Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 13


sắt đang trong quá trình cải tổ để nâng cấp hiệu quả các sản phẩm đặc thù và thị trường nội địa của mình. Hoạt động hàng không cũng được cải tiên như việc đổi mới các hoạt động khai thác vận tải hàng không chuyên dụng tại các sân bay quốc tế, dựng mới các sân bay nội địa, tăng cường năng lực xếp dỡ hàng hoá trên mặt đất.


2. Định hướng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm các nước ASEAN

Trên cơ sở phân tích thực trạng ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, chúng ta đều thấy rằng một định hướng phát triển dịch vụ logistics đúng đắn đang là đòi hỏi hết sức cần thiết tại Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, định hướng đó sẽ bao gồm các lĩnh vực điều chỉnh hoạt động logistics như:

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.

- Đổi mới và hiện đại hoá các nghiệp vụ kỹ thuật liên quan đến quá trình lưu chuyển hang hoá.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống quản lý logistics hiện đại và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về logistics.

- Phát triển dịch vụ logistics hướng tới mô hình logistics điện tử dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, đưa logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn trong quá trình đất nước hội nhập với xu thế toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Qua việc tìm hiểu quá trình quản lý và phát triển dịch vụ logistics tại một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước này để xây dựng một định hướng phát triển vừa phù hợp với môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đồng thời cũng dần hướng theo xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.


Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 13

2.1 Xây dựng chiến lược phù hợp với thực trạng phát triển dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam

Chiến lược phát triển logistics cần được xây dựng trên cơ sở thực tiễn thị trường ngành dịch vụ logistics hiện nay của Việt Nam kết hợp với tham khảo kinh nghiệm từ một số nước đi trước trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược cần đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

Mục tiêu trong ngắn hạn: cải thiện dần chất lượng dịch vụ logistics, đảm bảo vấn đề thời gian và thông suốt trong phân phối hàng hoá đồng thời thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng.

Mục tiêu dài hạn: hướng tới xây dựng một ngành dịch vụ logistics hiện đại có tính hiệu quả và cạnh tranh cao; sử dụng phối hợp các phương tiện vận tải hiện đại trong phân phối; nâng cao khả năng phục vụ của ngành; rút ngắn khoảng cách về trình độ giữa các công ty logistics trong nước và công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

Thành lập các đơn vị chỉ đạo quốc gia về logistics, phối hợp các bộ, các ngành, các viện nghiên cứu và các cơ quan chức năng để xây dựng chiến lược phát triển logistics cụ thể. Đồng thời phân công trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện triển khai cụ thể đến từng bộ, ngành để thực hiện việc phục vụ phát triển logistics.

Có những biện pháp khuyến khích động viên việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật, giảm thuế cho các doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ logistics, mở đường liên kết, liên doanh về logistics, kêu gọi đầu tư về logistics, có những chế tài thưởng phạt rõ ràng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thuộc hoạt động logistics.


2.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển dịch vụ logistics

Ban soạn thảo luật cần tiếp thu những ý kiến đóng góp để kịp thời sửa đổi và hoàn thiện các văn bản luật hiện hành quy định về dịch vụ logistics và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics sao cho phù hợp với quan niệm của đa số các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này trên thế giới. Để làm tốt việc này cần tham khảo thêm các văn bản pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó cần xem xét lại tổng thể hệ thống pháp luật tránh quy định chồng chéo giữa Luật thương mại 2005, Nghị định 140/2007/NĐ-CP với các luật quy định về các hoạt động trong logistics như luật hàng hải, luật đường sắt, nghị định về vận tải đa phương thức,…

Luật giao thông đường bộ cần được xem xét sửa đổi có quy định về trách nhiệm của người vận tải. Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 cần được triển khai thực hiện tốt với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết dưới luật. Nghị định 10 về dịch vụ vận tải biển đã được sửa đổi, cần xem xét sớm việc sửa đổi Nghị định 125 về vận tải đa phương thức để phù hợp với tình hình hiện nay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế về vận tải và liên quan đến vận tải mà Việt Nam đã gia nhập, các Hiệp định của ASEAN và Khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải, về hải quan và về thương mại hoá để tạo thuận lợi cho hoạt động logistics; tiếp tục xem xét các việc gia nhập các Công ước quốc tế và ký kết các hiệp định khu vực và tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics nói chung. Xứ lý các vấn đề mà các quy phạm pháp luật trong nước liên quan đến hoạt động logistics chưa phù hợp theo nguyên tắc sửa đổi theo đúng điều ước quốc tế và ban hành các quy phạm pháp luật mới. Qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.


2.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống logistics

Cũng như các nước ASEAN, Việt Nam cần phải phát triển ngành dịch vụ logistics trên nền tảng cơ sở hạ tầng được quy hoạch và xây dựng một cách đồng bộ từ hệ thống giao thông đường bộ, các cảng biển, cảng cạn (ICD) cho đến các kho bãi, các khu đầu mối vận tải, cảng sông, cảng hàng không và hệ thống công nghệ thông tin. Song song từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng là các biện pháp thúc đẩy phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển, vận tải ô tô, vận tải đường sắt và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là làm hàng container. Việc đầu tư phát triển hạ tầng một cách đồng bộ trong mối liên kết vận tải giữa đường biển, đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ nội địa nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình công nghệ vận tải đa phương thức và logistics một cách có hiệu quả. Trước thực trạng phát triển hạ tầng ngành dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam chúng ta cần tập trung phát triển:

Đối với vận tải đường biển: tập trung xây dựng phát triển hệ thống cảng biển, cảng container, cảng cạn, cảng nước sâu và nâng cấp đội tàu. Phát triển các tuyến vận tải đặc biệt là các tuyến đường vận tải quốc tế. Có chính sách hỗ trợ phối hợp giữa nhà nước và các tổng công ty, các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng đường biển, hệ thống cơ chế quản lý khai thác cảng và các hoạt động vận tải đường biển liên quan như các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, phát triển nguồn nhân lực hàng hải…

Đối với vận tải đường sông: tập trung xây dựng các cảng đầu mối khu vực và các cụm cảng, xây dựng ở mỗi tỉnh (chủ yếu là ở phía Nam) một cảng hoặc bến có trang thiết bị bốc xếp phù hợp, hiện đại hoá hệ thống báo hiệu đường thuỷ phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; phát triển mạnh đội tàu sông theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý, chú trọng phát triển tàu tự hành, tàu chở container.


Đối với vận tải đường sắt: đầu tư vốn, công nghệ để nâng cấp các tuyến đường đã có, đổi mới và mở rộng các tuyến đường sắt, xây dựng các tuyến đường nối liền các khu vực, các khu trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, các cảng lớn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Tăng cường đầu tư các đầu máy, toa xe, các thiết bị chuyên dụng để tăng năng lực vận chuyển hàng hoá đa dạng mọi chúng loại, kích cỡ.

Đối với vận tải đường bộ: tập trung xây dựng và cải tạo các tuyến đường cao tốc đảm bảo tải trọng cho các ô tô chuyên dụng lưu thông. Cần tăng cường đầu tư phát triển đội xe chuyên dụng, đặc biệt là xe container, xây dựng các trạm container trên bộ. Chú ý sự hợp lý về các chính sách, qui hoạch đường bộ để tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông bộ ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng vận chuyển, lưu thông hàng hoá.

Đối với vận tải đường không

- Định hướng phát triển mạng lưới đường bay: hàng không Việt Nam cần từng bước chuyển dịch cấu trúc toàn mạng đường bay của mình với ưu thế tần suất cao và hai trung tâm trung chuyển khép kín Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh nhằm tạo khả năng chi phối đối với các luồng vận chuyển nội địa và giành thế cạnh tranh cao đối với các luồng vận chuyển quốc tế đi/đến Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Dương, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

- Nâng cao năng lực vận tải, phát triển đội máy bay, phát triển hệ thống bảo dưỡng và đảm bảo kỹ thuật. Mục tiêu phát triển đội máy bay của Việt Nam là để đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, gắn với chiến lược phát triển mạng đường bay, phát triển thị trường, tạo ưu thế cạnh tranh về tính hiện đại, mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ.


Đối với hạ tầng công nghệ thông tin: chúng ta cần trang bị những thiết bị liên lạc, xử lý thông tin hiện đại phục vụ hoạt động thương mại cũng như ngành dịch vụ logistics như: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI kết nối giữa Hải quan với cảng sẽ tạo điều kiện giảm thời gian tủ tục, giảm thời gian vận chuyển và có tác động tích cực tới toàn bộ hệ thống quản lý vận tải nói riêng và hệ thống logistics nói chung.

Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ logistics tại các nước ASEAN cũng cho thấy việc thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng cũng là một nhân tố hết sức quan trọng. Chính phủ nên lựa chọn một số lĩnh vực như dịch vụ kho bãi và các loại hình dịch vụ được cung cấp trong các trung tâm logistics có khả năng nâng cao được cơ sở hạ tầng để khuyến khích đầu tư. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều nguồn vốn khác nhau cho các dự án xây dựng hạ tầng như: vốn tư nhân từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; những khoản vay từ những ngân hàng trong nước; nguồn vốn ODA; nguồn quỹ song phương đặc biệt từ Nhật Bản; thị trường vốn quốc tế và tổng chi ngân sách quốc gia. Tuy nhiên trong vài năm tới GDP và thu nhập theo đầu người của Việt Nam sẽ vượt ngưỡng cho phép của các tổ chức viện trợ thế giới như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á. Bên cạnh đó thị trường tài chính của Việt Nam không được trang bị tốt để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 chúng ta cần 3 – 3,5 % GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành nhưng theo ước tính, ngân sách nhà nước chỉ cung cấp được khoảng 2,3% GDP như vậy phần thiếu hụt nhất thiết phải huy động đầu tư từ tư nhân cả trong và ngoài nước. Chính phủ cần có một tầm nhìn để giải phóng các tiềm năng thương mại của đất nước bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chắc chắn sẽ cần có sự kết hợp vốn của nhà nước và tư nhân. Một số biện pháp khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng có thể áp dụng như:


Chính phủ cần mở rộng danh mục kêu gọi đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư khả thi và hiệu quả đồng thời cũng hứa hẹn mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Ví dụ trong lĩnh vực viễn thông, những dự án lớn cần kêu gọi vốn đầu tư như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, internet cộng đồng, điện thoại di động 3G, máy tính giá rẻ...

Việt Nam cần sớm đưa ra các quy định hay các chính sách khuyến khích xây dựng các trung tâm logistics. Hiện nay mới chỉ có Luật Hàng hải mới đã công nhận và bảo hộ quyền lợi của các tổ chức cá nhân trong đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác cảng biển.

Việt Nam nên khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức như: hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), liên doanh (JV) công ty cổ phần (JSC),…

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư với các hình thức thích hợp. Thậm chí, đối với từng dự án, có thể cho phép áp dụng những cơ chế cụ thể cho từng dự án, đảm bảo nhà đầu tư có lãi và thu hồi vốn đầu tư.

Thực hiện cơ chế một cửa đối với các thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư


2.4 Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics

Như đã phân tích, trên thị trường dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay các công ty logistics và giao nhận trong nước tồn tại song song với các tên tuổi logistics quốc tế với sự chênh lệch đáng kể về trình độ. Với từng đối tượng cụ thể, chính phủ nên có các biện pháp quản lý riêng hiệu quả những vẫn phải đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong ngành trên cơ sở tôn trọng các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.


Trước hết đối với hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty giao nhận và cung cấp dịch vụ logistics trong nước, chính phủ nên có các chế tài xử phạt nghiêm khắc. Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ của các hiệp hội ngành nghề liên quan cũng là một biện pháp tích cực không những giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh mà còn thúc đẩy liên kết trong ngành. Hiện nay ở nước ta các hiệp hội liên quan đến hoạt động logistic có thể kể tên như Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội đại ký môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam…Các hiệp hội cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc điều hoà lợi ích giữa các thành viên, xử lý các tranh chấp trong nội bộ ngành và đại diện cho lợi ích các thành viên trong nước trước các công ty nước ngoài.

Trong môi trường kinh tế hiện đại, vai trò của người tiêu dùng ngày càng lớn, họ sẽ quyết định loại hàng hoá và dịch vụ nào được cung cấp trên thị trường và cung cấp như thế nào. Đối với dịch vụ logistics cũng vây. Nhưng thực tế hiện nay tại Việt Nam, các chủ hàng thường phải mặc nhiên công nhận mức phí do các nhà vận tải, nhà giao nhận hay các công ty cung cấp dịch vụ logistics đưa ra mà chất lượng dịch vụ thì chưa chắc đã đảm bảo. Vì vậy, chúng ta cần sớm thành lập Hiệp hội chủ hàng Việt Nam để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng hội viên trong các hoạt động logistics, trên cơ sở đó buộc các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện tiết giảm chi phí logistics và nâng cao chất lượng dich vụ.

Chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước ASEAN đặc biệt là Singapore trong việc thu hút các công ty logistics quốc tế đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam. Chính phủ nên khuyến khích bằng cách tạo điều kiện thuận lợi với cơ chế một cửa trong cấp phép, ưu đãi thuế khi mới thành lập, không duy trì các hạn chế trong quá trình hoạt động so với các doanh nghiệp trong nước. Với sự có mặt của các tập đoàn logistics quốc tế, các công ty trong nước sẽ có điều kiện học hỏi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022