năm 2010 đạt khoảng 1.000 ha.
- Đầu tư xây dựng nhà máy dệt-nhuộm-hoàn tất vải, công suất 12 triệu mét/năm. Vốn đầu tư 15-20 triệu USD.
- Xây dựng nhà máy Dệt-May các sản phẩm dệt kim, công suất 2.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 2,3 triệu USD.
- Xây dựng mới khoảng chục nhà máy may, công suất các nhà máy từ 2 triệu sản phẩm đến 4 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư cho mỗi nhà máy khoảng 1.200 ngàn USD.
Công nghiệp Dệt-May của Lào chủ yếu tập trung tại Thủ đô Viêng Chăn (90% sản lượng các sản phẩm Dệt-May của Lào tập trung tại Viêng Chăn). Hiện tại, Viêng Chăn có 84 cơ sở may mặc xuất khẩu, năm 2011 xuất khẩu được 197,8 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của hàng Dệt-May Thủ đô trong tổng giá trị xuất khẩu của Thủ đô tăng đều qua các năm. Năm 2007 chiếm 81% tổng giá trị xuất khẩu, năm 2010 tăng 85%, và năm 2011 đạt 88%. Chênh lệnh giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu của mặt hàng Dệt-May khá lớn (năm 2011 giá trị xuất khẩu cao hơn cả giá trị nhập khẩu khoảng 30%). Ngành Dệt-May Viêng Chăn chủ yếu là giải quyết công ăn việc làm. Tổng lao động tai các cơ sở dệt may là 34.000 người, chiếm 20% lao động trong ngành công nghiệp chế biến.
- Ngành tiểu thủ công nghiệp.
Một số dự án đầu tư đã thực hiện giai đoạn 2006-2011 như sau: Giai đoạn 2006-2011.
- Đầu tư duy trì hoạt động của các cơ sở đúc, hàn 200 triệu kíp.
- Đầu tư duy trì hoạt động các cơ sở chạm khắc, vẽ 100 triệu kíp.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủ Đô Viêng Chăn
- Tình Hình Đầu Tư Phát Triển Ở Thủ Đô Viêng Chăn Những Năm Gần Đây
- Vốn Đầu Tư Vào Một Số Lĩnh Vực Của Viêng Chăn Từ 2007-2011 (Nguồn Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Lần Thứ Vii(2010-2015) Của
- Gdp Và Vốn Đầu Tư Cho Du Lịch Viêng Chăn Đến 2010 Và Dự Báo Nhu Cầu Đến 2020
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế
- Đánh Giá Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủ Đô Viêng Chăn Giai Đoạn 2007- 2012
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
- Đầu tư duy trì hoạt động của các cơ sở sữa chữa cơ khí 100 triệu kíp.
- Đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất đồ kim hoàn, đồ nội thất, hàng lưu niệm…tổng vốn đầu tư 120 triệu kíp
- Đầu tư cơ sở sản xuất vải, dệt vải, vốn đầu tư 800 triệu kíp.
Nhờ tăng trưởng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp nên Thủ đô Viêng Chăn có 2320 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ theo số liệu thống kê năm 2010 trong các ngành sản xuất hành thủ công truyền thống, chế biến thực phẩm đồ uống, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng (như mứt, rượu, mắm cá, phở, mỳ, giết mổ gia súc, rèn, đúc…). Hàng may mặc thủ công bán ở thị trường nội địa gồm 4 loại chính: quần áo, các sản phẩm dùng trong gia đình (gối, màn, rèm cửa…) các sản phẩm dựng trong tôn giáo (các loại vải cho người theo đạo) và hàng lưu niệm. Một số đặc điểm khái quát của tiểu thủ công nghiệp Thủ đô là:
- Các sản phẩm thủ cụng có chất lượng chưa cao. Hiện chỉ có sản phẩm dệt truyền thống đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới (những sản phẩm này tuy đơn giản về thiết kế nhưng phong phú về ý tưởng sáng tác cộng với kỹ thuật dệt vải điều luyện của người thợ, thể hiện phong tục tập quán và mang đậm bản sắc dân tộc)
- Hệ thống phân phối các sản phẩm thủ công còn ở mức thấp kém, sản phẩm sản xuất ra được bán qua các đại lý bán lẻ tại Thủ đô. Giá thành sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan do giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển cao.
- Các sản phẩm thủ công sản xuất ra (hàng chế biến từ nông sản, đồ bạc, hàng lưu niệm) chủ yếu tiêu thụ nhiều tại Viêng chăn phục vụ đời sống hàng ngày của người dân địa phương và khách du lịch.
- Khó khăn lớn là thiếu các thông tin về các thị trường lớn, không đủ khả năng sản xuất hàng với số lượng lớn, các sản phẩn thủ công bằng gỗ còn khoảng cách khá xa để thâm nhập vào thì trường xuất khẩu. Hiện có một số cơ sở sản xuất đó bắt đầu xuất khẩu sản phẩm nhưng mẫu thiết kế và kỹ thuật chạm khắc gỗ sử dụng chưa đủ sức mở rộng được thị trường.
2.2.2.2. Đầu tư phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
- Một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn quan trọng đã thực hiện trong giai đoạn 2007-2011 như sau:
Dự án sản xuất lương thực. Phấn đấu sản xuất sản lượng thóc trên
400.000 tấn (nhu cầu tiêu dùng khoảng 217.500 tấn) để có thóc dự trữ và thóc hàng hoá khoảng 182.500 tấn. Tăng diện tích lúa lên 84.000 ha, trong đó lúa mùa 54.000 ha, lúa chiếm 30.000 ha. Tập trung thâm canh, nâng năng xuất vụ mùa lên 3,5-4 tấn/ha, vụ chiếm lên trên 4,5-5 tấn/ha. Các huyện trọng điểm thực hiện dự án lương thực là Hatxaiphong, Saythany, Pakngừm, Sangthong, Naxaythong và một phần của huyện Sikhottabong, Saysettha.
Dự án khuyến khích chăn nuôi trong quần chúng nhân dân. Năm 2010 đạt khoảng 350.000 con gà đẻ, 600.000 con gà thịt, 350.000 con gà lai 3 máu, 2.500.000 cá.
Dự án khuyến khích nuôi gia súc lớn: trâu, bò, dê và cừu tại các huyện trọng điểm là Sangthong, Pakngừm, Nasaythong, và một bản của huyện Saythany.
Dự án trồng cây công nghiệp hàng hoá và cung cấp cho nhà máy công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp như: Trồng ngô trên diện tích
18.400 ha ở các huyện Nasaythong, Saythany và dọc sông Mêkông. Trồng thuốc lá trên diện tích 1000 ha tập trung ở các huyện Hatsaiphong, Sikhottabong và Sangthong. Trồng mía trên diện tích 6300 ha ở hai huyện Saythany, Pakngừm.
Dự án khuyến khích trồng rau có diện tích 5400 ha, ở các huyện Hatsaiphong, Sikhottabong, Sangthong, Pakngừm, Saythany, Nasaythong.
Dự án trồng cây cho quả ở các huyện Nasaythong, Sangthong, Pakngừm.
Dự án khuyến khích trồng dâu nuôi tằm ở các huyện Hatsayphong,
Pakngừm.
Dự án khuyến khích trồng thảo dược ở huyện Sikhottabong.
Dự án khuyến khích trồng hoa, cây cảnh thay thế nhập khẩu và đẻ xuất khẩu được tập trung ở huyện Sikhottabong và Hatsaiphong.
Dự sán phát triển nông thôn, hình thành các khu định cư mới tại vùng Khốc Phơng, bản Na Hỏi Păng, vùng Lọng Xăng Lọng Ton (huyện Sangthong), vùng bản Xạng (huyện Saythany).
Dự án tu bổ và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Bàn giao thuỷ lợi cho nhân dân quản lý và sử dụng sau khi tập huấn cho họ về kỹ thuật.
Chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi…
- Ngành trồng trọt.
Trong những năm qua nhờ tăng cường thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất ngành nông nghiệp, đã góp phần phát triển các tiểu ngành trong nông nghiệp cụ thể như sau:
Năm 2010 giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm khoảng hơn 58% tổng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp của Thủ đô.
Phát triển cây lương thực.
Cây lúa: từ năm 2006 đến 2011, diện tích đất canh tác lúa nước tăng được 5.900 ha, trung bình mỗi năm tăng thêm được 1.180 ha (tốc độ tăng 2,59%/năm). Việc mở rộng thêm được diện tích đất trồng lúa nước gắn liền với đầu tư cụng trình thuỷ lợi giải quyết nước tưới tiêu.
Cây ngô: tổng diện tích ngô lương thực năm 2010 đạt 1.053 ha, chủ yếu sản xuất làm thức ăn gia súc, với các giống sử dụng phổ biến là ngô lai Bioseed của Thái, các giống ngô lai của Việt nam (như LVN 10…) và một số giống ngô địa phương. Diện tích trồng ngô tăng khá nhanh với tốc độ tăng trung bình 9,09%/năm từ 2006-2010. Tổng sản lượng ngô năm 2010 đạt gần 3900 tấn. Sản lượng ngô sản xuất hiện nay chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu
nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc của các cơ sở chế biến trên địa bàn Thủ đô (riêng nhà máy Tha Ngon cần khoảng 7-10 nghìn tấn ngô nguyên liệu/năm).
Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày có biến động khá lớn. Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng trên đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt 2.971 ha, trong đó được gieo trồng trên đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày là 1.518 ha, được trồng chủ yếu ở Saythani, Hatxaiphong và Pakngừm với 3 cây chủ yếu là thuốc lá, mía và đậu tương.
Những cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích ổn định và có xu hướng tăng là đậu tương, mía…Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích gieo trồng không ổn định qua các năm và đang có chiều hướng giảm là lạc, thuốc lá… Diện tích trồng thuốc lá năm 2010 chỉ có khoảng 535 ha (trồng trên đất lúa vụ khá vựng bản Salakhăm, Nọng Hố huyện Hatxaiphong), giảm 342 ha so với 2006, sản lượng khoảng 622 tấn là khá chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nguyên liệu của nhà máy thuốc lá. Diện tích lạc hiện có không đáng kể, diện tích gieo trồng hàng năm giao đồng trong khoảng 30-60 ha, năng suất 0,7-1,5 tấn lạc nhân/ha.
Ngoài các cây công nghiệp ngắn ngày trên, Viêng Chăn còn trồng cây cỏ múng hố để xuất khẩu với diện tích khoảng 6 ha và đáng có xu hướng phát triển thêm (trồng ở vùng Sikhụtabong).
Phát triển cây thực phẩm.
Tổng diện tích gieo trồng cây thực phẩm toàn Thủ đô năm 2010 đạt
8.389 ha, trong đó chủ yếu là rau các loại (chiếm hơn 90%) và một số diện tích đậu đỗ thực phẩm như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…
Những năm gần đây, chương trình trồng rau, thực phẩm phục vụ Thủ đô Viêng Chăn được khuyến khích phát triển khá mạnh và sản lượng rau thực
phẩm tăng lên rất nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô. Hàng năm Thủ đô còn phải nhập một số rau khá lớn từ Thái lan, nhất là đối với rau chất lượng cao.
Phát triển cây ăn quả.
Năm 2010, diện tích cây ăn quả đó đạt 3.615 ha. Cây ăn quả trên địa bàn Thủ đô rất phong phú và đa dạng, trong đó có một số cây chủ lực chuối, xoài, dứa, đu đủ, nhón, vải, hồng xiêm, táo… Tổng sản lượng của năm 2010 đạt gần 36.300 tấn.
Cây ăn quả phát triển rất nhanh về quy mô diện tích nhưng hầu hết trồng phân tán và ít chú trọng đầu tư thâm canh năn năng suất cũng thấp so với tiềm năng, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khá lớn, nhất là chất lượng quả chưa đảm bảo, chưa đủ khả năng cạnh tranh với quả nhập ngoại.
Tổng nhu cầu quả toàn Thủ đô hiện nay vào khoảng 50 nghìn tấn (kể cả hao hụt), như vậy còn thiếu hơn 10 nghìn tấn quả (hiện nay riêng quả nhập ngoại khoảng 1,5-2 nghìn tấn).
Phát triển cây công nghiệp lâu năm.
Viêng Chăn có trồng một số cây công nghiệp lâu năm như bông gòn, cây dâu (nuôi tằm) v.v… Bông gòn được trồng tập trung ở vùng Saythani và Sangthong, với diện tích đến năm 2010 chỉ 72 ha, sản lượng khoảng 202 tấn, sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu thụ tại chỗ (nguyên liệu cho nghề là ga gối truyền thống). Dâu tằm được trồng rải rác ở các bản vùng ven sông Mêkông, sông Nặm ngừm… (Pakngừm, Sangthong…) diện tích rất ít khoảng hơn 4 ha. Hiện nay nghề trồng dâu nuôi tằm đang được khuyến khích phát triển nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai vùng ven sông tăng thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, cung cấp nguyên liệu tơ cho ngành dệt truyền thống của Thủ đô (nhu cầu tơ hiện nay vào khoảng 150 tấn tơ).
- Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm.
Phát triển chăn nuôi trâu bò.
Đàn trâu liên tục giảm từ 2006 đến nay với tốc độ giảm bình quân khoảng -6,65%/năm. Đàn bò tăng chậm, chỉ khoảng 1,76%/năm. Nguyên nhân đàn trâu bòũ giảm mạnh chủ yếu là do cơ khí hoá nông nghiệp và sự thu hẹp diện tích đồng cỏ. Vùng chăn nuôi nhiều trâu bò nhất là Naxaythong, Xaithani, Sangthong và Pakngừm.
Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm.
Viêng Chăn là một trong 7 vựa lúa lớn nhất của cả nước, do vậy đây là vùng có tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn năm 2010 đạt 56.776 con, bình quân đạt 1,24 con lợn/hộ nông nghiệp, tổng đàn gia cầm đạt
2.337.573 con, bình quõn mỗi hộ nông nghiệp nuôi khoảng 51 con.
Các vùng chăn nuôi lợn nhiều là Xaythani, Naxaithong và Pakngưm. Các vùng chăn nuôi nhiều gia cầm là Sikhụtabong, Naxaithong, Xaythani, Hatxaiphong(>350 nghìn con/huyện).
- Phát triển thuỷ sản.
Tổng diện tích mặt nước có khai thác cá và nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 5.834 ha, trong đó: (i) Diện tích ao nuôi cá của Thủ đô đạt 2.299 ha (tính trong đất nông nghiệp), tốc độ tăng diện tích ao nuôi cá trung bình 26,36%/năm. Vùng phát triển nuôi cá ao mạnh là như huyện Naxaythong, Saithani, Hatxaythong, Sangthong; (ii) Diện tích nuôi thả cá kết hợp với hồ chứa nước là 1.808 ha (vùng Naxaythong và Saythani), diện tích ruộng lúa kết hợp nuôi cá 49,7 ha (chủ yếu ở vùng Saythani); còn lại là diện tích khai thác cá tự nhiên.
Tổng sản lượng cá khai thác và nuôi trồng cá năm 2010 đạt 15.158 tấn, trong đó các huyện có sản lượng cá khai thác và nuôi cá chiếm tỷ trọng đáng kể là Naxaythong (chiếm 38,8%), Hatxayphong (31,49%), Xaythany 10,18%,
Sangthong 8,27%.
Số lượng lồng nuôi cá trên sông hồ là 1.495 lồng, tốc độ phát triển trung bình 24,03%/năm. Vùng phát triển mạnh nuôi cá lồng là các vùng có nhiều ao hồ như Naxaythong, Saythani, Hatxayphong.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Phát triển thuỷ lợi.
Hiện trạng tưới: tính đến năm 2010, trên địa bàn Thủ đô có 158 công trình thuỷ lợi có quy mô tưới từ 100 ha trở lên. Ngoài ra, sự tham gia phát triển các hình thức tưới của nông dân cũng đóng góp phần quan trọng mở rộng diện tích được thuỷ lợi hoá với khoảng 1.152 máy bơm nhỏ. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đến năm 2010 khoảng 50.000 ha vụ mùa (chiếm 75% đất ruộng lúa), khoảng 32.000 ha vụ chiêm. Nhìn chung, việc khai thác nguồn nước từ công trình thuỷ lợi hiệu quả còn thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Không có công trình đầu mối nào có đủ hệ thống kênh mương và hệ thống công trình điều tiết. Ngay cả một số công trình lớn như hồ Nặm Suụng, Nặm Hủm mới chỉ có một đoạn kênh chính và kêmh nhánh cấp I. Hệ thống mương chân rết đến các ruộng chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh, gây hiện tượng nước chảy tự do từ ruộng này sang ruộng khác và có thể chảy tràn bờ gây lóng phí nước và trụi chất dinh dưỡng; (ii) Tổn thất nước dọc kênh do rò rỉ và thấm rất lớn do hầu hết các hệ thống kênh là kênh đất không được gia cố, chất lượng công trình kém, đặc biệt là những kênh đắp nền ở vùng cuối kênh thường không đủ nước; (iii) Chưa có tổ chức quản lý thuỷ nông từ đầu mối đến mặt ruộng. Mặc dù đã có các bộ phận ở một số hồ đập và trạm bơm nhưng chưa có quy chế, kế hoạch khai thác cụ thể về điều kiển nước trên hệ thống kênh; (iv) Công tác tu sửa và bảo quản các công trình không được thực hiện đầy đủ nên nhiều công trình đó bị xuống cấp nghiêm trọng giảm khả năng tưới.