được một nghề mới và tìm được việc làm, duy trì được mức thu nhập ổn định, đây là chính sách cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất, bởi vì nếu chính sách này thực hiện tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả kép và giúp cho họ tham gia được các chính sách ASXH khác như: Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế tự nguyện…

Đối tượng của chính sách này là những người nông dân trong độ tuổi lao động và những người hết tuổi lao động nhưng còn khả năng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN.

Nội dung chính sách:

- Thiết lập các chương trình, kế hoạch chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm có sự tham gia của các hộ dân vùng bị thu hồi đất.

- Xác định mức hỗ trợ cho đào tạo nghề và tìm việc làm mới ở mức tối đa nhất.

- Công bố tiêu chuẩn tuyển dụng lao động tại chỗ, ưu tiên cho những nông dân bị mất đất và đứng ra giải quyết việc làm nếu đủ điều kiện.

- Tạo mặt bằng thuận lợi để hỗ trợ cho các hộ tham gia mở các dịch vụ KCN.

- Khai thác mở rộng thị trường lao động trong và ngoài tỉnh kể cả ngoài nước để góp phần tăng cầu lao động.

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vào các khu công nghiệp sử dụng đất của các hộ.

- Tạo cơ hội để người nông dân tự tạo việc làm mới…

1.3.3.3. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022