Mâu Thuẫn Giữa Lợi Ích Kinh Tế Đơn Thuần Của Các Nhà Đầu Tư Trong Khu Kinh Tế Ven Biển Với Lợi Ích Chung Của Xã Hội Trong Phát Triển Bền Vững Khu


kỳ sự bổ sung, sửa đổi nào. Mặt khác, dù các địa phương đã nỗ lực đưa ra một số cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KKTVB biển như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hỗ trợ này chủ yếu tạm thời không mang tính chiến lược, các địa phương dường như chưa chú trọng xây dựng kế hoạch và triển khai bài bản quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong KKTVB, cũng như xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển một số dự án công nghiệp phụ trợ, nên chưa phát huy được chiều sâu liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Cơ chế phối hợp giữa phát triển KKTVB với quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ môi trường; cơ chế trong hợp tác, liên kết vùng trong phát triển KKTVB có nội dung chưa phù hợp, tính chặt chẽ chưa cao. Việc phân cấp, ủy quyền cho BQL KKT trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán trên cả nước do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ” chưa được phát huy. Đây là những mâu thuẫn được coi là “nút thắt” cần tháo gỡ trong phát triển KKTVB trong thời gian tới.

3.2.2.3. Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế đơn thuần của các nhà đầu tư trong khu kinh tế ven biển với lợi ích chung của xã hội trong phát triển bền vững khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế của các nhà đâu tư trong KKTVB với với lợi ích chung của xã hội trong phát triển bền vững khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn lực đầu tư cho KKTVB còn hạn hẹp, thì việc quan tâm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và đầu tư


cho quốc phòng, an ninh là một bài toán khó khi muốn quan tâm giải quyết thỏa đáng.

Trong điều kiện cơ chế thị trường, các nhà đầu tư trong các dự án

sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội; các nhà đầu tư trong nước với ngoài nước cạnh tranh bình đẳng với nhau. Những ngành có lợi nhuận cao, nhanh thu hồi vốn, ít rủi ro sẽ thu hút đầu tư như dầu khí, cảng biển, vận tải biển, du lịch biển. Ngành lợi nhuận thấp hoặc những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn; có điều kiện cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa đồng bộ, thiếu kết nối, tiềm năng hạn chế sẽ khó thu hút đầu tư. Lợi dụng chủ trương thu hút đầu tư “trải thảm đỏ”, thu hút bằng mọi giá dẫn đến tình trạng nhiều ngành, nhiều dự án trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn sử dụng trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trung bình và lạc hậu trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội (Bảng 3.5; 3.6), điều này đang là vấn đề đặt ra đối với KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay trong bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, một số ngành trong KKTVB như: lọc hoá dầu, cảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

biển, vận tải hàng hải sẽ là tầm ngắm của các thế lực có dụng ý xấu đến kinh tế, quốc phòng trên biển. Trong khi đó, khả năng tham mưu thực hiện chủ trương kết hợp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phải bảo đảm hài hòa với lợi ích quốc phòng, an ninh của các địa phương trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KKTVB của các Sở, Ngành và Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội chủ yếu quan tâm đến khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại

không đơn thuần là đầu tư

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 19

phát triển KKTVB, mà còn lợi dụng để

thực

hiện nhiều ý đồ xấu đe dọa lợi ích, chủ quyền nước ta. Vì thế, lợi ích lâu dài cả về kinh tế và quốc phòng đều có khả năng bị ảnh hưởng theo chiều


hướng xấu. Đây là vấn đề đặt ra đối với KKTVB ở các tỉnh BTB trong bối cảnh hiện nay.

3.2.2.4. Mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về số lượng và chất lượng

nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ cho khu kinh tế ven biển với khả năng đáp ứng các nguồn lực đó trong thực tế còn nhiều hạn chế

Các KKTVB

ở các tỉnh BTB

là mô hình kinh tế

mang tính đột phá,

nhằm khai thác tiềm năng, thế

mạnh

ở các địa phương, đưa KKTVB trở

thành trung tâm phát triển đa ngành; là hạt nhân trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng; quy mô thành lập trên diện tích đất tự nhiên lớn với nhiều khu chức năng... Điều đó, đòi hỏi phải huy động được một nguồn lực lớn cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên từ thực trạng KKTVB ở các tỉnh BTB những năm qua cho thấy, nguồn lực tham gia phát triển KTTVB còn hạn chế.

Khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nhân lực trong KKTVB ở các tỉnh

BTB về cơ

bản được đánh giá có chất lượng chưa cao, kỹ

năng nghề

nghiệp còn thấp, thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh thấp,

chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế và dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế quốc tế. Lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao thể hiện [Phụ lục 10].

Nguồn vốn đầu tư

cho các dự

án sản xuất kinh doanh mới chỉ

đạt

32.248,30 triệu USD và 268.595,10 tỷ đồng vào năm 2020 [Phụ lục 3]. Đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB tính lũy kế

đến năm 2020 đạt 346,80 triệu USD và 49.238,90 tỷ

đồng [Phụ

lục 4],

trong khi đó tổng diện tích quy hoạch KKTVB ở các tỉnh BTB là 209.428

ha; tỷ lệ lấp đầy KKTVB trung bình 37% trên tổng số diện tích quy hoạch.

Như

vậy, có thể

thấy nguồn vốn thu hút vào các dự

án sản xuất kinh

doanh, dự án hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn thiếu nhiều.

Đối với trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trong các dự án đầu

tư sản xuất kinh doanh, dự

án đầu tư

hạ tầng kỹ

thuật, xã hội trong

KKTVB ở các tỉnh BTB, có thể thấy rõ còn rất thiếu và yếu các dự án có trình độ công nghệ tiên tiến. Trong đó, trình độ và năng lực công nghệ sản


xuất trung bình và lạc hậu còn chiếm tỷ lệ khá cao (Bảng 3.5; 3.6). Như

vậy, để

KKTVB ở

các tỉnh BTB phát triển hiệu quả, có năng lực cạnh

tranh cao, cơ cấu ngày càng hợp lý đòi hỏi các tỉnh BTB phải có được các cơ chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ từ đó khắc phục những hạn chế và huy động hiệu quả các nguồn lực trên đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn.


Kết luận chương 3

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, KKTVB ở các tỉnh BTB đã và đang đạt được những kết quả tích cực trong thu hút các dự án đầu tư, nguồn vốn vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội; thu hút lao động, chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đóng góp vào ngân sách các địa phương. Tuy nhiên, KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế: số lượng các dự án đầu tư chưa nhiều, tỷ lệ lấp đầy còn thấp; quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ; trình độ

công nghệ và năng lực sản xuất trong KKTVB chưa cao; cơ cấu chuyển

dịch theo hướng hiện đại còn chậm; tính liên kết vùng giữa các KKTVB còn yếu; còn KKTVB và một số dự án đầu tư chưa bảo đảm về mặt quốc phòng, an ninh. Những ưu điểm, hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính.

Từ thực trạng trên đặt ra những vấn đề dưới dạng mâu thuẫn cần quan tâm giải quyết đối với KKTVB ở các tỉnh BTB như: mâu thuẫn giữa phát triển khu kinh tế ven biển theo quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế

của các địa phương với tính tự

phát, cục bộ

địa phương ở

các tỉnh Bắc

Trung Bộ; mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải có một hệ thống cơ chế, chính

sách đồng bộ với thực trạng hệ thống cơ chế, chính sách cho khu kinh tế

ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thiếu, chưa thống nhất; mâu thuẫn

giữa lợi ích kinh tế đơn thuần của các nhà đầu tư trong KKTVB với lợi ích


chung của xã hội trong phát triển bền vững khu kinh tế ven biển ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ; mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về số lượng và chất lượng

nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ cho khu kinh tế ven biển với khả năng đáp ứng các nguồn lực đó trong thực tế còn nhiều hạn chế. Để giải quyết các mâu thuẫn nêu trên đặt ra cho chương 4 trong luận án nghiên cứu, xây dựng các quan điểm, giải pháp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.


Chương 4

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN

Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030

4.1. Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển Trung Bộ đến năm 2030

ở các tỉnh Bắc

4.1.1. Phát triển khu kinh tế ven biển biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương

Đây là quan điểm mang tính định hướng phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay. Phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phù hợp với định hướng phát triển KT­XH của vùng và điều kiện của từng địa phương, nhằm xác định cơ cấu ngành nghề (khu chức năng) trong KKT phù hợp với khả năng, thế

mạnh, tạo động lực phát triển KT­XH ở từng địa phương. Đại hội XIII

nhấn mạnh: “Phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng

của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và

không có biển” [18, tr.93]. Quan điểm này là cơ sở để giải quyết vấn đề phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB, giúp các tỉnh BTB biết tận dụng sự lan tỏa của


KKTVB, để tập trung phát triển hệ thống KCN; dịch vụ; chuỗi logistics, chủ động tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, các địa phương phải xác định chính xác mục tiêu, định hướng phát triển các ngành trong KKTVB để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhất là dự án công nghệ cao. Thực hiện quan điểm trên cần làm tốt các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ

nhất, cần đẩy nhanh tiến độ

thực hiện các dự

án đang triển

khai trong phát triển khu kinh tế ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Việc quy hoạch, thành lập 06 KKTVB ở sáu tỉnh BTB trong cùng

một giai đoạn, với quy mô diện tích lớn, trong khi các nguồn lực tham gia

phát triển KKTVB còn hạn chế, chưa đáp

ứng đủ

nhu cầu tại các địa

phương. Do vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho KKTVB ở các tỉnh, việc đầu tư có trọng tâm vào phát triển một số KKTVB ở các tỉnh BTB là cần thiết; do vậy, thời gian tới sự phát triển chênh lệch giữa các KKTVB ở các tỉnh BTB là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chênh lệch trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB không quá lớn, không làm tổn hại đến ổn định chính trị­xã hội của đất nước, trước hết cần tập trung ban hành các chính sách nhằm nâng cao điều kiện sống ở các địa phương, nhất là các huyện, xã còn nghèo nơi có KKTVB hoạt động, đặc biệt là chính sách đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng cơ bản và tiếp cận các dịch vụ công như giáo dục, y tế. UBND các tỉnh căn cứ vào quy hoạch của từng KKTVB ở địa phương mình và kế hoạch phát triển KT­XH từng thời kỳ, có biện pháp phát triển KKTVB trong từng giai đoạn gắn với các mục tiêu cụ thể để thúc đẩy các KKTVB phát triển; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai nhằm từng bước, tiến tới xoá bỏ hiện tượng các dự án “treo”, dự án chậm tiến độ trong KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua; cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy


nhanh các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong và ngoài nước ở các khâu, các bước trong quá trình triển khai các dự án. Thực hiện việc rà soát, củng cố, tạo cơ chế phối hợp giữa BQL KKT với các sở, ban, ngành của địa phương để nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với KKTVB, tránh mất thời gian, công sức của các nhà đầu tư. Qua đó, góp phần giúp các doanh nghiệp, dự án đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, sớm đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cho các KKTVB.

Thứ

hai, phát triển khu kinh tế

ven biển

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội của toàn vùng.

Định hướng chung trong phát triển KT­XH các tỉnh BTB là xây dựng vùng BTB trở thành động lực phát triển của khu vực, phát triển nhanh và bền vững, là một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế; phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Do đó, phát triển KKTVB phải phù

hợp với định hướng phát triển KT­XH của toàn vùng phản ánh bản chất

của quá trình phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong liên kết vùng, nhằm tổ chức không gian kinh tế cho các ngành KTB nói chung và KKTVB nói riêng một cách hợp lý, không bị chồng chéo, trùng lặp. Do vậy, việc phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đặt trong mối quan hệ liên kết kinh tế vùng.

Phải xuất phát từ vấn đề hoàn thiện quy hoạch các ngành (khu chức năng) trong KKTVB với KTB của các địa phương gắn với quy hoạch

không gian sản xuất của các ngành nghề

khác ở

các địa phương để

hợp

thành thể

thống nhất. Quá trình

hoàn thiện

quy hoạch

KKTVB, gắn kết

chặt chẽ với quy hoạch KT­XH của toàn vùng giúp cho cơ cấu ngành nghề trong KKTVB phát triển hợp lý dựa trên sự hợp tác với các ngành kinh tế khác trong vùng BTB. Bên cạnh đó, khi không gian KTB nói chung và

KKTVB

ở các tỉnh BTB nói riêng được gắt kết chặt chẽ

trong liên kết

vùng, không còn bị

chia cắt sẽ

hình thành các trung tâm về

công nghiệp;


dịch vụ cảng biển; du lịch; hậu cần KTB… có liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung những điểm còn khuyết thiếu của nhau, thiết lập được chuỗi giá trị kết nối toàn vùng, giúp cho quá trình sản xuất, lưu thông thuận tiện, các sản phẩm từ KKTVB của các địa phương trong vùng có nhiều điểm tương đồng sẽ được kết nối.

Quá trình triển khai chủ trương liên kết giữa các tỉnh BTB trong phát triển KKTVB, cần bảo đảm quá trình liên kết mang lại lợi ích phát triển và hướng tới tối đa hóa lợi ích của toàn vùng. Trong một số trường hợp, các hoạt động liên kết giữa các địa phương trong phát triển KKTVB có thể mang tính hành chính, mang tính bắt buộc đặc biệt là các lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn hoặc lĩnh vực mang tính tổng hợp phức tạp như: phát

triển hạ tầng chung cho KKTVB ở các tỉnh BTB; bảo vệ môi trường, tài

nguyên thiên nhiên; củng cố quốc phòng, an ninh. Trong trường hợp có mâu thuẫn về lợi ích của toàn vùng với các địa phương thì đặt lợi ích của toàn vùng lên trên hết. Như vậy, để phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cần chú ý khuyến khích liên kết mang lại hiệu quả, lợi ích phát triển KT­XH chung cho toàn vùng là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình quy hoạch, mở rộng, phát triển KKTVB trong thời gian tới.

Thứ ba, cần cụ thể hóa quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ phương.

phù hợp với thực tiễn, thế

mạnh của từng địa

Thực tế thời gian qua cho thấy, định hướng phát triển, quy hoạch ngành nghề KKTVB ở các tỉnh BTB dường như giống nhau, nên không khai thác được thế mạnh của từng địa phương, thậm chí còn dẫn tới cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư; KKTVB ở các tỉnh BTB được quy hoạch với quy mô diện tích rộng, với nhiều khu chức năng cùng một lúc. Trong khi đó, nguồn lực của các địa phương còn hạn chế, khó có thể căng đều, dàn trải các

nguồn lực phát triển hiệu quả các khu chức năng cùng một lúc. Do đó, để

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí