Khảo Sát Khách Hàng Cá Nhân Và Doanh Nghiệp Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Gửi Tiền Tại Nhtm Lào


+ Tình hình trả nợ với ngân hàng, tình hình chậm trả lãi, tổng dư nợ hiện tại, sử dụng bao nhiêu dịch vụ ngân hàng, số dư tiền gửitiết kiệm.Sau đó tính điểm và căn cứ vào điểm số để phân loại rủi ro và từ đóđưa ra hạn mức tín dụng hợp lí.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phân loại doanh nghiệp qua các bước như:

+ Xác định ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ, xây dựng, sản xuất…

+ Chấm điểm quy mô doanh nghiệp để xác định loại doanh nghiệp: lớn, vừa hay nhỏ. Quy mô được xác định trên cơ sở cho điểm độc lập 4 tiêu chí: mức vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách.

+ Chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Tổng hợp điểm và phân loại.

Hiện nay các NHTM Lào đã triển khai mô hình chấm điểm và áp dụng thí điểm trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này vào thực tế còn khá mới mẻ, do mới triển khai nên kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, cần thời gian để học hỏi thêm ở các nước phát triển để khắc phục được nhược điểm hiện tại, xây dựng mô hình mới hoàn thiện hơn.

-Kết quả phỏng vấn câu hỏi số 4 (phụ lục 2) co thấy hiện nay hệ thống thông tin ngân hàng, đặc biệt là thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định và đề nghị cho vay của CBTD, góp phần lựa chọn khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay, ngân hàng còn bị hạn chế trong thẩm định hồ sơ vay, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin để phân tích, đánh giá về khách hàng vay vốn. Thông tin trong hồ sơ vay vốn của khách hàng còn thiếu, nhất là từ các báo cáo tài chính, khi số liệu trong các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa được kiểm toán, nhiều khách hàng kê khai không chính xác.

Ngoài ra, hệ thống thông tin của ngân hàng chưa đầy đủ đã khiến việc phân tích, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, dẫn đến rủi ro tín dụng, khách hàng không trả được nợ. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng còn thiếu và không cập nhật thường xuyên, chưa được tập hợp lưu trữ có hệ thống nên khó khi cần tra soát.


Kinh nghiệm của các chuyên gia trong nhóm phỏng vấn đã đưa ra một số biện pháp để xây dựng Trung tâm dữ liệu thông tin khách hàng hoặc phối hợp với cơ quan thuế, kiểm toán như sau:

Thứ nhất, thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ chính nguồn thông tin trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, với yêu cầu các nguồn thông tin này phải được kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền. Khi xem xét thẩm định hồ sơ có báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, cán bộ ngân hàng phải thận trọng. Nếu thấy nghi ngờ thì có thể kiểm chứng bằng cách sử dụng thêm một số nguồn thông tin khác độc lập.

- Các nguồn thông tin từ các đối tượng khác: đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, báo chí, thông tin trên mạng internet....

Thứ hai, quản lý thông tin khoa học, thuận tiện cho việc truy xuất.

- Hệ thống NHTM Lào cần đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ quá trình tác nghiệp.

- Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cần phân tích theo hướng chuyên môn hóa, từ đó sắp xếp thông tin theo loại hình cho vay, thuận tiện cho công tác tra cứu sau này khi gặp hình thức cho vay tương tự.

- Tài liệu phân tích phải được lưu trữ theo một mẫu biểu thống nhất và quy chuẩn.

Thứ ba, tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ thông tin khách hàng giữa các NHTM.

Hiện nay, mỗi ngân hàng đều xây dựng một trung tâm thông tin tín dụng riêng để phục vụ nhu cầu nội bộ. Tuy nhiên, hiện nay, do cạnh tranh lẫn nhau nên các ngân hàng thường giữ bí mật về nguồn thông tin này. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn khi xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng vay, khách hàng cố lấy tiền ngân hàng, bằng cách có thể sử dụng cùng một phương án vay vốn, cùng một tài sản thế chấp để vay tại nhiều ngân hàng. Khi đó, việc trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng về khách hàng vay là rất cần thiết, có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng.


5.1.3. Khảo sát nhân viên tín dụng

Cơ cấu doanh số cho vay: Đa số nhân viên đều cho biết tỷ trọng vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn, điều này hợp lí với nên kinh tế còn non trẻ và đang tưng bước phat triển như Lào. Các dự án đầu tư trung và dài hạn luôn cần có nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài.

Nợ xấu : Đa số các Ngân hàng Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu khá cáo ( hơn 15%) và phần lớn các ngân hàng tư nhân có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn ( dưới 5% có 12% số Ngân hàng và 5- 8% có hơn 25% số ngân hàng ). Đây là một điều đáng báo động cho hệ thống ngân hàng thương mại Lào. NHNN Lào nên có biện pháp kiểm soát tình hình nợ xấu của các NHTM trong những năm tới.

Tỷ trọng cho vay của các NHTM:Khảo sát cho thấy phần lớn các NHTM đều có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là lớn nhất ( 34% ) tiếp đó là Doanh nghiệp nhà nước và khách hàng cá nhân ( 25% và 20% ). Nhu cầu vốn lớn vẫn nằm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Sư biến động của các khoản vay đối với doanh nghiệp Nhà Nước là khá lớn( 56%) , của các Doang nhiệp vừa và nhỏ chỉ ở mức trung bình ( 35 % ở mức trung bình và 30% ở mức lớn ), Các khoản vay của khách hàng cá nhân thì ít biến động hơn chỉ đạt mức độ trung bình ( 28% ) và thấp ( 32% ). Điều này nói lên thực trạng chung là tình tình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước còn thiếu ổn định, các doan nghiệp tư nhân thì mức độ ổn định cũng chỉ ở mức trung bình.

Khảo sát cho thấy các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro tập trung phân lớn vào những doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay lớn và tình hình tài chính ít ổn định ( 39% ở doanh nghiệp nhà nước và 31% ở doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ) và các khoản vay quá hạn cũng tập trung chủ yếu ở 2 đối tượng này (38% ở doanh nghiệp nhà nước và 32% ở doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ). Các nhóm khách hàng khác ít có khoản vay quá hạn hơn, có thể là do tình hình tài chính ổn định hơn, và chính sách quản lý, sử dụng vốn hiệu quả hơn. Để hạn chế tình hình này, các NHTM và NHNN cần có tiêu chuẩn tín dụng khắt khe, củ thể hơn để giảm rủ ro về tín dụng.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn tín dụng trong việc áp dụng để ký kết một khoản vay của khách hàng DN tại ngân hàng: chủ yếu các nhân viên đều cho rằng yếu tố quyết định là áp lực cạnh tranh ( 56% ), các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn tín dụng trong việc áp dụng để ký kết một khoản vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng bạn: 52% số người được khảo sát cho rằng yếu tố chính là tình hình hoạt động của ngân hàng.

Nguyên nhân có thể dẫn đến việc nới lỏng hay thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng là đa số cho rằng đó là do sự biến động trong từng ngành công nhiệp ( 50%) và tình hình triển vọng hiện tài của ngân hàng ( 32% ). Nhìn chung quan điểm của các đối tượng được khảo sát cũng phản ánh đụng tình hình kinh tế xã hội và thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM là đang trên đà phát triển, có nhu cầu vốn lớn nhưng ít ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro và đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng lớn từ các sự kiện kinh tế, tài chính vĩ mô.

Phần lớn nhân viên tín dụng cho rằng hiện nay nên thắt chặt tiêu chuẩn cho vay ( 42% ) hoặc là nới lỏng có kiểm soát ( 34% ) để đem tới sự ổn định cho hoạt động tín dụng.

Mặc dù hoạt động còn chứa đựng khôn ít rủ ro nhưng khách hàng vẫn có độ tín nhiệm khá cao với các NHTM được khảo sát ( hơn 60% ). Và nhu cầu vốn vay cũng tương đối lớn ( 64% theo các nhân viên tín dụng ). Điều này cho thấy sự kỳ vọng cao của khách hàng và sự phát triển của nên kinh tế và các NHTM cần nắm bắt để có chiến lược kinh doanh hợp lí.

5.1.4. Khảo sát khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về sự hài lòng của khách hàng khi gửi tiền tại NHTM Lào

Huy động vốn là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động tín dụng, nên vai trò của nhà quản trị là phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn thông qua khảo sát sự hài lòng về quy trình huy động vốn của NHTM từ đó đưa ra các giải pháp quản trị cho phù hợp.

Hiện nay, chưa có mô hình nghiên cứu nào tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tín dụng ở khía cạnh huy động vốn của hệ thống NHTM


Lào. Do đó, bài nghiên cứu đề nghị dựa vào và kế thừa một phần các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, việc kế thừa là không hoàn toàn mà có những điều chỉnh, bổ sung thêm các thành phần nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạtđộng quản trị hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Lào. Mô hình được xây dựng nhằm kiểm soát các yếu tố về mối quan hệ và hướng ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của HỆ THỐNG NHTM LÀO..

Dữ liệu nghiên cứu.

Phân bổ dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát về các nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động quản trị hoạt động tín dụng tại Hệ thống NHTM Lào. với 2 đối tượng tham gia khảo sát: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Bảng câu hỏi được xây dựng cho riêng từng đối tượng cụ thể và được thể hiện trong phần phụ lục 1.

Do đối tượng nghiên cứu của luận án là Hệ thống NHTM Lào.. Vì thế khảo sát đã được tiến hành tại các chi nhánh trên toàn quốc của HỆ THỐNG NHTM LÀO. Bằng phương pháp khảo sát ngẫu nhiên cộng với gửi phiếu khảo sát tới các đối tượng thảo sát. Tổng số là 681 khảo sát được gửi đi. Cụ thể như sau:

Bảng 5.1: Thống kê số người tham gia khảo sát



Cá nhân

Doanh Nghiệp

Vientiane

137

113

Ban Sikhai

117

50

Savannakhet

112

-

Pakse

62

-

Khác

55

35

Tổng

483

198

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 20


Việc lựa chọn các tỉnh thành trên để khảo sát là do đây là các thành phố lớn của cả nước, tập trung mật độ dân cư đông đúc và trình độ dân trí cao.


Kết quả bảng khảo sát

Bảng mô tả chi tiết các đối tượng nghiên cứu được thống kê đầy đủ và được trình bày trong phần phụ lục 2 ở cuối luận án. Tuy nhiên có thể tóm tắt lại như sau:

Bảng 5.2: Kết quả khảo sát



Cá nhân

Doanh nghiệp

Số lượng khảo sát

483

198

Số lượng trả lời

277

99

Bản lỗi

59

17

Số lượng hợp lệ

218

82


Kết quả phân tích hồi quy

Trước tiên, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra mức độ tương quan của các biến độc lập trong mô hình, kết quả của ma trận hệ số tương quan cho thấy, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy (Phụ lục 1). Sau đó, luận án tiến hành hồi quy theo các phương pháp Ordered Probit regression.

Phương pháp Ordered choice Models có hiệu quả hơn so với hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất cổ điển, vì nó khắc phục được sự giới hạn về giá trị của biến phụ thuộc trong trường hợp dữ liệu là thang đo định danh. Các ngưỡng “cut” của mô hình hồi quy Ordered Probit đều có ý nghĩa thống kê mạnh ở ngưỡng 1, 2, và 3 cho thấy mô hình hồi quy là khá hiệu quả, khi tiến hành chạy lại mô hình chỉ với các biến có ý nghĩa thống kê ở lần chạy đầu cho thấy kết quả không có sự thay đổi nhiều, nên mô hình này đã được sử dụng trong luận án, vì nếu bỏ sót biến thì mô hình có thể bị hiện tượng thiếu biến và ước lượng sẽ bị chệch.

Bảng 5.3: Kết quả mô hình với đối tượng cá nhân


qtv_1

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

P_value

ckptkt_1

0.0072244

0.193611

0.97

ckptkt_2

-0.0341563

0.1349871

0.8

ckptkt_3

-0.1963879

0.1440789

0.173

mtlp_1

-0.0177441

0.2191369

0.935



mtlp_2

0.8354687

0.2160967

0

mtlp_3

-0.5462301

0.2086201

0.009

mtct_1

0.582423

0.1971383

0.003

mtct_2

0.2682207

0.1871786

0.152

mtct_3

-0.4576341

0.2081832

0.028

vhxhtl_1

0.4746807

0.1893973

0.012

vhxhtl_2

-0.1914683

0.1495301

0.2

vhxhtl_3

0.0620127

0.0316142

0.05

yttk_1

0.3004158

0.1511038

0.047

yttk_2

0.0168913

0.133808

0.9

yttk_3

-0.079291

0.1606898

0.622

clkd_1

0.4416635

0.1730072

0.011

clkd_2

-0.4599299

0.1947952

0.018

clkd_3

0.044695

0.157179

0.776

hdvcldvml_1

1.140729

0.7243755

0.115

hdvcldvml_2

0.1317735

0.2980934

0.658

hdvcldvml_3

-2.4733

0.9412895

0.009

csls_1

-0.8806565

0.7300884

0.228

csls_2

-0.192621

0.2799839

0.491

csls_3

2.652045

0.9071318

0.003

dmcn_1

0.5606151

0.2197089

0.011

dmcn_2

0.1724674

0.1474136

0.242

dmcn_3

-0.2228322

0.1875167

0.235

mar_1

4.262493

2.560173

0.096

mar_2

-4.017128

2.462934

0.103

mar_3

4.407414

1.951648

0.024

tnth_1

-3.524028

2.548798

0.167

tnth_2

3.845364

2.439631

0.115



tnth_3

-4.297077

1.929271

0.026

time

-0.0626813

0.1415423

0.658

sex

-0.110042

0.2263701

0.627

age

-0.01495

0.1228538

0.903

edu

-0.076913

0.1774186

0.665

org

-0.0225873

0.1056108

0.831

income

0.0788361

0.1353414

0.56

/cut1

4.722853

1.452945


/cut2

5.912941

1.466078


/cut3

7.949487

1.507101


/cut4

10.6093

1.606525



Kết quả hồi quy theo Ordered Probit cho thấy có 8 biến có tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi gửi tiền tại HỆ THỐNG NHTM LÀO. từ đối tượng cá nhân là:

Mtlp_2 (Những quy định của ngân hàng nhà nước về quản trị hoạt động tín dụng là phù hợp): Một tác nhân rất lớn tác động đến việc quản trị hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không chính là việc các quy định của ngân hàng nhà nước ban hành có phù hợp hay không. Vì nếu phù hợp, quản trị hoạt động tín dụng tự do phát triển hơn nữa song nếu không phù hợp sẽ bị bó hẹp lại.

Mtlp_3 (Các nghị định hướng dẫn luật về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay… đã được ban hành đầy đủ): Hiện nay các nghị định hướng dẫn về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay chưa thực sự cụ thể, rõ ràng và mang tính chất áp đặt nhiều cho các NHTM và người gửi tiền, chính vì thế đây là một trong những nhân tố tác động âm đến sự hài lòng của khách hàng.

Mtct_1 (Tôi sẽ gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao): Điều này cho thấy ở Lào sự khác biệt giữa các ngân hàng là chưa nhiều. Do đó, các khách hang khi gửi tiền thường lựa chọn theo tiêu chí lãi suất. Vì thế ngân hàng nào có thể đưa ra mức

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí