Phát triển các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
Cơ giới hoá nông nghiệp.
So với các tỉnh trong nước, Thủ đô Viêng Chăn là có cơ giới hoá nông nghiệp cao nhất. Tỷ lệ các hộ nông nghiệp có sử dụng máy cơ khí cho các công đoạn sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 83% (trong khi đó cả nước chỉ khoảng 38%), riêng số hộ có sử dụng máy cày kéo chiếm khoảng 67% tổng số hộ nông nghiệp (của gia đình hoặc thuê làm). Xu thế của nông dân là sử dụng máy đa năng như kết hợp vừa làm đất vừa vận tải và có thể làm động cơ bơm nước (phần lớn là sử dụng máy cày kéo nhỏ, công suất từ 7-15 CV do Thái Lan sản xuất).
Ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật sản xuất.
Tính đến năm 2010, bình quân đầu tư phân bón cho 1 ha lúa mới chỉ khoảng 130 kg phân vô cơ (NPK)/ha, phân hữu cơ (phân chuồng) hầu như không bón. Chính vì vậy năng suất lúa thường không ổn định, trong đó có nguyên nhân từ đất đai vùng đồng bằng Viêng Chăn phần lớn nghèo dinh dưỡng và chua vì không được bón phân bổ sung đầy đủ và hợp lý.
2.2.2.3. Đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
Một số dự án phát triển lâm nghiệp đã thực hiện trong giai đoạn 2006- 2010 gồm:
Dự án xây dựng các khu định canh định cư ở các khu vực Khốc Phơng huyện Xăngthong và một số khu vực khác.
Dự án khuyến khích các kỹ thuật viên trong việc kiểm tra, theo dõi và bảo vệ việc phá rừng tự nhiên và phá rừng làm nương rẫy.
Dự án tái sinh rừng, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bằng cách trồng cây lớn trên diện tích 31.830 ha.
Dự án điều tra và đánh giá tài nguyên rừng phục vụ quản lý khai thác và nghiên cứu khoa học (tập trung khu vực rừng bảo tồn và rừng phòng
hộ).
Dự án bảo vệ tái sinh tự nhiên và trồng rừng: Đưa toàn bộ 64.000
ha đất trống đồi trọc, cây bụi có khả năng lâm nghiệp và ngành lâm nghiệp quản lý. Trong đó từ 2006-2010 trồng thêm 18.500 ha rừng và áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ 45.000 ha cho tái sinh tự nhiên.
Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại theo mô hình đồi rừng, vườn rừng gắn với định canh định cư vùng đồi núi huyện Sangthong.
Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực nhân giống và sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả…cho các trung tâm ươm cây các huyện trọng điểm (chuyển giao kỹ thuật nhân giống cấy mô, chiết, ghép…).
Cùng với công tác giao rừng, công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc đang phát triển khá mạnh những năm gần đây và thu hút được nhiều thành phần kinh tế và lực lượng xã hội tham gia. Ngoài việc tổ chức trồng rừng theo kế hoạch của các bản, của các ngành chức năng, hàng năm Thủ đô còn tổ chức nhiều đợt vận động toàn dân tham gia trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010, trung bình mỗi năm trồng thêm được khoảng 1700 ha/năm. Tuy nhiên, so với diện tích đất trống, cây bụi còn lại cần được phủ xanh (hơn 60.000 ha) thì diện tích rừng trồng đến nay còn ít và tốc độ còn chậm so với yêu cầu. Mặt khác rừng trồng không được chăm sóc bảo vệ nên tỷ lệ thành rừng thấp (ước tính chỉ khoảng 10-20%). Các loại cây được sử dụng trồng rừng phổ biến là: Tếch (mạy sắc), keo lá trám (mạy ca thin na long), keo tai tượng, keo lai, dáng hương (mạy đu), hồ bi (mạy tè kha), bạch đàn (may Bíc), dầu rái (mạy nhang), thông 3 lá (mạy pẹc)…
2.2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ
- Đầu tư phát triển ngành du lịch
Trong những năm qua để phục vụ lượng khách du lịch ngày một tăng, đầu tư cho du lịch được chú ý phát triển, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Các dự án đầu tư nước ngoài trong hoạt động du lịch là:
Dự án khu du lịch Phuchanh, Liên doanh Lào - Thái, vốn đầu tư 446.640 USD.
Dự án xây dựng Khách sạn Mêkông, Liên doanh Lào - Trung Quốc, với vốn đầu tư 747.000 USD.
Dự án xây dựng Khách sạn Mêkông, Liên doanh giữa Lào - Thái - Singapore, với vốn đầu tư 11.000.000 USD.
Xây dựng mới 10 nhà khách với tổng vốn đầu tư 324.000 USD.
Nâng cấp các điểm du lịch trong nước như khu du lịch Am ngum Đen Sa Vẳn.
Nâng cấp 6 tuyến đường chính trong nước và sân bay quốc tế Wattay.
Đầu tư xây dựng Casino Đensavẳn với tổng số vốn đầu tư là 14,62 triệu USD.
Thực tế là các nhà đầu tư nước ngoài mới chú trọng vào xây dựng khách sạn, các khu du lịch, chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, thể thao, lữ hành, vận chuyển. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch cũng chưa được chú trọng.
Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch và tổng thu nhập của ngành du lịch Viêng Chăn như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (trung bình 30-35%: lưu trú 10%, ăn uống 60%, vận chuyển 15%, hàng lưu niệm 80%, dịch vụ khác 15%), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Thủ đô Viêng Chăn và nhu cầu đầu tư được trình bày ở bảng 2.13.
Để đạt được các chỉ tiêu trên đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v… giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng
bộ thì việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư. Thủ đô Viêng Chăn có các điều kiện về tự nhiên, về kinh tế - xã hội, về kết cấu hạ tầng… còn kém hơn sơ với Việt Nam, nên chỉ số ICOR sẽ cao hơn của ngành kinh tế du lịch của Việt Nam và dự kiến là sẽ 3,5 cho thời kỳ 2011 - 2015 và là 3,0 cho thời kỳ 2016 -2020.
Bảng 2.13: GDP và vốn đầu tư cho du lịch Viêng Chăn đến 2010 và dự báo nhu cầu đến 2020
Đơn vị | 2005 | 2010 | 2020 | |
Tổng thu nhập từ du lịch của Thủ đô | Triệu USD | 97,900 | 289,800 | 1.125,000 |
Tổng giá trị gia tăng GDP du lịch của Thủ đô | Triệu USD | 63,635 | 197,064 | 731,250 |
Tốc độ tăng trưởng TB GDP du lịch của Thủ đô | %/năm | 54,4 | 25,3 | 14,0 |
Hệ số ICOR du lịch | - | 3,5 | 3,0 | 3,0 |
Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn cho du lịch | Triệu USD | 129,346 | 400,287 | 1.602,558 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Đầu Tư Phát Triển Ở Thủ Đô Viêng Chăn Những Năm Gần Đây
- Vốn Đầu Tư Vào Một Số Lĩnh Vực Của Viêng Chăn Từ 2007-2011 (Nguồn Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Lần Thứ Vii(2010-2015) Của
- Đầu Tư Phát Triển Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế
- Đánh Giá Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủ Đô Viêng Chăn Giai Đoạn 2007- 2012
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Theo Thành Phần Kinh Tế
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch. Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch
Như vậy theo tính toán ở bảng trên thì từ nay đến năm 2020 ngành du lịch Viêng Chăn cần số vốn đầu tư trên 1.600 triệu USD.
- Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch.
Dự án khu vui chơi giải trí Viêng Chăn (trên cơ sở đầu tư nâng cấp
khu vườn thanh niên). Vốn đầu tư: 15 triệu USD.
Dự án nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn. Vốn đầu tư: 100 triệu USD.
Dự án làng văn hoá các dân tộc Lào (trên cơ sở phát triển khu vườn văn hoá dân tộc Lào). Vốn đầu tư: 20 triệu USD.
Dự án củng cố công viên Chiến Thắng (Patuxay).
Dự án cải tạo khu du lịch Huổi Nhang.
Dự án tu bổ thành Viêng Chăn cổ.
Dự án thành lập công ty du lịch Thủ đô Viêng Chăn.
Dự án xây dựng khu vực xanh (có 5 tiểu dự án) có diện tích là 119.5 ha bao gồm khu công viên Km 6, công viên khu bệnh viện Setthathilat (cũ), công viên Noong Tha, trồng cây dọc đường trong Thủ đô và ven đô thị, công viên sau kênh Thoong (ngã tư chợ sáng - trường hội hoạ).
Đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ của Thủ đô viêng Chăn đã góp phần phát triển các lĩnh vực du lịch và dịch vụ như sau:
Khách du lịch đến Thủ đô Viêng Chăn tăng khá nhanh trong thời gian qua. Năm 2006 có 349.255 lượt khách đến Viêng Chăn, năm 2010 tăng lên
637.059 lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 18,79%/năm.
Năm 2007 trở về trước lượng khách du lịch chỉ tập trung chủ yếu vào tháng 5 và 3 tháng nhưng từ cuối năm 2007 trở lại đây, khách dàn trải đều hơn, đặc biệt năm 2011 chỉ tháng 6 và tháng 10 là lượng khách ít hơn, còn lại lượng khách tương đối đều, các tháng đón nhiều khách nhất là 2 tháng cuối năm và 4 tháng đầu năm. Theo lý thuyết, chỉ số GINI dùng để chỉ tính mùa vụ của du lịch, nếu chỉ số này càng gần 0 thì tính mùa vụ càng thấp và ngược lại chỉ số GINI càng gần 1 thì tính mùa vụ càng cao. Theo tính toán, chỉ số GINI của Viêng Chăn năm 2006 là 0,052; năm 2008 là 0,059 và năm 2011 là 0,033. Đây là các kết quả rất thấp và đang có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy
khách du lịch đến Viêng Chăn không chịu ảnh hưởng nhiều của tính mùa vụ.
Doanh thu du lịch tăng khá nhanh. Nếu như năm 2006 ngành du lịch của Viêng Chăn chỉ có doanh thu 51,54 triệu USD thì đến năm 2011 đã đạt 93,13 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 16,11%/năm. Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại Viêng Chăn là 4,1 ngày, chi tiêu trung bình của một khách khoảng 25 USD/ngày. Trong đó, khách Việt Nam chi tiêu khoảng 12 - 20 USD/ngày/người, khách du lịch Âu - Mỹ khoảng 55 - 60 USD/người/ngày, khách du lịch quá cảnh qua Viêng Chăn với mục đích gia hạn visa chi tiêu khoảng 26 USD/người/ngày và khách du lịch của các nước khác trong khu vực chi tiêu khoảng 20 - 25 USD/người/ngày.
Doanh thu từ du lịch đến 2020:
Trong những năm tới, các dự án về du lịch sẽ được đầu tư phát triển, các dịch vụ du lịch sẽ được tăng cường cả về chất lượng lẫn chủng loại, vì vậy khả năng chi tiêu của khách du lịch sẽ được tăng lên. Theo dự báo của WTO, trong những năm tới khách du lịch quốc tế đến Đông Dương chi tiêu trung bình khoảng 60-80 USD/người/ngày. Vì du lịch của Viêng Chăn và Lào còn kém phát triển hơn Việt Nam và Cămpuchia, nên mức chi tiêu của khách du lịch cũng còn thấp hơn.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Cơ sở lưu trú: Trong thời gian qua số lượng cơ sở lưu trú và số phòng khách sạn của Thủ đô Viêng Chăn tăng tương đối nhanh (với tốc độ tăng trưởng trung bình 16-20%/năm). Năm 2006 ở Viêng Chăn có khoảng 403 cơ sở lưu trú với 2673 phòng thì đến năm 2011 có 528 cơ sở với 4520 phòng
Cơ sở ăn uống: Phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ quy mô trên 20 phòng đều có restaurant phục vụ khách lưu trú. Các khách sạn lớn có các cơ sở ăn uống phong phú hơn như bar, coffee, snack-bar… Các cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí bên ngoài khách sạn cũng phát triển khá nhanh trong những
năm gần đây. Các nhà hàng hiện chủ yếu phục vụ các món ăn Lào, nhưng cũng đã có hàng loạt các cửa hàng ăn uống đặc sản phục vụ các món ăn Âu, món ăn Thái, món ăn Việt Nam, món ăn Nhật Bản… được mở trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn.
Cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ du lịch khác: các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí chủ yếu hấp dẫn và thu hút du khách ở Lào chưa phát triển. Các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu là thăm quan các chùa chiền, hang động, thác nước và cảnh quan thiên nhiên… (trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn có 25 khu vui chơi giải trí và 42 điểm tham quan). Nguyên nhân là khách du lịch đến Viêng Chăn còn ít, tỷ lệ khách lưu trú không nhiều thường là ngắn ngày, thu nhập dân cư còn thấp nên nhu cầu vui chơi giải trí còn thấp.
Shopping: Là một nhu cầu của du khách, nó góp phần tạo công ăn việc làm và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Lào có rất nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm từ gỗ, vàng bạc và đá quý được bày bàn rộng rãi ở khắp các cửa hàng trên đất Lào. Lượng khách qua biên giới Lào với Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc với mục đích buôn bán chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong vòng 3 năm trở lại đây các cửa hàng bán đồ lưu niệm đang tăng lên nhanh chóng, từ 105 cửa hàng năm 2006 lên 169 cửa hàng vào năm 2011 bước đầu giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân và lao động trong vùng.
Lao động: Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Lào thì tại mỗi địa phương đều có các văn phòng du lịch được hoạt động dưới sự chỉ đạo sát sao của Cơ quan du lịch quốc gia. Ước tính lao động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và các điểm du lịch khác khoảng 23.000 người, nhưng phân bố không đều, nó phụ thuộc vào sự phân bố của các cơ sở dịch vụ du lịch cũng như vị trí và sức hấp dẫn của từng điểm du lịch. Do lực lượng lao động còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm đã làm ảnh
hưởng không ít tới hiệu quả kinh doanh du lịch. Hiện nay, số cán bộ công nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch của Viêng Chăn đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và trình độ chuyên môn.
2.2.2.5. Đầu tư phát triển thương mại
- Các dự án ưu tiên đầu tư trong thương mại.
Xây dựng trung tâm thương mại Viêng Chăn. Vốn đầu tư 2.000 triệu kíp.
Xây dựng 03 chợ đầu mối hàng nông sản. Vốn đầu tư 1.500 triệu
kíp.
kíp.
kíp.
kíp.
Xây dựng hệ thống kho hàng phía Bắc Thủ đô. Vốn đầu tư 800 triệu
Thành lập tổng công ty XNK Viêng Chăn. Vốn đầu tư 2.000 triệu
Trung tâm thông tin thương mại Viêng Chăn. Vốn đầu tư 500 triệu
Trung tâm giao dịch hàng hoá Lào (tại Viêng Chăn). Vốn đầu tư
3000 triệu kíp.
Trong những năm qua thủ đã ưu tiên tập trung vào một số các dự án trong thương mại nhờ tăng cường đầu tư phát triển thương mại, đã góp phần phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển hệ thống chợ siêu thị, trung tâm thương mại cụ thể như sau:
- Phát triển lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội năm 2011 là 88,7 tỷ kíp, mức lưu chuyển hàng hoá xã hội bình quân đầu người đạt gần 17 triệu kíp/năm, gấp khoảng 1,25 lần so với mức trung bình của cả nước. Cơ cấu hàng hóa bán lẻ có sự thay đổi rất lớn trong những năm qua với sự giảm sút nhanh của thương mại nhà nước (từ 24,4% năm 2006 xuống còn 20,8% năm