lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì vậy nguồn vốn này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.
- Thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng. Ở CHDCND Lào, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhà nước rất coi trọng và huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn vốn huy động qua thị trường vốn cũng được Chính phủ quan tâm, các đề án cũng đã và đang được triển khai. Nhưng để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế Lào phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, số lượng và thị trường phát hành. Bên cạnh đó cần cân nhắc giữa việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu và vay nợ qua hệ thống ngân hàng và xây dựng kế hoạch để việc sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2.4. Mối quan hệ tác động qua lại giữa hai loại nguồn vốn
Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, Lào không thể chỉ dựa vào nội lực, bởi trong thời điểm hiện tại, nội lực của Lào còn yếu, không đủ để tạo sức bật đưa Lào nhanh ra khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu. Ngoại lực – nguồn vốn đầu tư nước ngoài – là chất xúc tác quan trọng, giúp tạo lực đẩy cho nền kinh tế và giúp nội lực phát huy hiệu quả.
Giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Chúng tác động qua lại lẫn nhau, kích thích lẫn nhau tạo ra sức mạnh to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu kỹ về mối quan hệ này, từ đó tạo điều kiện cho nó phát huy mau chóng tác dụng và hạn chế những khiếm khuyết nếu có.
Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định
Chúng ta phải xem xét vị trí của nguồn vốn trong nước trong tăng trưởng và phát triển kinh tế , vậy nguồn vốn này giữ vai trò quyết định như thế nào?
Trước tiên, cần phải khẳng định mọi nền kinh tế muốn phát triển bền vững và lâu dài thì phải dựa vào nội lực khả năng sẵn có của nền kinh tế bởi các nguồn vốn từ bên ngoài mặc dù có vai trò quan trọng là “cú kích” để đẩy nền kinh tế đi lên nhưng không phải là nhân tố quyết định nếu nền kinh tế đó không có nội lực sẵn có của mình thì mọi sự tác động sẽ trở thành vô nghĩa.
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 2
- Tác Động Của Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Đến Tăng Trưởng Và Phát Triển
- Tăng Khả Năng Cạnh Tranh Và Xuất Khẩu Của Nền Kinh Tế
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Của Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
- Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủ Đô Viêng Chăn
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Thứ nhất, Nguồn vốn trong nước thể hiện vai trò quan trọng của mình thông qua đóng góp vào GDP toàn xã hội từ các đơn vị sử dụng vốn trong nước, trong đó có các doanh nghiệp của nhà nước , các doanh nghịêp tư nhân. Tỉ trọng đóng góp vào GDP của nguồn vốn trong nước là rất lớn, chiếm xấp xỉ 2/3 GDP và đặc biệt trong đó các doanh nghiệp tư nhân luôn dẫn đầu trong cơ cấu GDP của xã hội , vào khoảng gần một nửa tổng GDP chủ yếu trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Thứ hai, nguồn vốn trong nước phân bổ cho các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo giúp cân bằng hàng hoá của nền kinh tế qua việc nắm giữ một số ngành quan trọng như điện xi măng , dầu khí , nắm giữ một lượng vốn khá lớn của nền kinh tế. Ngoài ra, chỉ có thông qua nguồn vốn nhà nước mới có thể đầu tư vào các công trình, các ngành kinh tế phục vụ cho mục đích công cộng cũng như để thực hiện vai trò của nhà nước trong việc
giải quyết các thất bại của thị trường. Nguồn vốn nhà nước này sẽ được đầu tư tập trung vào những ngành được xác định là có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước cùng với việc thực hiện các mục tiêu phát triển khác của đất nước.
Thứ ba, nguồn vốn trong nước có tác dụng đi trước một bước, mở đường tạo điều kiện thu hút và đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng luôn là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của nhà nước đóng vai trò chủ chốt là nguồn vốn mà thông qua việc thiết lập và nâng cấp mạng lưới giao thông, mạng lưới điện, nước… Những cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển tạo bước đi mở đầu, tiên quyết trong việc giới thiệu và quảng bá tiềm năng của mỗi vùng ngành.
Không những thế, hoạt động đầu tư từ nguồn vốn trong nước được tiến hành một cách có hiệu quả của chính doanh nghiệp trong nước cũng là dấu hiệu đáng tin cậy khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.
Ngược lại, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại mỗi vùng, miền, khu vực, ngành luôn yêu cầu một mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mềm (môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh…) phù hợp và thuận lợi. Chính những yêu cầu đó đặt ra cho chúng ta những đòi hỏi cấp bách liên tục đó phải đổi mới, nâng cấp tốt hơn nữa cơ sở hạ tầng mềm và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều dự án lớn có tác dụng tích cực ở quy mô lớn trong thời gian dài.
Thứ tư, sự lớn mạnh về quy mô và ổn định nguồn lực vốn trong nước có thể giúp nền kinh tế chống đỡ lại những cú sốc từ bên ngoài. Một nguyên nhân quan trong của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997 đó là sự lệ thuộc
quá nhiều vào đồng vốn nước ngoài dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền giữa các quốc gia. Từ cuộc khủng hoảng đó huyễn hoặc về một thị trường tài chính dồi dào, ổn định thường xuyên đáp ứng nhu cầu vốn đã tan biến.
Thứ năm, một sự phát triển toàn diện và bền vững đòi hỏi một cơ cấu vốn đầu tư trong nước-nước ngoài cũng như cơ cấu đầu tư theo vùng ngành hợp lý. Ngoài nguồn vốn ODA chủ yếu dành cho việc hỗ trợ cán cân thanh toán, thu chi ngân sách nhà nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Lào chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, do đó chúng ta chỉ được tập trung chủ yếu vào những vùng có nhiều thuận lợi và những ngành mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều. Vậy còn những vùng lạc hậu, nghèo tài nguyên, những ngành kém phát triển thì sao? Do đó, để đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc đòi hỏi nguồn vốn trong nước phải phát huy thúc đẩy các khu vực này giúp cho nền kinh tế phát triển đồng đều, tránh thiếu lệch không cân đối .
Thứ sáu, nguồn vốn nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng đang có tác động tạo nên “cú kích” cho nền kinh tế. Nhưng việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài là vấn đề quan trọng . Một số vốn đối ứng phù hợp là điều kiện tiên quyết để tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách có triệt để và có hiệu quả. Số vốn đối ứng này sẽ được huy động từ chính nguồn vốn trong nước.
Vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng
Muốn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì cần một tỷ lệ đầu tư toàn xã hội rất cao. Nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được một phần nên vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng. Đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì một trong những đặc trưng và nguyên nhân của nghèo đói là thiếu vốn. Vậy ở những nước này thì nguồn vốn nước ngoài càng giữ vị trí quan trọng, là động lực giúp cho các nước này bắt đầu quá trình “cất cánh”.
Không những chỉ là nguồn bổ sung đơn thuần, các nguồn vốn nước ngoài còn có các tác động ảnh hưởng ngược trở lại đến nguồn vốn trong nước.
Vốn nước ngoài thúc đẩy quá trình sử dụng vốn ở nội địa linh hoạt và hiệu quả hơn.
- Thông qua kênh cạnh tranh: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ biến thị trường trong nước trở thành một nơi có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Thông thường khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại, họ thường chọn những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, sử dụng tối đa công suất của chúng, kích thích nguồn vốn trong lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài sẻ phải tự đổi mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Thông qua kênh sao chép và học hỏi: Các doanh nghiệp nước ngoài khi sang sẽ mang theo các công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến. Thông qua các quá trình tương tác trong hoạt động, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi và sao chép những kinh nghiệm của nước ngoài để tự mình hoạt động có hiệu quả hơn. Đó có thể là các kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sản xuất hay cải thiện trình độ công nghệ. Khi công nghệ của nước ngoài đã cũ, họ có thể chuyển giao sang cho nước sở tại, cũng làm tăng tiềm lực công nghệ của nước sở tại.
- Thông qua kênh liên kết sản xuất: Các doanh nghiệp nước ngoài có thể thiết lập nên các liên doanh với doanh nghiệp trong nước, cải thiện khả sử dụng vốn của các đối tác trong nước. Các doanh nghiệp trong nước muốn làm ăn với nước ngoài thì cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ tin cậy, chất lượng và tốc độ giao hàng. Ngoài ra thì sự năng động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo các ngành sản xuất trong nước và vận tải nội địa hoạt động mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước tiếp cận với thị trường thế giới, giúp nước nhận mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và là cầu nối trung gian giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vươn ra thịt trường bên ngoài.
- Thông qua kênh di chuyển lao động (nhân lực): Các nhà đầu tư tiến hành tuyển dụng lao động ở nước sở tại và đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu công việc. Họ đào tạo từ công nhân cho tới cán bộ quản lý. Khi có sự luân chuyển lao động thì những kỹ năng lao động hữu ích này sẽ lan ra toàn bộ nền kinh tế và làm tăng năng lực của người lao động ở nước sở tại.
Tất cả các kênh trên sẽ tác động đồng thời làm tăng năng suất lao động của nước sở tại. Các nguồn vốn sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
Vốn nước ngoài cũng làm hoàn thiện thị trường tài chính trong nước và tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả của thị trường tài chính. Trong đó tác động mạnh mẽ nhất là lên TTCK. Vốn đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu trong nước giúp giảm chi phí vốn ở nước sở tại và đa dạng hóa rủi ro. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài còn tạo áp lực cải thiện thể chế và chính sách trong nước. Các nhà đầu tư đi kèm là các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm sẽ cải thiện chất lượng thông tin và nhờ đó tăng tính hiệu quả của TTCK. Cơ chế cáo bạch sẽ tăng lên và giúp nước sở tại phát triển các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, dịch vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp thị trường vốn nước sở tại từng bước hội nhập với thị trường vốn toàn cầu.
Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều vốn nước ngoài có thể dẫn đến tác động tiêu cực có thể dẫn đến rối loạn nền kinh tế.
Một là, việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm cho nguồn vốn trong nước bị phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Nếu tổng số vốn FDI mà lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì các công ty nước ngoài sẽ chi phối các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng tới tính tự chủ của nước sở tại. Vay
nợ quá nhiều sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia trong hiện tại và tương lai. Qua thống kê số liệu trên thế giới thì tỷ lệ tối đa là 40% GDP
Hai là, quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài rót vào một quốc gia sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đều muốn chạy đua để khuếch trương sức mạnh của mình. Vì vậy với những nền kinh tế chưa đủ mạnh thì sản xuất trong nước rất dễ bị lấn át và đầu tư trong nước sẽ sụt giảm.
Ba là, Các quốc gia nhận vốn nước ngoài dễ rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, chuyển lợi nhuận về nước bằng ngoại tệ làm cho cán cân thanh toán bị ảnh hưởng. Do vậy cần khuyến khích các nhà đầu tư hướng vào xuất khẩu và tái đầu tư tại thị trường nội địa.
Bốn là, những nước chậm phát triển dễ rơi vào tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu do chưa đủ trình độ kiểm tra và thẩm định phần giá trị sử dụng còn lại của thiết bị. Do vậy có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn trong nước.
Năm là, hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển thường không đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài và hạn chế rủi ro khi có sự cố. Nền kinh tế chịu tác động mạnh hơn từ các tác động bên ngoài. Nguy cơ di chuyển vốn ra nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài bị mất niềm tin lôi kéo theo cả các nhà đầu tư trong nước theo hiệu ứng tâm lý bầy đàn (herding behavior).
Sáu là, ODA có tác động tới nền kinh tế của nước nhận viện trợ không chỉ là một chiều. Trên thực tế, việc xuất hiện một nguồn vốn từ bên ngoài với những ràng buộc kèm theo có thể gây bất ổn cho cho nền kinh tế vĩ mô. Tất cả các nước nhận viện trợ đều phải đối mặt với nguy cơ lạm phát khi sử dụng ODA. Thứ nhất, dòng ODA đổ vào các nước nhận viện trợ phải được đổi
thành hàng hóa và dịch vụ trong nước, làm tăng tổng cầu, đặc biệt là tổng cầu của khối kinh tế công cộng và chính phủ. Tổng cầu đẩy giá tăng lên. Sau nữa, đồng ODA ngoại tệ cần được đổi ra nội tệ để mua hàng hóa trong nước. Việc này làm cho cơ sở tiền tệ tăng lên. Cả hai quá trình trên đều không thể tránh khỏi. Lạm phát do ODA gây ra sẽ làm tăng các chi phí sản xuất và có thể dẫn đến suy giảm vốn đầu tư trong nước.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy ODA có thể làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư trong nước thông qua tác động làm tăng chỉ số ICOR. Nguyên nhân của việc này có thể là do các nhà tài trợ ODA thường thích những dự án lớn, mức đầu tư cao và chậm hoàn vốn. Dự án viện trợ có thể đạt được hiệu quả vĩ mô, song cũng có thể làm mất cân bằng vi mô, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của ngành, của khu vực và nền kinh tế.
1.3. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển gồm có nhiều nội dung, tùy theo cách tiếp cận.
- Theo lĩnh vực phát huy tác dụng thì đầu tư phát triển gồn có các nội dung như : đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác. Đây là căn cứ để xác định qui mô vốn đầu tư, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
- Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư tài sản hữu hình(tài sản thực) và đầu tư phát triển tài sản vô hình(đầu tư vào nghiên cứu triển khai, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…)
Theo đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, loại đầu tư này bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tong vốn đầu tư phát triển của một đơn vị nào đó.