Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Của Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Địa Phương


Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng. chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động như: Số căn hộ, số m2 nhà ở, trường học, số giường nằm trong bệnh viện....mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong một đơn vị thời gian (số tấn mía chế biến trong một ngày đêm của nhà máy đường....). Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu, mang lại cho các, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế mức tăng của giá trị sản xuất (GO),

mức tăng của giá trị tăng thêm (VA) theo các ngành, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các địa phương và toàn bộ nền kinh tế.

1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế cho một địa phương trong đó tập trung ở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và xã hội.

1.5.2.1. Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư ở cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế như sau:

- Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu: HIv(GO))

Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 7

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng.

HIv(GO) =

GO

Iv PHTD


(1.5)


vùng.

∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phương,


IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa

phương, vùng.

Công thức này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành.

- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu(ký hiệu HF(GDP))

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng

sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.


Trong đó

H F ( GDP )

GDP F


(1.6)


F: là giá trị tàn sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương.

Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư chó các địa phương. Nó phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội cho các địa phương.

- Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (tính cho từng địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế)

ICOR

I Vphtd

GDP

(1.7)

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm hoặc 1 đơn vị giá trị tăng thêm cần bao nhiêu vốn đầu tư.

Nếu xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng trưởng (∆GDP, ∆VA) thì hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư thì có những hạn chế như chưa xem xét đến những ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ...và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ở phạm vi ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong các thời kỳ hoạt động phải xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đế việc gia tăng sản lượng không đổi.

Có thể áp dụng chỉ số TFP (Total Factor Productivity - Hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (được tính theo giá so sánh) với mức kết hợp có quyền số giữa các đầu vào. TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết...


Phương pháp tính TFP:

GA = GGDP - ßKGK - ßLGL (1.8)

GA : Tốc độ tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp. GGDP : Tốc độ tăng trưởng GDP.

ßK : Tỷ trong của thặng dư sản xuất trong GDP.

ßL: Tỷ trọng của thù lao lao động trong GDP. GK : Tốc độ tăng trưởng của vốn.

GL: Tốc độ tăng trưởng của lao động.

Khi biết GGDP, ßK, GK và ßL, GL có thể tính được đóng góp của công nghệ và quản lý GA hoặc ngược lại có thể ước lượng tốc độ tăng trưởng GDP Do hạn chế về mặt số liệu tại CHDCND Lào nói chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng, việc áp dụng chỉ số này trong phân tích hiệu quả đầu tư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mô hình chỉ số TFP cũng gợi ý cho chúng ta trong xác định tác động của đầu tư phát triển kinh tế đến bức tranh kinh tế - xã hội

của địa phương.

- Đánh giá tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phân làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp qui luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.

Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp....đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất phát triển ngành mới...do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.

Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giữa hai thời kỳ, người ta có thể sử dụng công thức sau:


Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là



Tỷ trọng của ngành công nghiệp là


Tỷ trọng của ngành dịch vụ là


Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là


Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là


(1.9)


(1.10)


(1.11)


(1.12)


(1.13)

Thì hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp

α 1 14 Góc này bằng khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khi sự 22

= α (1.14)



Góc này bằng khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khi sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là lớn nhất



Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là


(1.15)


(1.16)

Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là


α 1 17 1 18 Góc này bằng khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khi 38

= α (1.17)


(1.18)

Góc này bằng khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khi sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là lớn nhất



Và độ lệch tỷ trọng dịch vụ là


1.5.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động đầu tư phát triển

(1.19)


(1.20)

Bên cạnh những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nêu trên đầu tư phát triển kinh tế còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội và có thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau

- Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Các tác động khác như: Chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe...

1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn địa phương

Hoạt động đầu tư phát triển chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Hàm số đầu tư chịu ảnh hưởng của các biến số kinh tế chủ yếu như: lãi suất, tiết kiệm, thu nhập....trong đó những biến số này lại là hàm số


của biến khác. Hoạt động đầu tư còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế như: môi trường chính trị, thể chế, văn hóa, phong tục tập quán...Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư một cách đan xen nhau, có khi lại ngược chiều nhau làm cho việc thực hiện chiến lược, chính sách đầu tư thêm phức tạp, khó khăn hơn.

1.6.1. Môi trường chính trị, thể chế, phong tục tập quán, văn hóa

Một là: Sự ổn định về chính trị có tính chất quyết định đến sự hấp dẫn về môi trường đầu tư. Mức độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc vào sự ổn định chính trị của quốc gia mà nhà đầu tư bỏ vốn.

Hai là: Sự ổn định, hoàn thiện và minh bạch của hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc khai thác vốn đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ba là: Năng lực quản lý của Nhà nước, thủ tục hành chính và sự trong sạch của bộ máy công quyền. Năng lực quản lý của Nhà nước thể hiện trên hai góc độ: hoạch định chính sách yếu kém sẽ gây những định hướng sai lệch và lãng phí nguồn lực đầu tư. Hoạt động đầu tư rất nhạy cảm với hoạch định chính sách và hoạt động quản lý, định hướng phát triển nói chung. Dự báo và định hướng đúng sẽ góp phần dẫn dắt đầu tư theo định hướng có lợi cho nhà đầu tư và xã hội.

Sự trong sạch của bộ máy công quyền sẽ làm giảm chi phí cho đầu tư trên cơ sở tiết kiệm tiền bạc và thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng. Tiêu cực trong bộ máy Nhà nước có thể làm mất cơ hội đầu tư, nản lòng hoặc giảm hiệu quả đầu tư, sự sáng tạo của doanh nghiệp.

Bốn là: Các yếu tố phong tục, tập quán, văn hóa cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Phong tục, tập quán văn hóa lạc hậu cũng là lực cản hoạt động đầu tư. Song đầu tư vẫn phải đảm nhận vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo hướng CNH- HĐH.


1.6.2. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Các yếu tố như môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa phương cũng ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của mổi công cuộc đầu tư cụ thể. Chẳng hạn đối với đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thì các yếu tố như thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của dự án. Cũng tương tự như vậy, các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, thổ nhưỡng, chất đất, các quy luật về gió bão, động đất…ở từng mức độ khác nhau có thể ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi cụ thể và từ đó có thể ảnh hưởng đến thành công của hoạt động đầu tư. Đối với dự án công nghiệp hoặc xây dựng thì các yếu tố về điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc chọn các giải pháp xây dựng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo quản sản phẩm...điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí của dự án. Những địa phương có môi trường tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên sẵn có thì sẽ được các nhà đầu tư lựa chọn, vì nhưng yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành kết quả đầu tư, điều đó sẽ dẫn đến thành công của dự án.

1.6.3. Các yếu tố kinh tế chủ yếu

Thứ nhất: Ảnh hưởng của lãi suất tới đầu tư: Lãi suất là lượng tiền lãi phải trả khi vay tiền trong một đơn vị thời gian, tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay. Khi xem xét ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư là đề cập đến lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế đã được điều chỉnh loại trừ yếu tố lạm phát bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, vừa ảnh hưởng thông qua thực hiện chính sách huy động vốn. Lãi suất tăng sẽ kích thích gửi tiền tiết kiệm, giảm đầu tư. Ngược lại lãi suất thấp kích thích đầu tư nhưng lại hạn chế việc huy động vốn. Trong nền kinh tế mở, lãi suất chịu ảnh hưởng của thị trường vốn quốc tế. Với quan điểm tự do hóa tài chính và thương mại,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022