Vốn Đầu Tư Vào Một Số Lĩnh Vực Của Viêng Chăn Từ 2007-2011 (Nguồn Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Lần Thứ Vii(2010-2015) Của


Viêng Chăn đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, bước đầu tiến vào CNH- HĐH nhưng cơ cấu đầu tư đã đạt được tỷ trọng phù hợp với xu hướng phát triển như các nước công nghiệp phát triển. Những năm trước đây Thủ đô Viêng Chăn vẫn sống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi) do vị trí nằm ở vùng đồng bằng. Lĩnh vực dịch vụ mới được phát triển trong những năm gần đây gồm các ngành nhỏ như du lịch, khách sạn nhà hàng, tài chính ngân hàng,…

Nhìn vào biểu đồ dưới đây sẽ thấy được rõ nét việc quy mô vốn đầu tư vào những lĩnh vực ngày một tăng, và tỷ trọng của các ngành so với nhau và so với tổng vốn đầu tư của Viêng Chăn ở biểu đồ 2.2 dưới đây


Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

8000


7000


6000


5000


4000


3000


2000


1000


0

2007

2008

2009

2010

2011


Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư vào một số lĩnh vực của Viêng Chăn từ 2007-2011 (Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII(2010-2015) của Thủ đô Viêng Chăn)


Qua bảng và biểu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của Thủ đô Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2007 -2011 trung bình chiếm một tỷ trọng khoảng 20,4% trong tổng nguồn vốn đầu tư và đang có xu hướng giảm xuống ở năm 2006 và 2008. So sánh tốc độ tăng liên hoàn của tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô và tốc độ tăng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp cũng thấy được rằng tốc độ tăng của ngành nông nghiệp không ổn định bằng tốc độ tăng tổng nguồn vốn của toàn địa bàn. Điều này cho thấy cùng với sự gia tăng đầu tư của tất cả các ngành kinh tế nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp chỉ tăng lên ở năm 2007. Và đầu tư vào nông nghiệp lại thấp hơn công nghiệp và dịch vụ. Chứng tỏ việc đầu tư phát triển nông nghiệp chưa được chú trọng, hiện nay Thủ đô Viêng Chăn đang tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, nhiều nhà máy khu công nghiệp được đầu tư xây dựng trong khi đó nông nghiệp lại chưa được quan tâm gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng. Và ngoài ra đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và gặp nhiều rủi ro, khả năng sinh lời thấp nên cũng không hấp dẫn việc bỏ vốn đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các diện tích đất trồng trọt, canh tác, chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô đều manh mún và không tập trung gây khó khăn cho đầu tư sản xuất ở quy mô lớn và sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại.

Thủ đô Viêng Chăn là Thủ đô có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển nông nghiệp so với các tỉnh khác. Nhưng hiện nay việc đầu tư phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức điều này là bỏ phí lợi thế so sánh của Thủ đô trong phát triển kinh tế. Thủ đô Viêng Chăn cần phải có những giải pháp kịp thời để huy động các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp để đưa nông nghiệp Thủ đô Viêng Chăn phát triển xứng đáng với những tiềm năng vốn có của nó.

Đầu tư phát triển kinh tế phân theo các tiểu ngành bao gồm: Đầu tư


phát triển công nghệ chế biến gỗ, lâm sản, đầu tư phát triển chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, đầu tư phát triển công nghiệp dệt may. Sau đây luận án đi sâu vào phân tích tình hình đầu tư của từng lĩnh vực trên cụ thể như sau:

2.2.2.1. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp

- Đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của CHDCND Lào, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và thu hút khoảng 22.000 lao động trong đó 90% gỗ xuất khẩu là gỗ xẻ. Các công ty chế biến gỗ của nước ngoài coi Lào như nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thô rẻ. Trong cơ sở cơ cấu kinh tế của cả nước năm 2010, ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ chiếm tới 20% và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua từ 20-30%/năm.

Hoạt động đầu tư chế biến gỗ, lâm sản trong giai đoạn từ 2006-2010, đã xây dựng mới nhà máy chế biến gỗ ván sợi, ván dăm xuất khẩu công suất từ 15000-30.000 m3 /năm tại Thủ đô Viêng Chăn với vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD.

Giai đoạn từ 2011 đến 2020, cần chuyển hướng chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo sản phẩm đồ gia dụng, văn phòng, trang trí nội thất và phục vụ xây dựng cơ bản.

Tính đến năm 2010, cả nước Lào có 252 nhà máy chế biến gỗ và 2269 xưởng chế biến gỗ qui mô nhỏ, hộ gia đình cung cấp cho nhu cầu nội địa. một nửa số nhà máy và các xưởng cơ sở chế biến đều được xây dựng từ rất lâu, thiết bị, máy móc lạc hậu so với khu vực từ 20-40 năm.


Bảng 2.10: Số lượng nhà máy và cơ sở chế biến gỗ Thủ đô Viêng Chăn tính đến cuối năm 2011


Tỉnh


Số nhà máy

Trong đó


Số cơ sở chế biến gỗ

Sản lượng (1.000

m3)


Lao động


Gỗ xẻ

thanh gỗ xẻ


gỗ ván

Cả nước

252

202

38

12

2.269

2.212

32.044

Thủ đô Viêng Chăn

41

21

12

8

398

183

3.234

% so cả nước

16

10

32

67

18

8

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 10

(Nguồn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII(2010-2015) của Thủ đô Viêng Chăn)

Các nhà máy chế biến gỗ của Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng có qui mô khoảng 3.000 m3/năm (thấp nhất 500 m3/ năm, cao nhất là

7.000 m3/năm), tổng công suất của các nhà máy và cơ sở chế biến gỗ của Thủ đô Viêng Chăn vào khoảng 210.000 m3/năm, hàng năm thu hút hàng nghìn lao động, tuy nhiên, các sản phẩm từ gỗ chủ yếu là gỗ xẻ, sản phẩm gỗ cao cấp còn chiếm tỷ trọng thấp.

- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ

uống

Thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2010 cho thấy rằng diện tích cây

công nghiệp không đáng kể, không có công nghiệp nào có quy mô đủ lớn để tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm. thực hiện, có đến 80% nguyên liệu của các nhà máy chế biến là nhập khẩu. Đến năm 2015 và 2020 chỉ một số nông sản cú thể đủ nguyên liệu cho xây dựng nhà máy chế biến (mía, thuốc lá, gạo).


Trong những năm qua Thủ đô đã thực hiện một số dự án đầu tư để:

- Nâng công suất nhà máy đường mía từ 750 tấn mía/ngày lên 2.000 tấn mía/ngày. Giảm và đi đến xóa bỏ các lò nấu đường thủ công.

- Nâng công suất nhà máy bia lên 120 triệu lít /năm.

- Tạo vùng nguyên liệu ổn đinh để huy động tối đa công suất nhà máy thuốc lá 1.500 tấn/năm.

- Xây dựng nhà máy chế biến thịt (thịt bò, vịt, gà) công suất làm lạnh

5.000 tấn/năm, vốn đầu tư 0,5 triệu USD.

- Xây dựng nhà máy chế biến sữa bò, sữa đậu nành, công suất 12 tấn/ngày. Vốn đầu tư 2 triệu USD.

- Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm rau quả hộp công suất 15.000 tấn/năm, vốn đầu tư 1,79 triệu USD.

- Xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột từ các loại lương thực (ngô, sắn, gạo) công suất 10.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 1,47 triệu USD.

- Triển khai vùng trồng nguyên liệu và nhà máy sản xuất dầu thực vật, liên kết Thủ đô và các tỉnh lân cận để xây dựng nhà máy lọc và tỉnh luyện dầu thực vật công suất 5000 tấn/năm. Vốn đầu tư 2 triệu USD.

- Mở rộng nhà máy chế biến sữa lên gấp đôi cùng với đầu tư phát triển đàn bò sữa năng suất cao.

Nhờ thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồ uống, hiện Lào có khoảng 10.500 cơ sở, trong đó, chủ yếu là xay sát gạo với 6.900 cơ sở, tạo ra giá trị sản lượng 34 triệu USD, tương đương 19% giá trị sản lượng của toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngành chế biến lương thực thực phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm Lào nhập khoảng 30 triệu USD thực phẩm (trên 80% thực phẩm nhập khẩu là nhập từ Thái Lan) chủ yếu là các sản phẩm đường, sữa đặc, bột gia vị, dầu thực vật,… sản phẩm nông nghiệp nổi trội của Lào là gạo, nhưng cũng


với số lượng nhỏ, sản phẩm vật nuôi cũng rất hạn chế.

Tại Thủ đô Viêng Chăn tập trung nhiều nhà máy chế biến thực phẩm của cả nước, đặc biệt là các nhà máy sản xuất bia, nước ngọt, nước tinh lọc, nhà máy đường, nhà máy thuốc lá, chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài 5 nhà máy chế biến và đồ uống là lớn, các nhà máy còn lại đều có công suất nhỏ, trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, nhỏ lẻ, thiết kế đơn giản, được cung cấp bởi các công ty mẹ ở Thái Lan, vài trường hợp ở Việt Nam, Trung Quốc. Sản phẩm làm ra chủ yếu chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu Thủ đô và một số ít cho nhu cầu nội địa của cả nước. Thực trạng từng nhóm chế biến như sau:

- Chế biến gạo, ngô, thức ăn gia súc: chủ yếu là các xưởng xay sát gạo, quy mô nhỏ cung cấp cho nhu cầu một địa, một số được cung cấp cho nhà máy sản xuất rượu Whisky Lào ở Pákse.

- Chế biến dầu thực vật: công ty Sengsavang ở Thủ đô Viêng Chăn nhập dầu từ MaLayxia về đóng gói, các sản phẩm dầu còm chủ yếu nhập từ Thái Lan, khoảng 2 triệu USD/ năm.

- Sản xuất đường: là sản phẩm nhập khẩu số một ở Lào hiện nay, hàng năm Lào nhập khoảng 25.000-40.000 tấn cho nhu cầu nội địa, tương ứng với 10-12 triệu USD. Các công ty Đường của Lào chỉ đáp ứng được tối đa 20% nhu cầu, chủ yếu là đường vàng trong khi phần lớn nhu cầu thị trường đều là đường trắng.

- Sản phẩm rượu, bia, nước giải khát: tại Thủ đô Viêng Chăn có nhà máy bia Lào công suất 100 triệu lít /Năm, sản lượng hàng năm hiện đạt được 80 triệu lít/ năm, 100% cung cấp cho nhu cầu nội địa, nhà máy sản xuất nước tinh khiết tại Thủ đô công suất khoảng 10 triệu lít/ năm cung cấp cho các tỉnh vùng lân cận.


Bảng 2.11: Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống


Tên nhà máy

Công suất

Tổng vốn

(1.000 kíp)

Giá trị sản lượng

(1.000 kíp)

Nhà máy đường

Paksap

733 tấn mía/năm

3.024.000

1.825.000

Nhà máy bia Lào

100 triệu lít/năm

173.480.466

33.400.825

Nhà máy nước ngọt

Lào

868.000

thùng/năm

2.448.000

28.280.460

Nhà máy nước ngọt

soda newcosaco

54.000 lít

11.875.760

1.360.460

Nhà máy thuốc lá Lào

7.794.000

điếu/năm

6.836.092

4.705.125

(Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2010)

- Ngành công nghiệp khai khoáng.

Trong những năm qua, Thủ đô đã thực hiện các dự án đầu tư khai thác khoáng sản cụ thể:

Bảng 2.12: Sản lượng khai thác đến 2010 và dự báo đến 2020


Khoáng sản

ĐVT

2005

2010

2020

1. Đá grannodirite

m3

40.000

80.000

200.000

2. Đá vôi (XD)

m3

50.000

100.000

400.000

3. Vàng

Kg

1.000

3.000

4.000

4. Muối

tấn

5.000

15.000

20.000

5. Cát

triệu m3

100

200

400

6. Sỏi

Triệu m3

60

150

500

7. Than bùn

tấn

20.000

50.000

50.000

8. Potash

tấn

10.000

40.000

100.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Viêng Chăn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.)


Giai đoạn 2006-2010: Thủ đô đã thực hiện các hoạt động đầu tư sau:

- Đầu tư khảo sát, tìm kiếm một số khoáng sản như than đá ở Năm Sang và Lọng Tõn, Than Bựn, quặng vàng dọc sông Mêkong và một số nơi khác; quặng sắt và quặng mangan; đá xây dựng ở Ang lọi (huyện Sẳng Thong); cát thuỷ tinh…

- Đầu tư khai thác muối Kali-magie (Potash) với công suất 20.000 tấn/năm và vốn đầu tư khoảng 700.000 USD.

- Đầu khai thác than bùn cụng suất 40.000 tấn/năm và vốn đầu tư khoảng 100.000 USD;

- Đầu tư mở rộng thăm dò, khai thác vàng với công suất 5.000kg/năm và vốn đầu tư khoảng 3.000.000 USD.

Trong những năm qua, đầu tư của khu vực Nhà nước cho lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản không nhiều, chủ yếu tập trung cho công tác quản lý hoạt động khoáng sản, đầu tư của khu vực tư nhân Lào do hạn chế nhiều về tiềm năng tài chính nên tuy có một số cơ sở đó mạnh dạn đầu tư song quy mô nhỏ, chế biến hết sức hạn chế và tập trung vào một số loại hình khoáng sản không đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ và nhân lực cao (hiện trên địa bàn Thủ đô chỉ có 3 cơ sở tư nhân khai thác vàng, 4 cơ sở khai thác muối và 6 cơ sở khai thác đá Grancodiorite nhỏ làm vật liệu xây dựng) Đầu tư nước ngoài cũng chưa nhiều, trên địa bàn Thủ đô mới chỉ có liên doanh của nhà nước với Trung Quốc về khảo sát thăm dò mỏ muối với diện tích 197.000 ha.

- Công nghệ dệt, may.

Một số dự án đầu tư đã thực hiện như sau: Giai đoạn 2006-2010

- Xây dựng nhà máy kéo sợi, công suất 10.000 cọc sợi (sản lượng khoảng 1.500 tấn sợi/năm), vốn đầu tư 10 triệu USD, cùng với việc trồng bông tại các tỉnh Viêng Chăn và Thủ đô Viêng Chăn, diện tích trồng bông đến

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí