Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì ranh giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên ít quan trọng, các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tới các thị trường của một quốc gia. Nguy cơ tụt hậu kinh tế giữa các quốc gia nói chung, các địa phương trong nước nói riêng ngày càng thể hiện rõ rệt, do đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, một điều kiện cần thiết và quan trọng là phải có sự đầu tư phát triển kinh tế cũng như phải sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư cho công cuộc phát triển.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng bộ Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thủ đô Viêng Chăn đã đưa ra nhiều giải pháp để thu hút đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đưa Thủ đô ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Viêng Chăn cơ bản trở thành Thủ đô công nghiệp hóa hiện đại hóa trước năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu bình quân hàng năm tăng 12,62%. Thực hiện chủ trương trên Thủ đô đã ban hành nhiều quyết định về thu hút đầu tư, các quy trình đầu tư liên quan đến cấp phép đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thanh quyết toán vốn đầu tư, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức hội nghị mời gọi đầu tư tại Viêng Chăn và đã có những thành công nhất định như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giải quyết những vướng mắc cho nhà đầu tư. Phát triển phải đứng trên quan điểm bền vững đảm bảo hiệu quả của sự phát triển đó phát huy tác dụng lâu dài. Điều đó đặt ra cho đất nước cũng như các Thủ đô, thành phố phải chủ động, sáng tạo, khai thác triệt


để các lợi thế để phát triển kinh tế. Quá trình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích cho Thủ đô, thành phố để tìm ra những đặc điểm, lợi thế riêng từ đó xác định phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế cho phù hợp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007- 2011 và tầm nhìn đến năm 2020”. Qua đề tài sẽ làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư phát triển kinh tế, phân tích những điểm mạnh, yếu, thuận lợi và khó khăn để đề xuất những giải pháp và phương hướng cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn.

2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về phát triển kinh tế tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia tuỳ theo quan niệm khác nhau cả vấn đề chủ quan và khách quan của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau: Nhấn mạnh vấn đề tăng trưởng nhanh, nhấn mạnh vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

- Theo học thuyết kinh tế chính trị học của Các Mác đã phản ánh bản chất yếu tố tăng trưởng kinh tế như quá trình tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, cơ cấu kỹ thuật tái sản xuất xã hôi Các Mác đã đề cập đến quá trình hình thành cơ sở vật chất tạo “Cái cốt” cho nền kinh tế phát triển qua các giai đoạn. Hiệp tác và công trường thủ công là quá trình chuyển sang chuyên môn hoá lao động, góp phần làm tăng sức sản xuất. Quá trình công nghiệp hoá thay đổi cơ cấu sản xuất là tác nhân tăng năng suất lao động và làm tăng hiệu quả của nền sản xuất xã hôi, mở rộng sản lượng tiền năng của nền kinh tế. Do đó tăng tích luỹ đầu tư vốn, thay đổi cơ cấu kỹ thuật của sản xuất là cơ sở của tăng trưởng và động thái tăng trưởng trong nền kinh tế phát triển. ( tr118 – 119)

* Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về vấn đề liên qua đến đầu tư phát triển kinh tế thể hiện như sau:

Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 2

- Luận án tiễn sĩ, Nguyễn Phương Bắc ,Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc


Ninh” : Luận án cũng đã nêu ra Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong nền kinh tế của một quốc gia. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế và định hướng, giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế ở Bắc Ninh, nhưng về phạm vi, thời gian và mức độ nghiên cứu và đánh giá của luận án là có sự khác nhau.

- Đề tài luận án tiến sỹ: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 –2010”, của NCS Trần Đức Lộc, năm 2005. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nghiên cứu sâu và tương đối kỹ vào lĩnh vực hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư. Làm rõ thêm các cơ sở lý luận về đầu tư phát triển nói chung và việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào là hợp lý nhất. Hiệu quả nhất, nhưng tác giả cũng chưa nghiên cứu sâu về đầu tư phát triển kinh tế của một vùng hoặc địa phương nhất định;

- Luận án tiến sĩ : Từ Quang Phương (hiện tại là PGS.TS), Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước/ Từ Quang Phương, 2003. Tác giả đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nêu ra thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm nghiên cứu, những quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu;

- Luận án tiến sĩ: Nguyễn Thị Thu Hương, “ Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” ; 2005. Luận án đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp. Thực trạng của công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Sau đó định hướng và đề ra một số giải pháp để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu sâu về công tác xúc tiến đầu tư phát triển với góc độ của doanh nghiệp;

- Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Ngọc Tú, “ Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái thực trạng và giải pháp” , 2010. Luân văn đã nêu ra các vấn đề về


đầu tư phát triển kinh tế và từ đó phân tích các khía cạnh như nguồn vốn;

- Luận văn thạc sĩ : Phạm Thị Mai Anh, “ Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001”, 2003. Lý luận chung về vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995 – 2001;

- Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp, Nguyễn Trọng Bình, 2008.

- Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2001-2015: Thực trạng và giải pháp/ Hoàng Thị Ngọc Huệ, 2008.

- Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2010/ Nguyễn Văn Dũng, 2008

- Một số giải pháp tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Hà Nội giai đoạn 2006-2010 / Hoàng Quốc Thắng, 2006.

- Các nghiên cứu trên mặc dù tên của đề tài có sự tương đồng nhưng, đều được nghiên cứu với nội dung, khía cạnh và góc độ tiếp khác nhau.

- Riêng ở nước CHDCND Lào việc nghiên cứu chủ đề này là rất ít và phần lớn là các cơ quan có thẩm quyền như sở kế hoạch đầu tư, bộ kế hoạch và đầu tư đứng ra nghiên cứu và nghiên cứu một cách tổng quát tức là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 5 năm của các tình thành phố và cả nước trong từng giai đoạn.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về đầu tư trong phát triển kinh tế, trong đó xác định rõ vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Thủ đô Viêng Chăn.

Phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô, đánh giá những ưu nhược điểm, làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đó đề


xuất những giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn trong nội dung của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, giải pháp đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn.

Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển, các lý thuyết về đầu tư và phát triển kinh tế.

Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn, đưa ra những giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới.

Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trong phạm vi các đối tượng và hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn, các số liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung trong thời gian từ năm 2007- 2011.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp với phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình toán và tiếp cận hệ thống.

- Phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Huy động vốn đầu tư phát triển được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đồng thời được đặt ra trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình đổi mới và mở rộng quan hệ đối ngoại của Thủ đô Viêng Chăn.

- Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích


hợp để phục vụ cho phân tích quá trình hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển ở Thủ đô Viêng Chăn.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng Chăn được xem xét trên cơ sở có sự so sánh tác động của nó đối với sự tăng trường và phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn qua từng giai đoạn huy đông, cũng như thực việc huy động vốn đầu tư phát triển của một số nước trong khu vực.

6. Những đóng góp mới của luận án:

- Luận giải cơ sở lý luận của quá trình đầu tư phát triển kinh tế các yếu tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thủ đô Viêng Chăn, đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển kinh tế.

- Vận dụng lý thuyết để đo lường và đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở thủ đô Viêng Chăn

- Đề xuất các giải pháp cho sự phát triển kinh tế thủ đô Viêng Chăn từ đầu tư phát triển theo chiều rộng đến đầu tư phát triển theo chiều sâu, đảm bảo phát triển ổn định và biền vững.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục bảng biểu, các tài liệu tham khảo và kết luận, nội dung luận án được chia làm 3 chương:

Chương 1: Đầu tư phát triển kinh tế địa phương- cơ sở lý luận, thực

tiễn.

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai

đoạn 2007 – 2011

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.


CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN


1.1. Khái niệm đầu tư phát triển kinh tế địa phương và tác động của đầu tư phát triển kinh tế đến tăng trưởng và phát triển

1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1 Đầu tư

Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư .

Theo khái niệm trên thì những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.[16]

Theo Luật khuyến khích đầu tư năm 2009 của Lào, định nghĩa đầu tư là việc nhà đầu tư đưa các loại tài sản của mình có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào[19].

Nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử dụng


các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.

1.1.1.2 Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương. Trước khi đánh giá vai trò này, chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế, cụ thể:

Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thường được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự tăng trưởng nhanh hay chậm của các thời kỳ.

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng càng cao..

Phát triển kinh tế:

Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như quá trình biến đổi cả về mặt lượng và chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định.[16]

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí