Năng Lực Của Các Đối Tác Trong Nước Còn Nhiều Hạn Chế


2.2.2.2 Năng lực của các đối tác trong nước còn nhiều hạn chế

Đối tác đầu tư có năng lực và biết cách hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư vào một nước, các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp một số khó khăn như: chưa quen phong tục tập quán, luật pháp, chưa khai thông được các mối quan hệ chính quyền các cấp, chưa am hiểu thị trường…

Trên thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2007 - 2008 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng vị trí thứ 68 trên tổng số 131 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng năm 2007, tụt 4 bậc so với đánh giá này năm trước. Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2007 của WEF dựa trên kết quả khảo sát đối với 11 nghìn doanh nhân quốc tế, và xem xét các nền kinh tế trên 12 tiêu chí, bao gồm: Thể chế, hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục sơ đẳng, giáo dục và đào tạo đại học, hiệu quả của thị trường hàng hóa, hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, khả năng sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp [29].

Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện ở một số khía cạnh như: It vốn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý yếu kém, thiếu kỹ năng về tiếp thị, thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và các luật lệ kinh doanh quốc tế.

Nguyên nhân của sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của Việt Nam không chỉ do doanh nghiệp mà còn do môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều yếu kém. Với thang điểm là 5 về ý nghĩa quyết định thì chính sách của nhà nước Việt Nam chỉ đạt được mức trung bình là (2,6 điểm), quy định về thuế (2,9 điểm), ưu đãi vốn (2,9 điểm), tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (3,1


điểm)… bên cạnh đó là một loạt những cản trở như thủ tục cấp phép đầu tư còn phức tạp rườm rà, có chứa đựng yếu tố tiêu cực, chính sách khuyến khích chưa phù hợp, trình độ quản lý thấp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thấp nên không đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thậm chí có những sản phẩm rất đơn giản như đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… Khi Việt Nam mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ nước ngoài như trong cam kết WTO thì nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị lấn sân là không tránh khỏi. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các TNCs từ Hoa Kỳ với những lợi thế và thế mạnh của mình về vốn, công nghệ, năng lực quản lý sẽ dễ dàng đánh bại các doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, để các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện liên doanh, hợp tác đầu tư với công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

2.2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn nhiều bất

hợp lý

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 11

* Cơ cấu đầu tư theo ngành: Các dự án thuộc lĩnh vực nông-lâm

nghiệp mặc dù được Nhà nước đặc biệt khuyến khích đầu tư nhưng trong những năm gần đây số các dự án vẫn đang có xu hướng giảm, tỷ lệ FDI trong khu vực này chỉ chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ bé 1,8% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tổng nguồn vốn FDI và tỷ lệ số dự án giải thể trước thời hạn, dự án đã đăng ký nhưng không có khả năng thực hiện cao hơn so với lĩnh vực đầu tư khác

Hiệu quả kinh tế của nhiều dự án trong lĩnh vực này không cao, nhất là các dự án đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản... Nguyên nhân chính là các dự án này


gặp khó khăn về cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, nhiều dự án chưa tìm được phương thức thích hợp để hợp tác với đối tác là nông dân - vốn lâu nay quen với tác phong sản xuất nhỏ, nặng về lợi ích trước mắt, cục bộ và ý thức tuân thủ các cam kết còn nhiều hạn chế.

Trong ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu vốn đầu tư cũng còn chưa hợp lý. Trong ngành công nghiệp, vốn đầu tư chỉ tập trung ở lĩnh vực dầu khí và công nghiệp nặng. Ngành dầu khí vốn thực hiện lên tới 1.545 tỷ USD chiếm 20% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong ngành dịch vụ thì riêng lĩnh vực khách sạn – du lịch đã thu hút 2,362 triệu USD vốn đầu tư chiếm 31% tổng lượng vốn đầu tư. Chiều hướng gia tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ là tốt nhưng phần lớn các dự án của Hoa Kỳ thường tập trung vào dịch vụ tại chỗ, hướng vào thị trường nội địa nên đóng góp của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ vào xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp. Tài chính – ngân hàng là thế mạnh của Hoa Kỳ tuy nhiên trong 20 năm qua mới chỉ thu hút đầu tư 215 triệu USD [4].

* Cơ cấu đầu tư theo địa phương: Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn FDI theo địa phương cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung ở một số tỉnh và thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Định, Hà Nội. 5 tỉnh thành này chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Vốn FDI của Hoa Kỳ thường tập trung đầu tư vào các tỉnh phía Nam, nơi có chính sách thông thoáng. Lượng vốn đầu tư lớn này đã giúp các vùng kinh tế này có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên cũng làm cho chênh lệch giữa các vùng này với các khu vực niềm núi phía Bắc, một số tỉnh miền trung, Tây Nguyên, Đồng Bằng sông Cửu Long càng lớn.

Nguyên nhân của các hạn chế này là do trong các quyết định đầu tư TNCs luôn phải cân nhắc giữa suất đầu tư và chi phí cũng như lợi nhuận kỳ


vọng của các dự án, cho nên việc quyết định đầu tư vào những vùng có trình độ phát triển kết cấu hạ tầng cao và đặc biệt là có thị trường sức lao động kỹ thuật cao là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, các dự án hiện nay đa số được thiết lập tại các thành phố lớn

2.2.2.4 Hình thức thu hút vốn đầu tư còn chưa phong phú

Đây là hạn chế chung của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện dưới 4 hình thức cơ bản là: 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh, cổ phần.

2.2.2.5 Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế

Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu đồng bộ và chưa ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước được. Một số luật pháp, chính sách thay đổi nhưng chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư khiến cho phương án kinh doanh bị đảo lộn. Các văn bản pháp luật có nhiều điểm không rõ ràng và mâu thuẫn nhau dẫn đến tình trạng các cơ quan pháp luật thực thi thực hiện chậm trễ, hoặc hiểu và áp dụng không thích hợp. Các vướng mắc trong quá trình triển khai chậm so với quy định. Một số văn bản của các bộ, ngành, địa phương có sự chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Luật pháp, chính sách chưa thực sự tạo ra một sân chơi bình đẳng cho hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Công tác quản lý còn nhiều yếu kém. Quản lý nhà nước quá tập trung vào cấp phép đầu tư mà chưa dành sự quan tâm thích đáng đến giai đoạn sau khi cấp phép.

2.2.2.6 Vấn đề chuyển giá

Hiện nay chuyển giá là vấn đề xảy ra nhiều đổi với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tượng chuyển giá xuất hiện và ngày càng phổ biến ở


các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI của Hoa Kỳ nói riêng. Một số doanh nghiệp thuộc chi nhánh các công ty đa quốc gia đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý nhà nước thực hiện việc chuyển giá bằng cách “Lỗ công ty con, lãi công ty mẹ” thông qua nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra để ăn chênh lệch ngay từ bên ngoài, gian lận thương mại, trốn thuế, lợi dụng độc quyền để đưa giá sản phẩm lên cao hơn giá hàng cùng loại nhập khẩu. Cụ thể như sau:

- Khai tăng giá trị tài sản vốn góp. Khi góp vốn tham gia liên doanh, bên nước ngoài thường khai tăng giá trị vốn góp bằng máy móc, thiết bị, giá trị công nghệ cao hơn nhiều lần so với giá thực tế.

- Mua nguyên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Các công ty con trong hệ thống các công ty đa quốc gia phải mua nguyên liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào với giá cao hơn giá thực tế rất nhiều và do công ty mẹ định giá. Do vậy trong từng trường hợp nếu công ty con lỗ thì công ty mẹ không bị ảnh hưởng nhiều.

- Quản lý và sử dụng chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp FDI đã không có kế hoạch, không căn cứ vào kết quả kinh doanh để tính toán cho việc sử dụng chi phí sản xuất, đặc biệt các khoản chi phí cho người lao động nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh dưới sự điều hành của các nhà đầu tư nước ngoài đã chi cho việc quảng cáo, tiếp thị rất lớn so với yêu cầu thực tế. Số tiền lương công ty liên doanh Coca Cola chi cho quảng cáo, khuyến mại, phân phối sản phẩm, quản lý hành chính của liên doanh chiếm 41,77% doanh thu so với con số 20,01% doanh thu được phê duyệt tại luận chứng kinh tế ban đầu.

- Trốn thuế: Các doanh nghiệp FDI đã lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước, sử dụng các thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận trong hoạch toán để doanh nghiệp lỗ trên sổ sách kế toán và lãi trên thực tế. Đây là hiện tượng “lỗ


ảo” được các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng lợi dụng để trốn thuế nhằm mục đích thu lợi bất chính tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, qua phân tích cũng cho ta thấy việc thu hút nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ là chưa tương xứng với tiềm năng. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ và nếu so với các nước trong khu vực thì con số này vẫn còn hạn chế. Vốn FDI của Hoa Kỳ cũng không đồng đều trong các ngành và trong địa phương. Chưa có nhiều các TNCs lớn của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam…

Trong thời gian tới, để thu hút thêm luồng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chúng ta cần phải giải quyết tất cả những khó khăn cản trở đã nên trên. Những phân tích ở chương 2 sẽ là cơ sở thực tiễn để ở chương 3 chúng ta có những giải pháp thiết thực cải thiện tình hình đầu tư.

Tóm lại những con số thống kê và phân tích ở trên cho ta thấy Hoa Kỳ hiện đang là quốc gia đứng đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3. FDI của Hoa Kỳ đã góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Các công ty của Hoa Kỳ đã góp phần nâng cao năng lực quản lý tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tạo ra nhiều ngành nghề mới, thúc đẩy môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ cũng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo niềm tin của các đối tác mới.


CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI


3.1 TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM

3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước

3.1.1.1 Bối cảnh trong nước

Trong nhiều năm qua, Đảng ta đã thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chúng ta đã và đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Tình hình chính trị - xã hội của nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI” [6] tiếp tục củng cố niềm tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩy gia tăng dòng vốn FDI vào nước ta.

Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ GDP trong giai đoạn 2001-2005 là 8,17%/năm, năm 2006 là 8,17%, năm 2007 là 8,48%. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy - tiêu dùng, thu – chi ngân sách… ) được cải thiện; Việc huy động


các nguồn lực cho phát triển có chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất – kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế.

Môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Ngoài việc triển khai Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và một số luật khác cùng việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, nhiều biện pháp đã được tiến hành nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Trên thực tế, kể từ khi nhận thức được môi trường kinh doanh nói chung và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Nhà nước đã liên tục đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Tháng 1-2000, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 31-7-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2000/NĐ - Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tiếp đó, Nghị định số 27/2003/NĐ - Chính phủ ngày 19-3-2003 có nội dung mở rộng lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài, xóa bỏ tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp, hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng công nghệ,… Nghị định số 38/2003/NĐ - Chính phủ ngày 15-4-2003 có nội dung đa dạng hóa hình thức đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục được bổ sung hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua Luật đất đai (sửa đổi), Luật xây dựng, Luật thủy sản, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp… cùng các văn bản hưởng dẫn

Ngày đăng: 20/10/2023