Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Đẩy Mạnh Thu Hút Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Việt Nam Trong Thời Gian Tới


tư cách là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới, vị thế của Việt Nam được củng cổ, tăng cường, hình ảnh của Việt Nam được quảng bá, nhờ đó tạo ra các cơ hội thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam.

Mặc khác, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều quốc gia, khu vực đang có những xung đột, bất ổn, cạnh tranh kinh tế ngày càng diễn ra gay gắt, sự biến động bất thường của nguồn nhiên liệu,… lại tạo nên những cơ hội thuận lợi cho Việt Nam – một nền kinh tế mới nổi, tiềm năng về nguyên nhiên, vật liệu dồi dào, đa dạng, nguồn nhân lực rẻ, chính trị ổn định. Do đó, việc thu hút một làn sóng đầu tư mới của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam là khả quan, nếu như Việt Nam có sự chuẩn bị chu đáo cho việc đón nhận sự kiện này.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ nói riêng phát triển theo đúng định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật phải được cải thiện theo hướng ổn định, lâu dài, thống nhất, rõ ràng, đẩy đủ, đồng bộ, thông thoáng, hấp dẫn, mang tính cạnh tranh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều này được thể hiện thông qua việc áp dụng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực ngày 01/7/2006. Hai luật này được coi là văn bản luật đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo nguyên tắc bình đẳng triệt để về cơ hội và điều kiện cạnh tranh, những ngoại lệ hay đặc thù áp


dụng riêng cho nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được xác định cụ thể, hợp lý, minh bạch và quy định rõ lộ trình loại bỏ. Đây cũng được xem là bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng “mềm”. Tức là cải cách luật pháp, thủ tục hành chính, bên cạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng “cứng” là đường giao thông, thông tin dịch vụ để mang đến một môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư. Vấn đề hiện nay là Chính phủ cần ban hành các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành hai luật nói trên tinh thần thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện và đạt tính khả thi cao nhất. Tuyên truyền, phổ biến nội dung của các luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài phù hợp vối quy định của luật mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.2.1.2 Đa đạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài.

* Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 13

Trong thời gian vừa qua hình thức này đã thể hiện những ưu thế của nó so với các hình thức đầu tư khác như; triển khai nhanh, thu hút nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao, quản lý Nhà nước cũng như quản lý doanh nghiệp tương đối thuận lợi. Hình thức này sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong thời gian tới khi Nhà nước có những sửa đổi đơn giản hóa điều kiện xem xét cấp Giấy phép đầu tư và các doanh nghiệp 100% được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp liên doanh, được mở rộng lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án…

Về phía Việt Nam, Nhà nước cần tạo điều kiện để hình thức 100% vốn nước ngoài trở thành hình thức chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện – điện tử, giáo dục đào tạo và bệnh viện quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cần có những ưu đãi cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới,


dự án có quy mô đầu tư hớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng các công ty xuyên quốc gia chiếm lĩnh thị trường tạo dựng thế độc quyền của mình, Nhà nước cần sớm đưa ra Luật cạnh tranh vào cuộc sống nhằm tạo dựng môi trường lành mạnh.

* Xí nghiệp liên doanh

Xí nghiệp liên doanh đã được phát triển trong giai đoạn đầu của tiến trình mở cửa nhưng những năm gần đây loại hình này giảm cả số lượng lẫn vốn đầu tư đăng ký. Có điều này là do sự yếu kém của đối tác Việt Nam, hợp tác không có hiệu quả, tiềm lực tài chính nhỏ bé, công nghệ và trình độ quản lý lạc hậu làm cho đối tác nước ngoài cảm thấy phiền hà, rắc rối trong điều hành quản lý doanh nghiệp. Trong xu thế cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài hình thức doanh nghiệp liên doanh sẽ ngày càng bị thu hẹp trong một số lĩnh vực nhất định.

Thực tế, doanh nghiệp liên doanh chỉ có thể phát triển ở một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh như: sản xuất xi măng, sắt thép, ô tô – xe máy, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vận tải. Ở những lĩnh vực này đối tác phía Việt Nam là các Tổng công ty lớn của Nhà nước có tiềm lực mạnh.

Về phía Việt Nam: Nhà nước cần có chương trình đào tạo và đào tạo lại để những cán bộ làm việc trong doanh nghiệp liên doanh là có đủ năng lực, tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.

Để có thể thu hút các công ty lớn của nước ngoài, về phía Việt Nam cần tạo điều kiện và khuyến khích các tổng công ty lớn của Việt Nam liên doanh với các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào các dự án quy mô lớn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Cần nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư


vào các lĩnh vực du lịch lữ hành, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ vận tải đường biển, đường không…

Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Cần phải nghiên cứu kỹ đối tác liên doanh trước khi đi tới ký kết Hợp đồng liên doanh. Phải đặt mục đích làm ăn lâu dài ở Việt Nam và biết tôn trong trọng đối tác Việt Nam.

* Đối với hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: thực chất đây là hình thức liên doanh theo hợp đồng. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có một lựa chọn duy nhất là đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh khi tham gia các dự án triển khai mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước, chuyển phát thu quốc tế, hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây là hình thức tốt để Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, chuyển giao công nghệ và cho phép Việt Nam đảm bảo chủ quyền và an ninh mạng. Tuy nhiên, hình thức này đã bộc lộ một số hạn chế: không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn; giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn cao so với các nước trong khu vực và thế giới; có hai bộ phận quản lý của hai bên hợp doanh cùng vận hành chung một công việc; thiếu kinh nghiệm marketing, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài không muốn cung cấp các bí quyết và kỹ năng của họ khi tham gia đầu tư theo hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

Đối với Nhà nước Việt Nam việc cung cấp các dịch vụ viễn thông hiệu quả, hiện đại và kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải sửa đổi những quy định về hình thức hợp doanh đã không còn phù hợp, mở cửa theo đúng lộ trình cam kêt quốc tế tại thỏa thuận gia nhập WTO. Để tăng sức hấp dẫn đối với hình thức đầu tư này, nên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng mô hình kết hợp giữa hợp tác kinh doanh khai thác mạng và dịch vụ bưu chính, viễn thông với liên


doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để kinh doanh các dịch vụ khác có liên quan, nhằm giúp cho các bên hợp doanh nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Cần xác định rõ rằng kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là bước đầu để có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tham gia vào các lĩnh vực béo bở mà theo lộ trình sẽ được mở cửa trong tương lai. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nên chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể chuyển đổi thành hình thức doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn khi Chính phủ cho phép.

* Đối với hình thức BOT

Đây là hình thức cần thiết và có cơ hội phát triển ở Việt Nam khi mà Chính phủ đặt ra mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, hình thức BOT, BT, BTO số lượng các dự án ít, vốn đầu tư còn nhiều hạn chế, điều này đã làm mất đi lợi thế vị trí để thu hút FDI so với các nước trong khu vực. Kinh nghiệm của các nước cho thấy đây là hình thức phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển. BOT có thể đáp ứng được yêu cầu cải thiện và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước để tạo vị trí thuận lợi thu hút FDI trong bước đầu của quá trình phát triển đầu tư. Tuy nhiên, hình thức BOT còn chậm phát triển ở Việt Nam trong thời gian vừa qua là do các nhà đầu tư nước ngoài gặp trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin về cơ hội đầu tư.

Chính phủ cần phải công bố rộng rãi một số danh mục thiết thực các dự án kết cấu hạ tầng. Tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi lựa chọn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT. Cần có hướng dẫn chi tiết chủ yếu cần đạt được trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng BOT để áp dụng thống nhất cho các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh – các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài. Đưa ra những chính sách


khuyến khích nhà đầu tư triển khai nhanh dự án, đưa công trình vào hoạt động trước thời hạn. Những lĩnh vực đang có nhu cầu lớn về đầu tư là: xây dựng nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải công nghiệp, đường giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị…

* Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư

Mở rộng thêm một số lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư như: dự án sản xuất máy móc thiết bị cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, các thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học

Mở rộng có điều kiện đối với các dự án thuộc các lĩnh vực thực hiện đang cho phép làm thí điểm như: khu vui chơi giải trí, kinh doanh trò chơi có thưởng, đua ngựa, casino, bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, kinh doanh siêu thị, cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất để xây dựng cho thuê và để bán.

3.2.1.3 Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh

- Chính sách tài chính, tín dụng và ngoại hối: tiếp tục nghiên cứu giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ và tiến tới xóa bỏ việc kết hối bắt buộc; Từng bước thực hiện mục tiêu tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Có chính sách bổ sung đảm bảo việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI đã thực hiện nghĩa vụ kết hối để đáp ứng nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp. Nghiên cứu ban hành mức lãi suất trần hợp lý đối với khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về đảm bảo vay vốn, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để doanh nghiệp FDI có thể vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước và các tổ chức quốc tế; từng bước nới lỏng hạn chế áp dụng đối với ngân hàng nước ngoài nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI được tiếp cận thị trường vốn; được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam tùy


thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể đảm bảo bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài. Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI có đủ điều kiện được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tổ chức vận hành an toàn, hiệu quả thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, kể cả thu hút vốn FDI. Từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư.

- Đối với vấn đề chuyển giá: Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế xảy ra tình trạng chuyển giá là do hai nguyên nhân. Một là rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ, hai là sự yếu kém của đổi tác Việt Nam trong liên doanh. Hoạt động chuyển giá không chỉ gây thất thoát cho phí nhà đầu tư Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng đến sự công bằng trong môi trường đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Chính vì vậy chúng ta nên tăng cường quản lý để làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài lành mạnh hơn, công bằng hơn. Bên cạnh các thông tư, quy định đã ban hành, chúng ta nên có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết ra rõ ràng cho từng ngành, từng lĩnh vực để thực hiện được việc kiểm soát chống chuyển giá. Bên cạnh đó cần có một luật chống chuyển giá như nhiều nước trên thế giới đã làm.

- Tiếp tục lộ trình giảm chi phí đầu tư. Theo các nhà đầu tư Hoa Kỳ giá thuê đất trong các khu công nghiệp của Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng lại không tốt bằng. Vì thế, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm đầu để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đối với việc triển khai dự án. Giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng phải hợp lý,


không phân biệt đối xử với dự án FDI và trong nước để tránh đẩy thuế đất thực tế lên cao. Cầm chấm dứt cơ chế các doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất… Trước mắt, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài sử dụng đất.

- Chính sách về thuế: Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế. Cần xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý, ngành nào được bảo hộ, mức độ bảo hộ, thời gian và điều kiện bảo hộ…

Tiếp tục rà soát chính sách thuế để bảo đảm những ưu đãi nhất đối với nhà đầu tư. Cụ thể, cần tập trung sửa đổi Nghị định số 164/2003/NĐ- Cp ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết tohi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 158/2003/NĐ CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng theo hướng không giảm ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp FDI như trước đây.

- Chính sách về lao động: Tiếp tục rà soát và hoàn thiện chính sách tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. Trước hết cần tập trung sửa đổi Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hướng mở rộng quy định về số lượng lao động nước ngoài được phép tuyển dụng

- Thực thi tốt các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Bởi vì, hiện nay các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ về cơ bản phù hợp với tiêu chuẩn, cam kết quốc tế của Việt Nam trong BTA và trong WTO. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước về quyền sở hữu trí tuệ như: Công ước Paris năm 1965 về

Ngày đăng: 20/10/2023