Một Số Hình Ảnh Về Cơ Sở Tái Chế Ctnh Trái Phép Bị Phát Hiện, Kiểm Tra Ở Quảng Ninh

quy định; chuyển giao CTNH cho các đơn vị chưa được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ; không có chứng từ chuyển giao CTNH …và yêu cầu các đơn vị dừng hoạt động sai quy định trên và thực hiện quản lý CTNH theo đúng quy định của nhà nước.

Công tác phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quản lý CTNH trên địa bàn được tiến hành mạnh mẽ, nhất là từ khi lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Quảng Ninh được thành lập. Từ khi thành lập lực lượng (tháng 10/2007) đến nay, gần 5 năm, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 40 vụ, tang vật vi phạm: 206.900 lít dầu thải, 171,147 tấn ắc quy chì đã qua sử dụng và nhiều loại CTNH khác. Qua kiểm tra, bắt giữ và xử lý cho thấy các đối tượng đã có hành vi vi phạm như: Thu gom, lưu trữ không đúng theo quy định; chuyển giao CTNH cho các đơn vị chưa được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ; không có chứng từ chuyển giao CTNH [Nguồn: Số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường Quảng Ninh].

Nhìn chung tất cả các loại hình sản xuất đều phát sinh CTNH. Mỗi loại hình hoạt động chứa các loại CT đặc trưng. Hiện nay, Sở TN&MT của tỉnh đã tiến hành điều tra để có đánh giá đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý.


Hình 3 1 Một số hình ảnh về cơ sở tái chế CTNH trái phép bị phát hiện 1


Hình 3 1 Một số hình ảnh về cơ sở tái chế CTNH trái phép bị phát hiện 2

Hình 3.1. Một số hình ảnh về cơ sở tái chế CTNH trái phép bị phát hiện, kiểm tra ở Quảng Ninh

* Đánh giá chung về công tác quản lý CTNH tại Quảng Ninh

Sở TN&MT Quảng Ninh là một trong những cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương trong cả nước làm tốt và có nhiều thành tích về quản lý môi trường, nhất là trong việc hướng dẫn, quản lý theo đúng các quy định về quản lý CTNH. Tính đến hết năm 2012, Chi cục BVMT đã cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho 540 đơn vị. Tổng khối lượng CTNH trung bình phát sinh (theo Sổ đăng ký chủ nguồn CTNH là trên: 3.000 tấn/năm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nhìn chung, công tác bảo BVMT của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 - 2012 đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, trong đó có một số kết quả nổi bật:

Củng cố kiện toàn bộ máy quản lý về BVMT tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp:

* Đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh:

Xây dựng bộ máy tổ chức của Chi cục BVMT Quảng Ninh, hiện có 25 người.

Tháng 10/2007, thành lập Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh (PC 49), hiện số lượng cán bộ là 24 người.

Tăng cường lực lượng Thanh tra môi trường - Sở TN&MT là 4 người. Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường hiện có 40 người.

Ban quản lý vịnh Hạ Long đã thành lập Phòng Quản lý Môi trường (năm 2009).

* Đối với các địa phương cấp huyện:

Tại các huyện, TX, TP trong tỉnh đã thành lập Phòng TN&MT và bố trí từ 1

- 2 cán bộ chuyên trách về môi trường.

TP Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả có Đội Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường trực thuộc Công an thành phố, với từ 5 đến 9 cán bộ chiến sỹ.

Tuy nhiên, phần lớn cấp xã đều chưa có cán bộ chuyên quản về BVMT (TP Hạ Long có 16/20 phường có cán bộ chuyên quản, Uông Bí có 7/10 cán bộ chuyên quản, Cẩm Phả hiện có 16/16 phường có cán bộ kiêm nhiệm…).

* Đối với các doanh nghiệp:

Hầu hết các doanh nghiệp đều đã có cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý môi trường. Trong đó có một số đơn vị ngành than đã thành lập phòng quản lý môi trường.


Các bên liên quan chịu trách nhiệm pháp lý

Sở xây dựng

Bộ Tài nguyên môi trường

Sở Y tế, sở Tài chính

Chi cục bảo vệ môi trường

Sở giao thông

Ban quản lý các KCN

Tổ môi trường phường, xã

Sở Kế hoạch và đầu tư

Sở Tài nguyên và môi trường

Phòng Tài nguyên môi trường huyện, thị xã

Hình 3.2. Sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTNH

* Những khó khăn trong công tác quản lý CTNH tại Quảng Ninh

- Thiếu hụt các văn bản pháp lý: Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý CTNH còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần bổ sung thêm để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là cơ sở pháp lý thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các ban ngành với nhau, quy chế cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu chuẩn liên quan tạo điều kiện cho các nhân và các doanh nghiệp thực hiện.

- Công tác quy hoạch quản lý chưa hợp lý: Quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh hiện nay còn mang tính tự phát, chưa hiệu quả. Thực tế việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn kết chặt chẽ với công tác BVMT, việc cấp phép kinh doanh/cấp phép đầu tư chưa đồng bộ với các thủ tục môi trường, vẫn tồn

tại quan niệm chủ quan “ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội” trong đại đa số cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách.

- Công tác tổ chức thực hiện quản lý: Công tác quản lý CTNH chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành khác, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở y tế,… cũng như tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu chưa được thực hiện.

- Về nguồn kinh phí đầu tư: Kinh phí đầu tư cho các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý đòi hỏi rất cao, đặc biệt kinh phí đầu tư cho xử lý. Hiện nay, các đơn vị xử lý tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh là Công ty TNHH Tái Sinh - TCN nguồn vốn đầu tư tư nhân 100% và tự tìm nguồn vốn đầu tư nâng cấp mở rộng sản xuất. Như vậy, họ chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh tế thông qua việc lựa chọn các đơn vị có lượng phế liệu cao, đẩy đơn giá xử lý của các đơn vị phát sinh nhiều rác không có giá trị tái chế lên cao, gia tăng thêm áp lực cho các đơn vị này.

- Quản lý CTNH tại nguồn: Quản lý CTNH tại nguồn của doanh nghiệp ở nhiều nơi còn đơn giản, thiếu sự đầu tư cần thiết để quản lý CTNH đúng cách. Ở nhiều nơi, tình trạng thu gom, thải bỏ chung CTNH với rác sinh hoạt còn phổ biến. Hình thức lưu giữ lâu dài không kiểm soát tại nguồn phát sinh để chờ nhà nước thu gom, xử lý là phổ biến, tỷ lệ tự xử lý và tiêu huỷ CTNH còn tương đối cao. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm của nhiều chủ nguồn thải về an toàn lao động trong khâu phân loại tại nguồn chưa cao là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của người lao động.

- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rò nét về ý thức BVMT. Nhận thức chung của doanh nghiệp về an toàn, sức khoẻ và môi trường trong quản lý CTNH hiện còn ở mức giới hạn. Vấn đề xã hội hoá trong dịch vụ quản lý CTNH còn chưa hợp lý. Khái niệm giảm thiểu CTNH và sản xuất sạch hơn còn xa lại đối với nhiều doanh nghiệp và cộng đồng.

3.3.6. Các công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng tại Quảng Ninh

a. Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn:

Chỉ các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 quan tâm đến việc giảm thiểu CT tại nguồn, số này chiếm khoảng 14,5% trong tổng số

1.045 doanh nghiệp.

Kỹ thuật giảm thiểu CTNH tại nguồn có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy có quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn, với công nghệ đơn giản đến phức tạp. Các kỹ thuật hiện nay có thể đơn giản là sự thay đổi chế độ vận hành cho đến việc áp dụng các kỹ thuật, thiết bị hiện đại tiên tiến.

b. Kỹ thuật phân loại, lưu trữ:

* Phân loại CT: Theo khảo sát thực tế tại 1045 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm cả trong và ngoài KCN, việc phân loại và lưu chứa CT đối với đa số các doanh nghiệp là chưa đúng theo quy định. Kết quả khảo sát như sau:

- Số cơ sở có tiến hành phân loại riêng biệt CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH: 180 cơ sở (chiếm 17,22%), trong đó có 30 cơ sở phân loại CTNH theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT – Danh mục CTNH (chiếm 2,87%).

- Số cơ sở có phân loại CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH nhưng chưa triệt để, chỉ chú trọng đến phần chất thải có giá trị tái chế: 640 cơ sở (chiếm 61,24%).

- Số cơ sở không phân loại CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH: 225 cơ sở (chiếm 21,53%).

* Lưu trữ chất thải: Tổng kết từ các thông tin thống kê về quy định lưu chứa CT bao gồm: lưu chứa trong kho hoặc các thùng chứa, ngăn chứa riêng, không rò rỉ CTNH ra môi trường, có mái che, có biển cảnh báo cho từng loại CT và cho khu vực lưu chứa cho thấy:

- Số cơ sở có kho lưu chứa riêng cho các loại CTR sinh hoạt, CTNH, đảm bảo không mưa ướt và không đổ tràn ra môi trường: 520 cơ sở (chiếm 49,78%) trong đó có 30 cơ sở có thùng chứa/ngăn chứa riêng cho từng loại CTNH.

- Số cơ sở có kho chứa CT tạm thời: 287 cơ sở (chiếm 27,46%).

- Số cơ sở không có kho lưu chứa CT: 238 cơ sở, (chiếm 22,77%).

c. Kỹ thuật vận chuyển:

* 15,3% khối lượng CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định, các phương tiện đảm bảo tính chuyên dụng có thùng kín, có kế hoạch và các thiết bị ứng phó sự cố (một số còn gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS), có dán biển báo nguy hại…

* 75,8 % CT được vận chuyển bằng các xe tải thông thường, chưa đạt yêu cầu đối với CT (đặc biệt là CTNH)

* 8,9% CT chở bằng các xe cải tiến hoặc xe ba bánh…, CT còn rơi vãi khắp nơi và nguy hiểm cao.

* Việc vận chuyển các loại bao bì, thùng chứa nhiễm CTNH của các đơn vị thu mua phế liệu diễn ra thường xuyên trên các thiết bị không chuyên dụng.

d. Kỹ thuật tái chế, xử lý, tiêu hủy:

Hiện nay các doanh nghiệp phát sinh chất thải tự tìm nguồn dịch vụ thu gom, xử lý CTNH trên nguyên tắc giá thành chi phí xử lý thấp mà không quan tâm đến các phương pháp kỹ thuật xử lý. Các kỹ thuật xử lý hiện nay:

* Dầu, nhớt phế thải: Xử lý theo phương pháp chưng cất bao gồm các công đoạn: Chưng cất; Hệ thống xử lý tách nước; Hệ thống tách cặn, tạp chất; Hệ thống tinh chế dầu; Hệ thống xử lý khí.

* Chất thải nhiễm kim loại nặng: Bùn thải, bộ mạch điện tử, bản cực, hóa chất, tro thải, sơn… Phân loại, phân tách kim loại khỏi hỗn hợp (đốt, phản ứng, hòa tan bằng hóa chất, phân tách kim loại).

* Dung môi hữu cơ: Áp dụng công nghệ chưng cất, trích ly để thu hồi dung môi hữu cơ. Quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảo vệ thực vật… Sau khi trích ly, ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp; Hỗn hợp chất lỏng bay hơi ở những nhiệt độ sôi khác nhau.

* Các CT độc hại hoặc CT có chứa hàm lượng hữu cơ cao: CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, vải nhiễm hóa chất nguy hại, chất nhiễm bẩn dầu mỡ, than hoạt tính đã sử dụng, Tất cả được thiêu đốt trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Công ty TNHH Tái Sinh – TCN có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, thiết bị, phương tiện để xử lý bằng các phương pháp kể trên.

Tháng 5/2006 cơ sở xử lý dầu nhớt thải của Công ty chính thức đi vào hoạt động, với công suất từ 3.000 - 4.000 lít/ngày. Nguồn nguyên liệu chính là dầu thải động cơ, được mua gom từ nhiều nơi trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và một số địa phương khác. Sản phẩm làm ra là dầu diezen tái sinh được dùng chủ yếu cho các lò đốt và súc rửa máy móc, thiết bị.

3.4. Dự báo nguồn, khối luợng và thành phần CTNH của tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Cơ sở dự báo

- Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2020.

- Khối lượng, thành phần CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại.

- Hiện trạng quản lý, xử lý CTNH hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3.4.2. Kết quả dự báo

CTNH dự báo khối lượng phát sinh theo nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Việt Nam nói chung là nước đang trong quá trình phát triển ngành công nghiệp, Quảng Ninh nói riêng là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển đứng đầu cả nước. CTNH phát sinh được tính toán theo công thức của tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Bộ TN&MT cũng dùng công thức này làm cơ sở tính toán cho khối lượng CTNH cho các báo cáo quản lý CTR Việt Nam 2004, 2009 của Tổng cục Môi trường.

Tổng khối lượng CTNH bằng 20-25% tổng khối lượng CTR, dựa vào công thức tính toán của WHO nhóm thực hiện đề án nghiên cứu áp dụng cho 10 nhóm

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí