Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services - 2


1. Tính cấp thiết của đề tài‌

PHẦN MỞ ĐẦU


Hiện nay, ở Việt Nam, nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là nhân tố nhằm phát huy sức mạnh của nển kinh tể trong nước. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xuất khấu và thay thế nhập khẩu. Tuy vậy không vì thế mà nhập khẩu giảm sút mà vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo mục tiêu xuất khấu và theo xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, thương mại quốc tể không ngừng phát triến cả vể chiểu rộng lẫn chiểu sâu.

Đế thực hiện chủ trương đường lối của Nhà nước, không còn cách nào khác là phải tăng cường xuất khấu chứ không phải là giảm nhập khấu. Nhưng nhập khẩu đảm bảo phải có hiệu quả, điểu đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn của toàn bộ nển kinh tể hiện nay.

Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services chuyên nhập khẩu, cung ứng, tư vấn và phân phối các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa, phô mai, các loại bánh nướng nhập khẩu từ Pháp. Từ năm 2010 đến nay, sau hơn 11 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services đã có những thành tự kinh doanh đáng kể và vị trí nhất định trên thị trường, chủ yếu là 2 thị trường miền Bắc và miền Nam. Với sự phát triển của thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều công ty nhập khẩu và phân phối thương mại nói chung và công ty phân phối thực phẩm nói riêng tại 2 thị trường miền Bắc và Nam. Để có thể cạnh tranh Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services đã tìm được cho mình những sản phẩm nhập khẩu có thương hiệu và tên tuổi với những nguồn cung cấp sản phẩm với giá thành hợp lý, uy tín nhằm giảm thiểu chi phí thuê lao động và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, kết quả đó chưa phải là mong muốn của công ty bởi vì thực tế trong quá trình kinh doanh, do có sự biến động của thị trường và sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Một phần lý do nữa là quy mô của công ty chưa đủ lớn, khả năng tài chính chưa đủ mạnh, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, đi kèm với sự ảnh hưởng từ dịch COVID đầu năm 2020 dẫn tới hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp không ít bất cập. Tất cả những tác động trên đã làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến lợi nhuận, năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy Công ty cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh doanh, để giữ vững hình ảnh và phát triển bền

vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trên 2 thị trường Bắc và Nam và đây là vấn đề đặt ra cho Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services.

Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết trên, em lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services, em đã tìm đọc một số công trình nghiên cứu khoa học về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services - 2

- Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã đề cập tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như thị phần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như thông qua các công cụ cạnh tranh: giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán, … đã giúp bài khóa luận phân tích được khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc (2009 – 2011). Qua phân tích và đánh giá khóa luận đã chỉ ra được những thành công, tồn tại hay nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn còn hạn chế và chưa thể coi là các giải pháp hiệu quả. Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

- Nguyễn Quỳnh Giao (2011), “Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sách ấn phẩm trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả Nguyễn Quỳnh Giao đã đi sâu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sách ấn phẩm trên địa bàn Hà Nội thông qua các chỉ tiêu doanh thu thuần và mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp. Đề tài cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sách ấn phẩm, từ đó tìm được những thành công, hạn chế của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.

- Trần Thị Chung (2010), “Một số biện pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty dệt may Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đề tài đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty, có những điều tra, phỏng vấn, đối với nguồn lao động quản lý và nguồn lao động trực tiếp sản xuất, và đưa ra được một số giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề quản

lý, tổ chức tại công ty, cùng những chiến lược đa dạng nhằm hướng tới hoàn thiện chất và lượng của sản phẩm cũng như đội ngũ lao động. Đề tài chưa làm rõ được giải pháp quan trọng và cấp thiết nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn lao động trong ngắn hạn tại Công ty dệt may Hà Nội.

- Nguyễn Thanh Hải (2011), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Luận án đã hệ thống hóa chi tiết các lý luận và kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Luận án đã giới thiệu, phân tích những đặc điểm riêng biệt của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong thời gian qua. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng thông qua phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập được nên kết quả nghiên cứu có sự đánh giá khách quan những thành công, hạn chế của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp này nâng cao được hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

- Nguyễn Hồng Quang (2016), “Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm sữa của tập đoàn TH tại Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Thương mại, đã chỉ ra năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa của tập đoàn TH tại Việt Nam. Là một tập đoàn mới, ra đời sau nhưng TH cũng đã dần khẳng định được mình so với các đối thủ cạnh tranh đã có mặt rất sớm trên thị trường.

- Cao Thị Minh Phương (2014), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp bắt buộc phải tự thích nghi với khả năng tự cạnh tranh cũng như nâng cao khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình để tồn tại. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một trong mười doanh nghiệp dệt may có uy tín tại Việt Nam với thế mạnh là các sản phẩm gia công xuất khẩu may mặc. Đây cũng là mục tiêu chiến lược của Công ty vì nó tiếp tục mang lại sự ổn định và lợi nhuận cho TNG trong nhiều năm tới. Để đạt được mục tiêu này, một trong những bài toán quan trọng mà Công ty phải tìm lời giải đó là vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu:

- PGS.TS Nguyễn Văn Công (2015), “Giáo trình phân tích kinh doanh”, Nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long (2015), “Giáo trình quản trị chiến lược”, Trường Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê.

Tóm lại, những nghiên cứu trên đã tạo cho em nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services”. Những nội dung về nâng cao hiệu quả kinh doanh tiếp tục phải được triển khai nghiên cứu. Chính vì thế, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services là đòi hỏi cấp thiết. Mặc dù là bài viết đầu tiên về công ty nhưng đề tài mà em nghiên cứu đã phần nào nói lên tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đề tài được tiếp cận ở góc độ quản lý kinh tế, nó đã đề cập được bao quát toàn bộ thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh của công ty cũng như những vấn đề liên quan đến công tác nhập và tiêu thụ hàng hóa.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh và các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services.

b) Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu lý luận: Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá.

- Mục tiêu thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích này có thể thấy rõ được những thành công, những mặt hạn chế cũng như nguyên nhân của những mặt hạn chế này và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services trên thị trường một cách phù hợp và hiệu quả.

c) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:

i. Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

ii. Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services.

iii. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services trong thời gian tới.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services tại Việt Nam.

- Về thời gian: Các nghiên cứu thực tế giới hạn chủ yếu trong thời gian 2017 – 2021.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services thông qua các chỉ tiêu: Hiệu quả kinh doanh thông qua mục tiêu marketing; hiệu quả kinh doanh thông qua hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp và hiệu quả thông qua các yếu tố tổng hợp.

5. Phương pháp nghiên cứu

Với góc độ nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp dựa trên tiếp cận quản lý kinh tế vào các doanh nghiệp, đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Trên cơ phương pháp luận trên, đề tài sử dụng phương pháp cụ thể như sau: Về phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (qua các kết quả điều tra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các hợp đồng thương mại, các số liệu về tài chính, nguồn nhân lực,... của Công ty.

Về phương pháp xử lý dữ liệu, đề tài sử dụng phương pháp:

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, có giá trị cho khóa luận của mình tác giả còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu. Đó là các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu kết hợp với những phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn.

- Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem ra đối chiếu để thấy được sự chênh lệch giữa các năm, sự tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, … Từ đó đánh giá được thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của công ty trong năng lực cạnh tranh và tìm ra hướng giải pháp cho vấn đề, được sử dụng trong chương 2.

- Phương pháp thống kê

Để thực hiện tổng kết số liệu, tác giả đã thống kê các số liệu thu thập được trình bày dưới dạng bảng. Ngoài ra, các số liệu thu thập được đã được xử lý dưới dạng đồ thị, biểu đồ, … nhằm thống kê được các số liệu về doanh thu, lợi luận, thị phần. Để có thể dễ dàng quan sát, hầu hết các bảng và biểu đồ đều tập trung tại chương 2 của khóa luận.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp các dữ liệu đã có từ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services được sử dụng ở chương 2.

Phân tích các số liệu doanh thu, lợi nhuận, chi phí, … của công ty và từ đó rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,


Khóa luận sử dụng phương pháp duy vât biện chứng để phân tích tổng hợp, ngoài ra còn kết hợp phương pháp logic, phân tích và tổng hợp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ luc và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services.

Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH HMV Deli Distribution and Services.

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm Kinh doanh

Kinh doanh (tên tiếng Anh “Business”) là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ. Các hoạt động kinh doanh được tổ chức, thực hiện đa dạng ở nhiều loại thể chế có tổ chức. Các bộ phận đều có vai trò chức năng riêng tuy nhiên lại thống nhất, kết hợp bền chặt cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh cuối cùng là mang lại doanh số, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, tập đoàn…

Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp 2015 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Theo Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến trong cuốn giáo trình “Lý thuyết quản trị kinh doanh” thì: “Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể doanh nghiệp trên thị trường”.

1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có thể đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu ... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ảnh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.

Hiệu quả kinh doanh là hoạt động mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều nhắm tới. Việc làm thế nào, làm cách nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bài toán đặt ra đối với các nhà quản trị. Theo tác giả Nguyễn Văn Công thì: “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực. Bất kỳ một quyết định nào cũng cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp hiện thực có cân nhắc tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể nhất”.

Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ để cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.

Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Từ những quan điểm khác nhau như trên của các nhà kinh tế, có thể đưa ra một khái niệm thống nhất chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của DN như vốn, lao động, máy móc, thiết bị ... nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất; phù hợp với mục tiêu mà DN đã đề ra trong một quả trình kinh doanh nhất định”. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng xuất lao động xã hội và quy luật tiết kiệm thời giare Chính việc khan hiếm nguồn lực và sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023