Tài chính tiền tệ 190 trang - 23

+ Ngân hàng Trung ương. Cũng như các NHTM, NHTƯ cũng có khách hàng của mình và vì thế họ tham gia vào thị trường một mặt cũng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan giám sát thị trường trong khuôn khổ của pháp luật qui định, NHTƯ đóng vai trò kiểm soát (kể cả bảo vệ) tỉ giá đồng tiền của mình là chủ yếu.

Để thực hiện điều này NHTƯ sử dụng dự trữ ngoại tệ theo nguyên tắc tăng dự trữ lên khi đồng tiền trong nước được đầu cơ tăng giá và giảm dự trữ khi đồng tiền trong nước bị đầu cơ xuống giá. Nói cách khác, NHTƯ hành động ngược chiều với xu hướng thị trường.

+ Các nhà môi giới. Cho dù sự có mặt của các nhà môi giới là không bắt buộc, nhưng với tư cách là trung gian giữa các ngân hàng, họ đã góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung cầu ngoại tệ gặp nhau. Do có nhiều mối quan hệ, các nhà môi giới sẽ sẽ mang lại cho các ngân hàng: (1) Những thông tin tức thời và thường xuyên về thị trường, (2) Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, và (3) Bảo đảm sự vận hành tốt của thị trường.

+ Các doanh nghiệp. Ngoài các thành phần nêu trên, ở một số nước, các doanh nghiệp có thể được tham gia trực tiếp vào thị trường hối đoái. Tuy nhiên trên thực tế cũng chỉ có những công ty lớn hoạt động trực tiếp không thông qua vai trò trung gian của các NH.

2.3. Các nghiệp vụ hối đoái chủ yếu

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái được thực hiện thông qua một số nghiệp vụ kỹ thuật ngoại hối như:

- Nghiệp vụ chuyển hối Arbitrage. Là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa các thị trường ngoại hối để thu được lãi. Yêu cầu của nghiệp này là tiến hành đồng thời việc mua bán ngoại tệ trên các thị trường ngoại hối theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Là nghiệp vụ trong đó, bên bán bán một số ngoại tệ nhất định tại một thời điểm nhất định, trong tương lai, theo tỉ giá lúc ký hợp đồng. Nói cách khác, đây là loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao

nhận ngoại tệ tiến hành sau một thời gian nhất định theo tỉ giá thoả thuận lúc ký hợp

đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


- Nghiệp vụ Swap. Là nghiệp vụ hối đoái xảy ra đồng thời cùng một đối tượng ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền vào một thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Tài chính tiền tệ 190 trang - 23

III. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG:

1. Các phương tiện thanh toán thông dụng

1.1. Hối phiếu.

Hối phiếu là một phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng phổ biến. Theo “Luật thống nhất và hối phiếu” được ký kết tại Geneve năm 1930, thì “hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu”. Như vậy hối phiếu có một số đặc điểm sau:

- Hối phiếu có tính trừu tượng - nội dung của hối phiếu không ghi cụ thể nội dung quan hệ tín dụng, mà chỉ ghi số tiền phải trả.

- Tính bắt buộc phải trả tiền.


- Hối phiếu có thể lưu thông được - chuyển nhượng quyền thụ hưởng từ người này sang người khác.

Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu được phân ra nhiều loại dựa theo những tiêu thức phân loại khác nhau.

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền, hối phiếu có hai loại: hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn.

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu cũng chia ra hai loại: hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh.

- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, hối phiếu có hai loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng.

1.2. Séc.

Séc là một tờ một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản đối với ngân hàng, yêu cầu trích từ tài khoản của mình tại ngân hàng một số tiền nhất định để trả cho người thụ hưởng ghi trên séc.

Séc là một phương tiện chi trả rất thuận tiện và thông dụng trong thanh toán nội địa cũng như thanh toán quốc tế về hàng hoá lao vụ, dịch vụ…

Nguyên tắc cơ bản trong thành lập séc là người ký phát hành séc phải có tiền mở tài khoản tại ngân hàng, số tiền ghi trên tờ séc (mệnh giá) không được vượt quá số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để chi trả một tổ chức, một cá nhân, séc cũng có thể do ngân hàng này phát hành để trả tiền cho ngân hàng khác.

Ngày nay trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng khá nhiều các loại séc khác nhau, như: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc xác nhận, séc chuyển khoản, séc du lịch.

2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng

2.1. Phương thức chuyển tiền. Nội dung của phương thức này là - một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một thời điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng để thực hiện việc chuyển tiền.

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: Chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái của nước đó.

2.2. Phương thức uỷ thác thu hay nhờ thu: Phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ phiếu do mình lập ra.

- Nhờ thu phiếu trơn: là người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng) đồng thời uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.

- Nhờ thu kèm chứng từ : Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối

phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo, với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.

2.3. Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Như vậy trong phương thức này bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, vì nếu không có thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ không giao hàng.

Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó NH mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.

Thư tín dụng phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, có nghĩa là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Khi đã được mở, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại đó khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.

Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều loại thư tín dụng như: thư tín dụng có thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ bỏ xác nhận và thư tín dụng chuyển nhượng..

IV. TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Tín dụng quốc tế là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu….

1. Các hình thức tín dụng quốc tế

Trong quan hệ tín dụng quốc tế, phổ biến tồn tại một số loại hình tín dụng chủ yếu sau đây:

1.1. Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng quốc tế chia thành hai loại :

- Tín dụng hàng hoá: Là loại tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá giữa hai bên.

- Tín dụng tiền tệ: Là loại tín dụng mà các NHTM cấp cho các nhà doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng tiền

1.2. Căn cứ vào chủ thể tín dụng, thì tín dụng quốc tế có ba loại:

- Tín dụng thương mại: Là tín dụng giữa các doanh nghiệp (xuất nhập khẩu), không có sự tham gia của ngân hàng.

- Tín dụng Ngân hàng: Là tín dụng của ngân hàng cấp cho các nhà xuất nhập khẩu dưới hình thức tiền tệ.

- Tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế .


1.3. Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng quốc tế có ba loại:

- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1-12 tháng.


- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1- 5 năm.


- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm.


2. Tín dụng thương mại quốc tế

Tín dụng thương mại quốc tế bao gồm có 2 loại:


(1). Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu: Loại nghiệp vụ này được thưc hiện thông qua nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản.

(2). Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: Đây là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu nhằm mục đích thuận tiện cho người nhận hàng sau này. Hình thức thực hiện là việc ứng tiền trước cho người xuất khẩu để nhập hàng.

3. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có 2 loại:


(1) Tín dụng ngân hàng cấp cho người xuất khẩu: Các NHTM cho các nhà doanh nghiệp xuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu các loại thương phiếu cầm cố hàng hoá cho vay trong quá trình sản xuất. Người xuất khẩu có thể vay ngân

hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn trả tiền. Đây là loại tín dụng phổ biến trên thế giới.

Ngoài ra ngân hàng còn cho người xuất khẩu vay căn cứ vào nhu cầu vốn chuẩn bị và tiến hành xuất khẩu (chẳng hạn vay về hàng hoá trong kho; chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu), chứng từ hàng hoá đang trên đường đi (tải hoá đơn)…

(2) Tín dụng Ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Các NHTM cấp tín dụng cho người nhập khẩu như cho vay mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay quá ngạch… Trong đó cho vay quá ngạch và chấp nhận hối phiếu là hai loại phổ biến nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS.TS Dương Thị Bình Minh (1995), “Giáo trình Lý thuyết tài chính”, Nhà xuất bản Giáo dục


2. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), “Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ”, Nhà xuất bản Giáo dục


3. GS.TS Trương Mộc Lâm (1993), “Tài chính học”, Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội


4. PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (1994), “Lý thuyết Tài chính”, Trường Đại học Tài chính kế toán Tp HCM


5. TS Nguyễn Thị Mùi (2001), “ Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng”, nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội


6. Ths Trần Ái Kết (1998), “ Lý thuyết Tài chính-Tín dụng”, Tủ sách Đại học Cần Thơ


7. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), “Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng”, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội


8. Luật thuế Giá trị gia tăng – đã sửa đổi, bổ sung năm 2003


9. Luật gia Đinh Tích Linh (2002), “Tìm hiểu những chính sách mới về Phí và Lệ phí”, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội


10. Luật Ngân sách nhà nước 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 1999.

MỤC LỤC


CHƯƠNG I: NHỨNG VẤN ĐÈ VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ .. 1

I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1

II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 1

1. Hóa tệ 2

2. Tín tệ 3

3. Bút tệ 5

4. Tiền điện tử 5

III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 6

1. Chức năng phương tiện trao đổi 6

2. Chức năng đơn vị đánh giá. 7

3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị 7

IV. KHỐI TIỀN TỆ 8

III. CUNG VÀ CÂU TIỀN TỆ 10

1. Cầu tiền tệ 10

2.Cung tiền tệ 17

3. Cân đối cung cầu tiền tệ 19

IV. TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 20

1. Chi tiêu đầu tư 21

2. Chi tiêu dùng 22

3. Xuất khẩu ròng 23

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 24

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 24

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí