Thực Trạng Hoạt Động Marketing Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Ninh


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các hoạt động cơ bản nói chung của ngân hàng thương mại và về hoạt động marketing nói riêng, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm từ một số ngân hàng quốc tế mà tại đó hoạt động marketing đã được thực hiện rất thành công. Từ những định nghĩa căn bản bước đầu này, tác giả sẽ đánh giá sâu hơn vào hoạt động marketing tại Ngân hàng Agribank – chi nhánh Bắc Ninh ở Chương 2 và Chương 3 dưới đây.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển


Tháng 1 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngành ngân hàng tại địa bàn ngày 01/01/1997 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ký quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bắc Ninh – Agribank Bắc Ninh.

Là ngân hàng thương mại Nhà nước, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với hai chức năng chính vừa là ngân hàng thương mại vì mục tiêu lợi nhuận, an toàn, hiệu quả; vừa là công cụ của chính phủ, ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế tại địa phương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Với 10 năm xây dựng và phát triển, Agribank Bắc Ninh tự hào là một trong những chi nhánh ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Agribank Bắc Ninh luôn làm hài lòng khách hàng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng nghị lực, trí tuệ và chiến lược phát triển đúng đắn, bằng sự đoàn kết nhất trí của cán bộ nhân viên sẽ là sức mạnh tổng hợp, động lực mạnh mẽ để Agribank Bắc Ninh có những đổi mới, phát triển và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức


Agribank Bắc Ninh là chi nhánh thành viên trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Mạng lưới hiện nay của Chi nhánh gồm 25 điểm giao dịch. Trong đó gồm Hội Sở, 8 chi nhánh loại 2 và 16 phòng giao dịch. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay quy mô và chất lượng kinh doanh của Chi nhánh không ngừng được cải thiện, kết quả hoạt động năm sau cao hơn năm trước và được đánh giá là ngân hàng có sức mạnh chi phối trên địa bàn, có chất lượng trong kinh doanh, thương hiệu có uy tín.

Với hệ thống mạng lưới rộng, tại tất cả các địa bàn hành chính cấp huyện đều được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép đặt trụ sở của chi nhánh loại 3 và tại một số địa bàn xã hoặc thị trấn kinh tế phát triển đều có phòng giao dịch, Chi nhánh Agribank Bắc Ninh trở thành đơn vị chủ lực cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân và phát triển sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ Thẻ.

Về cơ cấu tổ chức, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp; Phòng Tín dụng; phòng Kế toán Ngân quỹ; Phòng Điện toán; Phòng Hành chính Nhân sự; Phòng Kinh doanh ngoại hối; Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Phòng Dịch vụ và Marketing và Phòng giao dịch số 1. Tại các chi nhánh loại 3 có 3 phòng: Phòng Kế hoạch Kinh doanh; Phòng Kế toán ngân quỹ và Phòng Hành chính.

Với mạng lưới rộng, được bố trí ở hầu hết tất cả các địa phương trong tỉnh, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, từ đó nên những lợi thế nhất định cho hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Ninh so với các đối thủ cạnh tranh tại địa bàn. Hình 2.1 dưới đây thể hiện cơ cấu tổ chức của Agribank Bắc Ninh.


Phòng Kinh doanh ngoại hối


Phòng Kế toán Ngân quỹ


Phòng Kế hoạch tổng hợ


Phòng Tín dụng

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Bắc Ninh



Phòng giao dịch số 1

Chi nhánh Agribank Bắc Ninh




Phòng Điện toán


Phòng Dịch vụ và

Marketing

Phòng Kiểm tra Kiểm soát



Phòng Hành chính

nhân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 6


Chi nhánh loại 3




Phòng Kế hoạch Kinh doanh


Phòng Hành chính nhân sự


Phòng Kế toán Ngân quỹ


Phòng Giao dịch

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bắc Ninh,

2019


2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019


2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn


Xu thế chung của cỏc ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành ngân hàng bán lẻ, Agribank Bắc Ninh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững tại địa phương, Agribank Bắc Ninh luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng.

Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của Agribank Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2019


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Tổng nguồn vốn

2,338

2,452

2,567

2,695

2,803

Dân cư

669

733

824

786

933

Các tổ chức kinh tế

356

407

543

625

822

Các tổ chức tín

dụng

1,313

1,312

1,200

1,284

1,048

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bắc Ninh,

2019


Từ bảng trên có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động tại Agribank Bắc Ninh liên tục tăng trong giai đoạn 2015 đến năm 2019. Cụ thể, năm 2015, vốn huy động của Agribank Bắc Ninh đạt 2,338 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 2,695 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 15.26%. Tính đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Ninh đạt 2,803 tỷ đồng, tăng 4.07% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, huy động từ dân cư tăng gần 18.7%, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng hơn 31.5% so với cuối năm 2018 và đạt 91% kế hoạch đó đề ra. Có được sự tăng trưởng này là nhờ những chính sách huy động vốn đa dạng và hiệu quả của Agribank Bắc Ninh.


Về cơ cấu vốn huy động, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động của Agribank Bắc Ninh. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm 56.2% trong tổng cơ cấu vốn huy động của Agribank Bắc Ninh, đến năm 2019, con số này đã giảm xuống còn 37.4%. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 28.6% và từ các tổ chức kinh tế chiếm 15.09% trong cơ cấu vốn huy động của Agribank Bắc Ninh. Đến năm 2019, vốn huy động từ dân cư đã chiếm 33.3% và vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 29.1% trong cơ cấu vốn huy động của Agribank Bắc Ninh.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn


Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với một ngân hàng. Với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn và thu được lợi nhuận cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và chiểm một tỷ trọng lớn. Hoạt động tín dụng tại Agribank Bắc Ninh luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng.

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của Agribank Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2019


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Tổng dư nợ

3,605

3,643

4,738

5,593

5,463

Dư nợ ngắn hạn

2,451

2,523

2,653

3,971

3,622

Dư nợ trung, dài hạn

1,154

1,120

2,085

1,622

1,841

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bắc Ninh,

2019

38


Tổng dư nợ tăng qua các năm, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 tăng trường trung bình năm sau so với năm trước vào khoảng 11%. Năm 2016, tổng dư nợ của Agribank Bắc Ninh đã tang 1.05% so với năm 2015, năm 2017 tăng 30.7% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 18.04% so với năm 2017. Đến hết năm 2019, tổng dư nợ của Agribank Bắc Ninh là tỷ đồng, tăng hơn 51.5% so với năm 2015. Hoạt động trên thị trườn liên ngân hàng của Agribank Bắc Ninh khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn.

Cuối năm 2019, nợ xấu chiếm 2.49% giảm 0.07% so với năm 2018. Tỷ lệ an toàn vốn năm 2019 là 9.6% đảm bảo an toàn cho hoạt động của Agribank Bắc Ninh. Agribank Bắc Ninh có được những kết quả trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cũng đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng của Agribank Bắc Ninh cũng được đảm bảo.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế


Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thông, Agribank Bắc Ninh rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh trong những năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ... nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu lên đến 10% doanh thu dịch vụ của Agribank Bắc Ninh. Phí thu được từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của MB. Chất lượng thanh toán quốc tế cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tớn của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường


quốc tế. Bảng 2.3 dưới đây thể hiện doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 – 2019.

Bảng 2.3. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Doanh thu (Tỷ đồng)

2.77

2.85

3.64

3.14

3.57

Tỷ trọng (%)

31.14

30.27

33.64

28.61

32.04

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bắc Ninh,

2019


Có thể thấy, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh đạt 2.77 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 31.14% trong tổng doanh thu từ phí dịch vụ của Agribank Bắc Ninh. Đến năm 2019, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Ninh đtạ 3.57 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 32.04% trong tổng doanh thu dịch vụ của Agribank Bắc Ninh và tương ứng với mức tăng trưởng 28.88% so với năm 2015.

2.1.3.4 Hoạt động khác


Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế… Để tăng cường uy tín của Agribank Bắc Ninh đối với khách hàng, chi nhánh cũng có hàng loạt những hoạt động khác, đóng góp không nhỏ vào thành công của Ngân hàng TMCP Quân đội. Bảng 2.4 dưới đây thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 đến 2019.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí