- Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và các đơn vị kinh doanh. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động…
- Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ. Đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
- Đầu tư cho hoạt động marketing. Đầu tư cho hoạt động marketing gồm có đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… về chi phí cho hoạt động đầu tư này phải chiếm tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Bắt đầu từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành các kết quả. Và nội dung đầu tư phát triển trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau.
1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế
Có một số cách phân loại QLNN đối với hoạt động đầu tư phát triển kinh tế như phân loại theo giai đoạn của quá trình quản lý (mà QLNN có các nội dung: định hướng đầu tư, tổ chức - điều hành hoạt động đầu tư, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trong địa bàn tỉnh của chính quyền cấp tỉnh); phân loại theo định hướng tác động (gồm: tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế như: hỗ trợ đầu tư,
bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư…) hay phân loại theo yếu tố và lĩnh vực mới, QLNN về đầu tư phát triển kinh tế gồm: Quản lý đầu tư theo các dự án đầu tư, quản lý đầu tư theo các lĩnh vực ngành nghề kinh tế, Quản lý đầu tư trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tài nguyên môi trường ….
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Đến Tăng Trưởng Và Phát Triển
- Tăng Khả Năng Cạnh Tranh Và Xuất Khẩu Của Nền Kinh Tế
- Mối Quan Hệ Tác Động Qua Lại Giữa Hai Loại Nguồn Vốn
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Của Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
- Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủ Đô Viêng Chăn
- Tình Hình Đầu Tư Phát Triển Ở Thủ Đô Viêng Chăn Những Năm Gần Đây
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Trong phần này luận án phân tích sâu QLNN về đầu tư phát triển kinh tế của chính quyền cấp tỉnh với một số nội dung chủ yếu sau:
1.4.1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương
Định hướng đầu tư phát triển kinh tế là xác định trước: hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thu hút đầu tư ở địa phương trong khoảng thời gian nhất định (thường là dài từ 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa).
Định hướng đầu tư là một chức năng QLNN về kinh tế cơ bản, chất lượng của định hướng sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức năng khác và quyết định sự thành công của QLNN về đầu tư phát triển kinh tế.
Để thực hiện chức năng định hướng phải thông qua các công tác: Xác định các mục tiêu chiến lược về đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương; xây dựng các quy hoạch đầu tư; xây dựng các kế hoạch và chương trình đầu tư; xây dựng các chính sách đầu tư phát triển kinh tế.
Các công tác trên liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi công tác có vị trí nhất định trong nhiệm vụ định hướng đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó, việc xây dựng mục tiêu chiến lược và chính sách là những bộ phận quan trọng nhất và có tính quyết định nhất.
Mục tiêu chiến lược về đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn một địa phương quyết định những phương hướng đầu tư phát triển kinh tế lâu dài, bao gồm: Hệ thống các quan điểm đầu tư; các hướng đầu tư, các mục tiêu đầu tư, các nhiệm vụ và chính sách đầu tư lớn cần thực hiện.
Các quan điểm quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế là các tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt từ việc xác định hướng và mục tiêu, đến việc xác định các nhiệm vụ và chính sách.
1.4.2. Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương
Theo chức năng này, để quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương, chính quyền địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc luật pháp, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách...) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương, nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường luật pháp đưa các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế vào khuôn khổ, và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế có hiệu quả. Sở hữu và lợi ích là các mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể tham gia đầu tư phát triển kinh tế. Pháp luật thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các vấn đề đó. Cho nên môi trường pháp lý ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Luật pháp tác động đến các chủ thể thông qua các vấn đề sau: pháp luật xác định vị trí pháp lý của các chủ thể kinh tế trong ngành (tổ chức hoặc cá nhân). Thí dụ đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, điều đó được thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách đã được thể chế hoá. Luật Doanh nghiệp... đều thừa nhận sự phát triển lâu dài, sự bình đẳng và lợi ích của các thành phần trên trước pháp luật. Luật pháp tạo ra luật chơi bình đẳng cho các chủ thể kinh tế tham gia đầu tư. Thông qua các chính sách đã luật hoá, Nhà nước khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh theo đúng hướng của mục tiêu chiến lược, quy hoạch đã xác định; hạn chế các mặt tiêu cực có hại cho sự phát triển kinh tế (các hiện tượng xâm hại đến môi
trường sinh thái, các tệ nạn xã hội...).
1.4.3. Tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương
Chức năng tổ chức và điều hành nền kinh tế của Nhà nước có 3 nội dung chủ yếu:
- Tổ chức hệ thống đối tượng quản lý.
- Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý.
- Vận hành chủ thể và đối tượng quản lý.
Chức năng tổ chức và điều hành nền kinh tế của Nhà nước là chức năng quan trọng, then chốt trong tiến trình QLNN. Nếu thực hiện được tốt chức năng này sẽ huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế; tạo ra sự thống nhất, kỷ cương do đó tạo nên sức mạnh tổng hợp; tạo ra động lực phát triển...
1.4.4. Kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương
Nội dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc đổ vỡ những khó khăn, cũng như tài chính, những cơ hội để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Thực chất là thực hiện nhiệm vụ phản hồi, và dự báo. Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác định (như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế đã được các cơ quan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển kinh tế của trung ương, của địa phương; các quy định luật pháp…) để khắc phục phát huy ở giai đoạn kế tiếp. Hệ thống kiểm soát, dự báo kiểm soát các yếu tố đầu vào, đánh giá khả năng, dự báo xu hướng đầu tư, lường trước kết quả đầu ra nhằm có những can thiệp trước, kịp thời.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và sự gia tăng mức thu nhập bình quân trên đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế địa phương.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được và sự thay đổi chung của quốc gia được thể hiện ở địa phương như thế nào.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội của địa phương. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ giáo dục… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Kết quả đầu tư phát triển kinh tế được thể hiện ở hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Đối với mỗi nội dung đầu tư phát triển kinh tế, chúng ta sẽ có chỉ tiêu số lượng tương ứng, ví dụ, đầu tư phát triển giao thông đường bộ thì chỉ tiêu số km đường cấp I, II,… Để có chỉ tiêu đánh giá chung các kết quả đầu tư thì cần chuyển sang đơn vị giá trị. Hai chỉ tiêu được đề cập nhiều là khối lượng vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất dịch vụ tăng thêm.
a) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt.
- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá, tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.
- Chi phí mua sắm và lắp đặt công trình bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ; chi phí vận chuyển từ nơi mua đến công trình, lưu kho, lưu bãi, bảo quản, bảo dưỡng...; thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh.
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung của dự án, chi tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; chi thẩm định, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; chi lập hồ sơ mời thầu, giám sát và chi khác.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ xây dựng; chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư; lập dự án hoặc lập kinh tế - kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí thi tuyền, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra các thiết kế; kỹ thuật chi phí lập các hồ sơ yêu cầu; giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị…
- Chi phí khác bao gồm: chi phí rà phá vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế; chi phí đảm bảo an toàn giao
thông; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng; chi phí kiểm toán thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; vốn lao động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh…[16].
b) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Tài sản cố định huy động lả công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Cần phân biệt các trường hợp: Huy động bộ phận và huy động toàn bộ. Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.
Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử dụng ngay.
Hình thức huy động bộ phận thường được áp dụng đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy t.ác dụng độc lập sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Hình thức huy động toàn bộ được áp dụng cho những công cuộc đầu tư quy mô nhỏ khi tất cả các đối tượng, hạng mục đã hoàn thành.
Các tài sản cố định được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lượng các tài sản cố định được huy động như số lượng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng....chỉ tiêu biểu
hiện bằng giá trị là giá trị các tài sản cố định được huy động. Chúng được tính theo giá trị dự toán hoặc giá trị thực tế, tùy thuộc vào mục đích sử dụng trong công tác nghiên cứu kinh tế hoặc quản lý hoạt động đầu tư. Cụ thể giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính toán giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện, là cơ sở tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. Giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với các công cuộc đầu tư từ nguồn ngân sách cấp để ghi vào bảng cân đối tài sản cố định, là cơ sở để tính khấu hao hàng năm phục vụ công tác hạch toán kinh tế.
Sử dụng tiêu chí giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lượng các tài sản cố định được huy động của tất cả các ngành, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này ở mọi cấp độ quản lý khác nhau.
Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động được xác định theo công thức sau:
F = IVb + IVr – C - IVe (1.4)
Trong đó:
F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ
IVb: Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ)
IVr: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu
C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (đó là những khoản chi phí cho nguyên nhân khách quan làm thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ: bão, lụt...)
IVe: Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)