Cơ Sở Để Phát Triển Kinh Doanh Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng


khách hàng được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng để phấn đấu. Với dịch vụ thông tin di động, chỉ tiêu này được đánh giá qua các cuộc điều tra khách hàng liên tục trong vòng nhiều năm. Việc lựa chọn một dịch vụ để sử dụng tương đối là khó khăn khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, chính vì thế, mức độ ưa thích dịch vụ sẽ giúp khách hàng thể hiện được sự ưu tiên của mình đối với dịch vụ của một doanh nghiệp. Từ mức độ ưa thích này, ta có cái nhìn về vị trí thương thương hiệu và tiềm năng thị trường của các doanh nghiệp, và cũng chính từ chỉ tiêu này các doanh nghiệp có thể hoạch định các kế hoạch để phát triển kinh doanh mạnh hơn khi tăng mức độ ưa thích của khách hàng lên.

Mức độ hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng được tính theo điểm, điểm càng cao thì mức

độ hài lòng càng lớn. Dựa trên các đánh giá về vùng phủ sóng, chất lượng cuộc gọi, độ chính xác của hóa đơn, dịch vụ khách hàng, kênh phân phối, giá cả sẽ cho thấy mức độ chung về sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu và thực hiện

được các cam kết với khách hàng hay không.

1.4. Cơ sở để phát triển kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng


đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động

1.4.1. Cơ sở để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

vụ thông tin di động

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động cũng dựa trên cơ sở lý luận nền tảng để phát triển kinh doanh là các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Quy luật giá trị được thể hiện rất rõ trong việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, nơi mà giá cả và chất lượng dịch vụ là hai yếu tố hàng đầu giúp khách hàng lựa chọn và quyết định

Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam - 7


sử dụng dịch vụ hay không. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di

động áp dụng quy luật giá trị để cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, để hạ thấp hao phí lao động của doanh nghiệp mình bằng các phương pháp như cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý, thắt lưng buộc bụng..

Ngoài quy luật giá trị, một cơ sở lý luận rất quan trọng để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh là quy luật cung cầu, đây là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của nền kinh tế thị trường giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động điều chỉnh linh hoạt kế hoạch kinh doanh để phân bố các nguồn lực của mình được tối ưu nhất. Ngoài ra, cạnh tranh còn giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nhằm tạo sự khác biệt hoá và tăng thị phần của doanh nghiệp mình.

Quy luật cung cầu là một quy luật không thể thiếu trong khi áp dụng để làm cơ sở phát triểnkinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Cầu thị trường dịch vụ thông tin di động cũng có biến động ngược chiều với giá cả của dịch vụ, nắm chắc quy luật cung cầu, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động có thể đi tắt đón đầu các xu thế của thị trường để phát triển và mở rộng thị phần của mình.

Quy luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm thoả m^n nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo một áp lực liên tục đối với giá cả. Để thu hút khách hàng, bao giờ các đối thủ cạnh tranh cũng tìm cách đưa ra những mức giá thấp nhất có thể, chính điều này đ^ bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, công nghệ hiện đại nhất. Để canh tranh thắng lợi các doanh nghiệp còn luôn phải

đổi mới công nghệ và dịch vụ để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ để tăng sự hấp dẫn, giữ chữ tín đối với khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần tăng vị thế trên thương trường.


Ngày nay, xu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng vì thế các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh. Như vậy là cạnh tranh đ^ khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi doanh nghiệp để giảm giá thành, giảm giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm,

đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giành được ưu thế trên thị trường.

Trên thị trường, các cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt thì người được lợi nhiều nhất chính là khách hàng. Khi có cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh do phải giành giật thị trường và khách hàng nên luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán sản phẩm, khi đó, người tiêu dùng có quyền lựa chọn các sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất, giá thấp nhất. Do vậy, cạnh tranh thoả m^n ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Vì vậy, cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích x^ hội. Như vậy, Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam

1.4.2.1. Sự tăng trưởng và phát triển ổn định của tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế

Dịch vụ thông tin di động là một dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục phân loại dịch vụ theo tiêu chí của WTO. Chính vì thế, việc tỷ trọng của ngành dịch vụ phát triển ổn định và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong


nền kinh tế cũng tạo điều kiện cho việc kinh doanh dịch vụ thông tin di động phát triển. Theo C. Mác, dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả m^n nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ càng phát triển. Như vậy bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, C. Mác đ^ chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ.

Giữa GDP và lĩnh vực dịch vụ có mối quan hệ khăng khít, xét về tỷ trọng của dịch vụ trong GDP thì có thể thấy rõ quy luật chung là nền kinh tế càng tăng trưởng thì tỷ trọng của dịch vụ trong GDP càng cao. Xét về tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ thì quy luật chung là tăng trưởng của dịch vụ nhanh hơn tăng trưởng chung của GDP điều đó thể hiện rằng, phát triển dịch vụ có vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế. Dịch vụ không chỉ tạo ra môi trường cho phát triển kinh tế mà bản thân dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Theo báo cáo công tác Chính phủ giai

đoạn 2002-2007, tất cả các nhiệm vụ phát triển kinh tế đều được hoàn thành, hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức đề ra, trong đó điểm nổi bật về phát triển kinh tế trong 5 năm qua là tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ với ổn định kinh tế vĩ mô. Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao, liên tục với tốc độ khá ổn định. Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8%. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao liên tục và đạt mức bình quân 5,4%/năm, sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,5%/năm; giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ 5 năm 2002-2006 tăng bình quân 7,4%/năm. Năm 2005 và 2006, mức tăng trưởng dịch vụ đ^ cao hơn tăng trưởng GDP. Cũng trong báo cáo này cho biết, tỷ trọng dịch vụ trong GDP trung bình chiếm 45-46%, và trong những năm tới, Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng và tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng ổn định để đảm báo cho nền kinh tế phát triển, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Như vậy, kinh doanh dịch vụ thông tin di động cũng sẽ có được sự hỗ trợ và chất xúc tác để phát triển bền vững trong giai đoạn tới nhờ chính sách tăng trưởng và phát triển của tỷ trọng dịch vụ trong GDP.

1.4.2.2. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin

Việt Nam là nước có hạ tầng viễn thông và thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất trong ASEAN và các đang phát triển. Thời gian gần đây, thị trường viễn thông nói chung và thị trường thông tin di động nói riêng trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới. Trong môi trường canh tranh, chất lượng và sự đa dang dịch vụ chính là yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp. Sự ra đời của các doanh nghiệp mới kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, vùng phủ sóng, công tác sau bán hàng,... thì việc phát triển sản phẩm, dịch vụ

đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng hướng đến lợi ích khách hàng cũng là một yêu cầu cấp thiết. Các doanh nghiệp hiện nay thực sự đ^ bước vào một cuộc đua không chỉ về giá cước, vùng phủ sóng, dịch vụ chăm sóc khách hàng mà cả về tốc độ và khả năng phát triển dịch vụ. Nếu như trước đây, các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thoại dưới dạng thuê bao trả sau truyền thống và một số loại hình thuê bao trả trước như thuê bao theo ngày, thuê bao nhắn tin,... thì hiện nay các sản phẩm này đ^ được phát triển thành nhiều loại hình phong phú, đa dạng hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là những ứng dụng từ công nghệ phần mềm, phần cứng, những ứng dụng từ internet và máy vi tính đ^ giúp cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành kinh doanh dịch vụ thông tin di động ngày càng đổi mới và đa dạng hơn. Nhu cầu và thị hiếu của người dùng di động cũng thay đổi nhanh chóng theo sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới và Việt Nam.


Ngoài những sản phẩm, dịch vụ chính, các dịch vụ giá trị gia tăng cũng là yếu tố cốt lõi thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường. Nếu như trước đây, dịch vụ thoại là yếu tố cơ bản thì hiện nay các dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích đang ngày càng

được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Khách hàng hiện nay cũng quan tâm nhiều hơn tới sự gia tăng giá trị mà các nhà cung cấp có thể mang tới cho họ. Nhu cầu giải trí với điện thoại di động đ^ trở thành một phần tất yếu, nhất là những đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế cho dịch vụ thông tin di động bắt đầu bùng nổ nhờ sự tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ như: các dịch vụ voice chat (trò chuyện qua Internet miễn phí với Yahoo, Hotmail, Skype...), các loại điện thoại thẻ, và đặc biệt là sự gia tăng ứng dụng của email, một hình thức liên lạc không thể thiếu trong thời đại công nghệ và số hoá như hiện nay. Việc xuất hiện các sản phẩm thay thế và các ứng dụng đa dạng, tiện ích, rẻ tiền của nó đ^ khiến cho công cuộc kinh doanh dịch vụ thông tin di động của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức và có thêm nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh.

1.4.2.3. Sự phân công và chuyên môn hóa trong lĩnh vực dịch vụ

Chuyên môn hoá và đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh là hai khái niệm được đề cập rất nhiều trong các chiến lược kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào thời điểm và bối cảnh cạnh tranh trong và ngoài ngành mà mỗi doanh nghiệp chọn lựa cho mình một chiến lược khác nhau. Nếu như ở giai đoạn đầu tiên phát triển, mục tiêu và ưu tiên số một là chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, giành thị phần, giành khách hàng thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá dịch vụ để tiếp cận tới hầu hết các nhóm khách hàng. Nếu ở giai đoạn phát triển tiếp theo, khi thị trường đ^ bắt đầu định hình và phân chia miếng bánh thị phần, các doanh nghiệp phải theo một xu thế mới: chuyên môn hoá cao độ trong sản phẩm và dịch vụ.


Dưới cách nhìn nhận và phân loại dịch vụ của dịch vụ thông tin di động, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bắt đầu tập trung đầu tư cao vào phát triển kinh doanh 2 dịch vụ cơ bản là dịch vụ thoại và bản tin nhắn ngắn. Đây là hai dịch vụ mang lại gần 90% doanh thu cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam8. Chính vì vậy, phần dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ nội dung đòi hỏi đầu tư công sức lớn, huy động sự sáng tạo không ngừng,... được đảm trách phát triển bởi các công ty cung cấp dịch vụ nội dung. Nhưng cũng chính xuất phát từ các đặc điểm kỹ thuật và hạ tầng mạng thông tin di động, mà một lần nữa, việc chuyên môn hoá này sẽ

được thể hiện bởi sự kiện thành lập các công ty phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung nằm trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động.

1.4.2.4. Xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động

Ngoại trừ các dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động chức năng của các cơ quan Chính phủ (các dịch vụ không mang tính chất thương mại và cạnh tranh), các dịch vụ khác đều thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Trong thoả thuận gia nhập WTO, Việt Nam cam kết đủ các ngành dịch vụ với nội dung cam kết sở một số lĩnh vực chính như:

- Cam kết chung: Các công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh (phương thức cung cấp dịch vụ số 3) trừ một số ngành có cam kết cụ thể, các công ty nước ngoài được đưa cán bộ quản lý làm việc tại Việt Nam nhưng phải bảo đảm ít nhất 20% cán bộ là người Việt Nam, các tổ chức và các nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng phải phù hợp với mức độ mở cửa của ngành đó

- Cam kết cụ thể về lĩnh vực viễn thông: Việt Nam cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, nới lỏng việc cung cấp dịch vụ qua biên giới và hạn chế áp



8 Theo Viện Kinh tế Bưu điện


dụng viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp nhà nước năm

đa số vốn mới được phép đầu tư hạ tầng mạng, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép góp vốn đến 49% và chỉ được phép liên doanh với các doanh nghiệp trong nước)

Thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế Do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng, Việt Nam đ^ đưa ra cam kết về 5 dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong ASEAN. Các cam kết này qui định các công ty nước ngoài được tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Quốc hội hai nước Việt Nam và Mỹ đ^ phê chuẩn thông qua Hiệp định về các quan hệ thương mại giữa Cộng hoà x^ hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được gọi là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông nêu ra trong Hiệp

định sâu và rộng hơn nhiều so với cam kết trong ASEAN. Hiệp định cho phép 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet) sau khi Hiệp định có hiệu lực, phía Mỹ

được tham gia trong các liên doanh cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng với mức góp vốn tối đa là 50% vốn pháp định và 4 - 6 năm đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản với mức góp vốn tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh. Các doanh nghiệp và các nhà quản lý đều ý thức được tầm quan trọng của Hiệp định này đối với sự phát triển và giao lưu thương mại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước chủ đạo của Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang còn phát triển ở mức độ thấp. Yếu tố thách thức dường như nhiều hơn là yếu tố cơ hội. Từ việc thực hiện các cam kết này tất yếu dẫn tới thị trường viễn thông Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Theo cam kết viễn thông khi gia nhập WTO, việc đ^i ngộ quốc gia và hạn chế tiếp cận thị trường viễn thông, đặc biệt là thị trường dịch vụ thông tin di động được quy định không còn hạn chế về đ^i ngộ quốc gia với doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, theo đó, dịch vụ di động mặt đất (tức là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023