Tăng Cường Các Chính Sách Khuyến Khích Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Các Lĩnh Vực Của Nền Kinh Tế


quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Bern về quyền tác giả… Tuy vậy, quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập và cần có biện pháp khắc phục. Hiện tượng hàng nhái, hàng sao chép tác phẩm vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Việc thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài và đem lại lòng tin vào môi trường kinh doanh của Việt Nam.

3.2.1.4 Tăng cường các chính sách khuyến khích FDI từ Hoa Kỳ vào các lĩnh vực của nền kinh tế

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ luôn tìm kiếm ngành nghề, địa bàn đầu tư có lợi nhuận cao nhất. Nếu Việt Nam không có chiến lược định đầu tư khéo léo thì nền kinh tế sẽ phát triển mất cân đối, thậm chí lệ thuộc vào bên ngoài. Vì vậy, định hướng đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào ngành, nghề, lĩnh vực chủ yếu theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.

Cần rà soát, đánh giá đúng tiềm năng và nhu cầu thị trường của từng ngành, lĩnh vực cụ thể, xây dựng được các dự án kêu gọi đầu tư của Hoa Kỳ trong từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Cần công khai, minh bạch quy hoạch các dự án đầu tư cho các địa phương, các ngành, các nhà đầu tư có kế hoạch. Trong các dự án vào các ngành cần xác định rõ tiến độ, công suất, yêu cầu trình độ, công nghệ, thị trường tiêu thụ.

Đối với các dự án sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của Hoa Kỳ. Nhà nước cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại. Đưa các dự án này vào danh mục dự án đặc biết khuyến khích và đưa ra các ưu đãi đầu tư.

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thế mạnh đầu tư ra nước ngoài như: Dầu khí, chế tạo máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng… Qua đó có chính sách thu hút vốn và chuyển giao công nghệ phù hợp. Chúng ta cần ý thức được mức độ công nghệ ở mỗi ngành trong thực tế Việt Nam.


Về phía Việt Nam cần có chính sách ưu tiên đầu tư vào ngành nông nghiệp, nông sản trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các dự án ứng dụng khoa học – công nghệ sinh học sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng miền ở nước ta. Và đây cũng là ngành mà Hoa Kỳ có thế mạnh. Đối với công nghiệp, cần chú trọng định hướng đầu tư của Hoa Kỳ vào sản xuất hàng xuất khẩu.

* Về địa bàn đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hiện nay Việt Nam có 64 tỉnh, thành phố chia làm 8 vùng kinh tế (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long), 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. Mỗi vùng kinh tế đều có những đặc điểm riêng, vì thế bên cạnh các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài chung mỗi vùng cần có biện pháp để tạo thêm thế mạnh, xây dựng 3 vùng này thành các trung tâm kinh tế tạo đà cho phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế như phân tích ở chương 2 cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ thường lựa chọn dự án đầu tư ở những địa bàn như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nội… là nơi có điều kiện thuận lợi nhất định cả về kết cấu hạ tầng lẫn thị trường lao động… Vì vậy ngoài việc tiếp tục thu hút đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào tam giác tăng trưởng trong nước cần thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư vào những địa phương khác. Cần đa dạng hóa hình thức và quy mô của các tập đoàn kinh tế Hoa Kỳ vào các địa bàn cần khuyến khích, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương, không vi phạm quy hoạch tổng thể.

Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau:

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 14

- Chính quyến địa phương cần tích cực giảm thiểu thủ tục hành chính gây cản trở đến hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các thủ tục về đất đai


và xây dựng. Nhanh chóng giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các dự án đang hoạt động.

- Nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của những vùng, miền, địa phương còn khó khăn, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Khuyến khích các dự án BOT với sự tham gia của các công ty Hoa Kỳ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là cảng biển, đường bộ, nhà máy điện… Hợp tác đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho những vùng có điều kiện khó khăn.

* Về đối tác đầu tư

Thiết lập chính sách ưu đãi đặc biệt với các tập đoàn kinh tế lớn của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam như cho phép thí điểm các tập đoàn của Hoa Kỳ được thành lập công ty quản lý vốn, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, quỹ hỗ trợ đầu tư, công ty đa mục đích, đa dự án.

Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của các công ty nhỏ và vừa của Hoa Kỳ bằng cách tích cực tuyên truyền về sự hấp dẫn môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thông qua các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư ở Hoa Kỳ.

3.2.2 Giải pháp về cơ chế quản lý

3.2.2.1 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Sau khi tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ và việc nghiêm túc thực hiện các bộ, ngành, địa phương. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Về phân cấp quản lý và cấp giấy phép đầu tư, tiếp tục phân cấp mạnh về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như việc cấp


giấy phép đầu tư. Cụ thể là phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các ban quản lý khu công nghiệp theo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế quản lý; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành, trung ương. Đối với cấp giấy phép đầu tư, phân cấp mạnh cho Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố và Ban quản lý Khu công nghiệp trong việc cấp giấy phép đầu tư qua một đầu mối như đã trình bày ở trên mà không phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp trừ trường hợp những dự án nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.

Các cơ quan cấp phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI; đồng thời có những biện pháp động viên khen thưởng kịp thời để các doanh nghiệp làm ăn tốt, rút giấy phép đầu tư đối với những dự án không có khả năng triển khai.

- Về thủ tục xuất nhập cảnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần có biện pháp tạo điều kiện tự do đi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, tiến tới xóa bỏ Visa lưu trú ngắn hạn cho một cho một số nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản… Miễn thị thực lưu trú ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài được coi như là một thông điệp chào đón các nhà đầu tư.

- Minh bạch hóa các chính sách đầu tư và bảo đảm tính dự đoán của nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục nghiên cứu để quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính; Công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý; Giảm đầu mối; Giảm thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn


bản về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; Duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời các cuộc gặp này thông báo cập nhật thường xuyên những thay đổi về mặt chính sách đầu tư nước ngoài. Cần đưa ra các biện pháp để công bố tất cả các văn bản quy phạm pháp luật ra công chúng, kể cả các công văn hành chính có tính chất áp dụng chung để nhà đầu tư được biết và thực hiện. Đây cũng là một trong những yêu cầu của BTA VÀ WTO; tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo luật hoặc dưới luật, nhằm bảo đảm tính dễ dự báo trong tương lai về môi trường đầu tư cũng như hạn chế được những tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới các khu công nghiệp Việt Nam và đánh giá tình hình triển khai các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập, trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh, bổ sung danh mục các khu công nghiệp ưu tiên đầu tư từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định Bổ sung các mô hình về khu công nghiệp phục vụ cho việc phát triển ngành nghề ở nông thôn. Điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển trong và ngoài hàng rào. Tách việc cho thuê đất nguyên thổ với kinh doanh hạ tầng

- Xây dựng quy chế đối với hoạt động quản lý nhà nước về FDI. Quy chế này có ý nghĩa định hướng trong việc quản lý nhà nước đối với FDI. Quy chế này cần đưa ra những quy định ưu đãi chung đối với các nhà đầu tư vì hiện nay mỗi địa phương có cách quản lý khác nhau, có những nơi đã vượt rào trong việc đưa ra ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy, để tránh tình trạng mất cân đối về ưu đãi đầu tư cần phải xây dựng quy chế quản lý nhà nước về FDI.

- Quản lý lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư Hoa Kỳ và lợi ích quốc gia, vì vậy đội ngũ cán bộ phải có


bản lĩnh chính trị vững vàng. Phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết xử lý những người vì lợi ích cá nhân mà nhũng nhiễu đối với các công ty nước ngoài hoặc tìm cách bắt tay với nhà đầu tư để móc túi tiền bạc của Nhà nước. Không nên sử dụng những cán bộ bị kỷ luật vì hành vi tham nhũng theo kiểu luân chuyển, hoặc xử lý nội bộ, nương nhẹ… Cần phát huy tốt hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, khơi dậy phong trào đấu tranh của nhân dân, tăng cường sự giám sát của các tổ chức, đoàn thể, xây dựng được quy chế làm việc công khai, minh bạch đối với cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

3.2.2.2 Cải tiến mạnh các thủ tục hành chính

Theo hướng này cần nghiên cứu xây dựng, thực hiện cơ chế và quản lý trước, trong và sau khi cấp phép đầu tư theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và địa phương, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để tạo bước chuyển biến căn bản về thủ tục hành chính, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hóa các hình thức và thủ tục cấp phép đầu tư, mở rộng việc cho phép áp dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với danh mục dự án cần khuyến khích đầu tư, tăng tính tự giác và tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động của tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó kiên quyết bãi bỏ những loại giấy phép, quy định không cần thiết hoặc làm cản trở đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .

- Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính trên cơ sở đã đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu


cực vô trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư. Xóa bỏ tình trạng “Phép vua thua lệ làng” đang tồn tại lâu nay ở nhiều cấp quản lý. Mọi vi phạm, không thực hiện nghiêm túc những quy định, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đều phải làm rõ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, không loại trừ người đó là cán bộ, đảng viên có chức quyền ngay cả ở cấp Trung ương.

3.2.3 Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Mục đích của giải pháp là phải thu hút được vốn đầu tư từ Hoa Kỳ và cụ thể là những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia để tận dụng những tiềm lực về vốn, công nghệ nguồn và thị trường.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cấp cao. Đây là một hoạt động mang tính chất chính trị có vai trò khẳng định với Hoa Kỳ rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ. Tổ chức qua hội thảo và quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam. Tăng cường tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nước ngoài. Tại hội nghị cần phải quảng bá môi trường đầu tư ở Việt Nam; Giới thiệu về những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế thị trường của Hoa Kỳ, đặc điểm và xu hướng vận động của dòng vốn FDI trong từng giai đoạn; Chú ý nâng cao chất lượng thông tin, nhất là thông tin về luật pháp, chính sách kinh nghiệm nước ngoài cũng như thông tin tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư ở nước ta. Bố trí ngân sách thích đáng phục vụ hoạt động, xúc tiến đầu tư, chú ý cho hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương, của đại diện đầu tư – thương mại Việt Nam ở Hoa Kỳ


- Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động vận động xúc tiến đầu tư.

- Tổ chức soạn thảo, in ấn và phổ biến danh mục các dự án gọi vốn đầu tư, các văn bản pháp luật, sách hướng dẫn đầu tư, VCD tuyên truyền về môi trường đầu tư của Việt Nam… bằng nhiều thứ tiếng mà các phương tiện đại chúng và các phương tiện hiện đại như Internet…

- Tiến hành thành lập một bộ phận về xúc tiến đầu tư vào Hoa Kỳ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến xúc tiến đầu tư với đối tác Hoa Kỳ, lập kế hoạch tổng thể về xúc tiến đầu tư trong nước. Bộ phận này có thể cử đại diện làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao tại Hoa Kỳ để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Thông qua những người dân Hoa Kỳ đã và đang làm việc tại Việt Nam để giới thiệu Việt Nam đến với những người dân Hoa Kỳ khác. Những người dân chưa biết đến một Việt Nam sau 30 năm giải phóng và hơn 20 năm đổi mới. Nếu như trước đây chúng ta mới chỉ quen thuộc với thuật ngữ “Tiếp thị công ty”, thì này với đối tác Hoa Kỳ, chúng ta phải làm quen với một việc tuy là mới với Việt Nam nhưng đã được các nước khác thực hiện khá thành công, đó là “Tiếp thị địa phương”, “Tiếp thị quốc gia”.

Để giải pháp này đi vào thực tế cần có sự quan tâm của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan nhà nước; đồng thời phải được triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương. Ở trung ương, cần quan tâm củng cố các điều kiện cần thiết và lực lượng cán bộ cho Cục đầu tư nước ngoài; ở các bộ ngành, địa phương cần có các bộ phận chuyên trách hoạt động trên lĩnh vực này. Các tổng công ty lớn, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu tư ở trong nước để Hoa Kỳ vận động và xúc tiến đầu tư đạt kết quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023