Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế


2011); sự ổn định mức quá thấp của khu vực tập thể (0,5%); sự tăng lên của khu vực tư nhân và hỗn hợp (từ 66,5% năm 2006 gần 75% năm 2011); sự tăng nhanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 3,5% lên 8,2%).

Tổng mức hàng hoá bán buôn: Viêng Chăn là trung tâm phát luồng hàng hoá bán buôn của cả nước. Mặc dù có một số mặt hàng trước đây chỉ do các doanh nghiệp thương mại nhà nước nắm giữ, chi phối như may mặc, vật liệu xây dựng, đồ điện, điện tử, xe máy.v.v… thì nay đã có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng thương mại nhà nước vẫn chiếm ưu thế và ngày càng tăng, từ 83,8% năm 2006 lên 89% năm 2011.

Những năm qua đã hình thành một số kênh hàng hoá như sau: (1) Viêng Chăn - Các tỉnh đồng bằng sông Mêkông: lương thực, nông sản thực phẩm, sắt thép, vật liệu xây dựng các loại, điện, điện tử, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, vải sợi may mặc, bia rượu, nước khoáng, nước giải khát…; (2) Viêng Chăn - Các tỉnh phía Bắc: khoáng sản, lâm sản, hoa quả tươi, sữa tươi và sữa nguyên liệu, xi măng, muối ăn, đồ gia dụng, sản phẩm cơ khí…; (3) Viêng Chăn - Các vụng khác: nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, vải sợi may mặc, rượu bia, nước giải khát… Nhiều doanh nghiệp thương mại của Viêng Chăn đã mở các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh như Luôngphabang, Xavănnakhết, Chămpasắc. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và một số nước Tây Âu.

- Tình hình phát triển xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh trong những năm gần đây, năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thủ đô đạt trên 206 triệu USD, đến năm 2011 tăng lên trên 591 triệu USD, tốc độ tăng trung bình 11,86%/năm. Đây là một tốc độ tăng khá cao. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ngày càng nhiều với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Hai nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, tăng nhanh và ổn định nhất là


nhóm các sản phẩm công nghiệp và nhóm các sản phẩm gỗ. Giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp năm 2011 chiếm 44,2% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ chiếm 43%. Đã bước đầu đã hình thành được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch cao và tăng trưởng nhanh là đồ gỗ cao cấp, hàng may mặc, hàng dệt, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm đặc sản, khoáng sản… Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Việt Nam, Thái Lan. Hàng xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu là hàng may mặc thực hiện dưới hình thức gia công. Và một số mặt hàng thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ. Việt Nam và Thái Lan là thị trường nhập khẩu gỗ của Viêng Chăn.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu giảm đều trong các năm gần đây, từ 265 triệu USD năm 2006 xuống còn 148,7 triệu USD năm 2011. Vấn đề đáng lưu ý là các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như thiết bị, máy móc vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hoá chất, phân bón, sắt thép, linh kiện điện tử, đồ điện, máy tính… luôn được xem xét giảm nhập ở mức thấp nhất. Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn từ các nước Đông và Đông Nam Á, trong đó nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Việt Nam… chiếm tỷ lệ trọng lớn.

Phát triển hệ thống chợ và siêu thị, trung tâm thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Hệ thống chợ của Viêng Chăn đóng vai trò là các đầu mối bán lẻ quan trọng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân và du khách nhưng cũng đồng thời là đầu mối bán buôn, phát tán hàng hoá đi khắp miền Bắc và cả nước. Tuy nhiên, có một thực trạng đang tồn tại ở Viêng Chăn là hệ thống chợ phát triển một cách tư phát, thiếu tính định hướng và quy hoạch của chính quyền. Chợ tạm, chợ cóc phát triển khá nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của các chợ lớn, mất mỹ quan Thủ đô và văn minh thương mại.


Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 13

2.2.2.6. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo

Muốn phát triển kinh tế bền vững cần tập trung đầu tư nhiều cho nguồn nhân lực trong đó chủ yếu là đầu tư cho giáo dục đào tạo. Tình hình đầu tư cho giáo dục đào tạo của Thủ đô Viêng Chăn trong những năm qua được thực hiện qua các dự án đầu tư như sau:

- Một số dự án phát triển giáo dục.

Dự án giáo dục cấp I bắt buộc với trẻ trong độ tuổi đi học từ 6-10

tuổi.


Dự án xây dựng bản và trường học không ma tuý.

Dự án tiếp tục xoá mù chữ cho nhân dân.

Dự án đào tạo ngành nghề cho người lao động.

Dự án xây dựng trường cấp I, II, III ở khu vực nội thành, ngoại ô và

nông thôn.

Dự án nâng cao chất lượng của học sinh cấp mầm non, cấp I, II, III.

Dự án xây dựng trường kiên cố cho các trường cấp I, II, III.

Dự án cung cấp đồ thí nghiệm và sử dụng máy vi tính cho các trường lớn như trường cấp II, III Viêng Chăn, trường cấp III Chănthabuly và trường cấp II, III Sỷkhốttabong.

Nhờ thực hiện các dự án đầu tư phát triển giáo dục, hoạt động đầu tư đã góp phần phát triển lĩnh vực giáo dục của Thủ đô cụ thể như sau:

- Giáo dục phổ cập và đại trà.

Năm 2011, toàn Thủ đô có 2.204 cháu đi nhà trẻ, 11.911 cháu học mẫu giáo, 89.396 học sinh cấp I và 45.792 học sinh cấp II và cấp III. Dự kiến sẽ phát triển quy mô học sinh 2020 như sau:

Tiếp tục tăng quy mô học sinh các cấp để đáp ứng nhu cầu về học tập của nhân dân, nâng cao tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở tất cả các cấp học.


Tiến tới sẽ đảm bảo thu hút 100% trẻ trong tuổi đi học cấp I đến trường và giảm dần tỷ lệ trẻ em đi học muộn (số học sinh tiểu học có xu hướng giảm do hiện nay tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp I đã đạt được mức cao).

Số học sinh cấp trung học cơ sở tiếp tục tăng trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ học sinh tốt nghiệp cấp I và bằng các hình thức giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hoá thu hút hết những người có nhu cầu học tập đến trường.

Số học sinh cấp trung học phổ thông (cấp III) tiếp tục tăng nhanh trên cơ sở thu hút ngày càng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp II vào học cấp

III. Đồng thời mở rộng mạng lưới giáo dục thường xuyên và bổ tục văn hoá để thu hút hết những người có nhu cầu học tiếp ở cấp III.

- Giáo dục năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài.

Hình thành và phát triển 1 trường học phổ thông chất lượng cao cấp quốc gia (ngoài học sinh là người Thủ đô Viêng Chăn, thu hút các học sinh giỏi từ các tỉnh trên khắp cả nước về học tập tại trường).

Nghiên cứu tổ chức các lớp năng khiếu ở các trường trung học cơ sở (cấp II) để sớm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Chú trọng phát triển, mở rộng việc dạy các môn nghệ thuật (kể cả nghệ thuật dân tộc truyền thống) trong các trường học.

- Xoá mù chữ, chống tái mù chữ và giáo dục thường xuyên.

Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng ở các huyện ngoại thành để thu hút hết trẻ em bỏ học, chưa tốt nghiệp tiểu học được tiếp tục vào học.

Nâng cao, tăng tỷ lệ biết chữ dân số trong nhóm tuổi 15-40 lên 100% vào năm 2020. Thu hút ngày càng nhiều đối tượng này vào hệ thống giáo dục thường xuyên để tiếp tục nâng cao trình độ học vấn.

- Đối với phát triển cơ sở vật chất về trường, lớp.

Hiện tại, Viêng Chăn có 243 trường mẫu giáo với 465 lớp, 535 trường


cấp I với 3527 lớp, 123 trường phổ thông cấp II và III với 1502 lớp. Dự kiến đến 2020 sẽ phát triển cơ sở vật chất trường lớn như sau:

Kiến cố hoá toàn bộ cơ sở trường lớp học, đồng thời với việc bổ sung hoàn chỉnh các công trình bổ trợ (Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng giáo dục thể chất, công trình cấp điện, nước sạch, vệ sinh…) để đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện và cải thiện điều kiện học tâp cho học sinh.

Xây dựng ở mỗi huyện một hệ thống trường/lớp học hoàn chỉnh, đồng bộ từ giáo dục mầm non đến cấp III và các cơ sở dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xây dựng và phát triển ở mỗi bản ít nhất 1 trường cấp II và mỗi cụm bản ít nhất 1 trường cấp I (nếu quy mô bản lớn, thì ở bản đó có 1 trường cấp I). Ở các điểm dân cư quá xa trường tập trung, xây dựng phòng học để học sinh không phải đi học xa, thu hút hết trẻ em trong tuổi đi học đến trường. Xây dựng mỗi bản một trường/lớp mẫu giáo kiểu mẫu. Các bản đều có lớp mẫu giáo và nhóm trẻ.

Xây dựng ở mỗi huyện một Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng.

Xây dựng ở mỗi huyện Trung tâm hướng nghiệp và đào tạo nghề tổng hợp phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế-xã hội cả địa phương.

- Đối với phát triển đội ngũ giáo viên:

Năm 2011 toàn Thủ đô có 1240 giáo viên mẫu giáo, 3106 giáo viên cấp I và 2881 giáo viên cấp II và III. Đội ngũ giáo viên đang trong tình trạng thiếu trầm trọng.


2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển kinh tế

2.3.1 Xây dựng định hướng đầu tư phát triển kinh tế cơ bản đã được thực hiện

Trong thời gian qua, chính quyền Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm định hướng đầu tư phát triển kinh tế. Thủ đô đã phân biệt rõ chức năng kinh doanh của doanh nghiệp với chức năng quản lý nhà nước trong việc định hướng đầu tư phát triển kinh tế. Hàng năm, Thủ đô đưa ra các khẩu hiệu phát triển kinh tế theo chủ đề chẳng hạn năm 2010 được coi là năm “vì môi trường” của Thủ đô, do đó Thủ đô đã thực hiện chủ trương “chỉ cho phép đầu tư đối với các dự án đảm bảo yếu tố môi trường”. Theo đó, công nghệ nhập vào địa bàn Thủ đô được đánh giá và kiểm tra ngặt nghèo về giá trị và yếu tố môi trường.

Thủ đô cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, theo đó vấn đề đầu tư phát triển kinh tế được nhấn mạnh theo từng ngành kinh tế và theo địa bàn như quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị mới, quy hoạch thủy sản,… quy hoạch các quận và huyện trong địa bàn Thủ đô. Đến nay, hầu hết các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đã hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế, trong đó chú trọng quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế của quận, huyện theo hướng khai thác phù hợp các nguồn lực của địa bàn.

Với các quy hoạch, kế hoạch và chương trình… đã được xây dựng, cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn cũng có nhiều biến đổi, nguồn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, nguồn ngoài nhà nước có xu hướng tăng mạnh. Điều này thể hiện chủ trương của Thủ đô trong việc nâng cao nội lực và tính chủ động trong tái cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế, tạo nguồn phát triển bền vững cho tương lai.

Theo hình thức quản lý, xu hướng đầu tư phát triển từ nguồn trung ương có xu hướng giảm xuống, nguồn địa phương tăng lên cho thấy dấu hiệu mở


cửa và khuyến khích phát triển của Trung ương đối với Thủ đô.

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu tăng lên, nhà đầu tư nước ngoài đã bước đầu cảm nhận được môi trường đầu tư của Thủ đô. Tuy nhiên, lượng đầu tư phát triển kinh tế từ nguồn đầu tư nước ngoài của Thủ đô quá lớn so với các nguồn vốn khác cũng sẽ ảnh hưởng đến sự chủ động trong phát triển kinh tế của Thủ đô.

2.3.2 Môi trường đầu tư được tạo dựng thông thoáng và có lòng tin hơn

Lượng đầu tư phát triển kinh tế của Thủ đô đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước, môi trường đầu tư cũng thông thoáng hơn, cụ thể:

- Chính sách thu hút đầu tư của Thủ đô đã được ban hành và được tổ chức thực hiện như chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ thủ tục pháp lý... đồng thời Thủ đô cũng ban hành các quy chế phối hợp quản lý giữa các Sở, Ban, ngành của Thủ đô... Các chính sách này về cơ bản đã phần nào thu hút được đầu tư phát triển kinh tế, từng bước được đổi mới và phù hợp hơn với tình hình đầu tư phát triển kinh tế trong từng thời kì.

Với các chính sách thu hút đầu tư, trong những năm qua, Viêng Chăn đã thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia vốn đầu tư phát triển kinh tế. Số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ngày một tăng cao.

- Quan điểm và tầm nhìn của Thủ đô về sự phát triển đã cởi mở hơn về nguồn đầu tư, hình thức đầu tư. Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế từng bước đã rõ ràng hơn, thực tế hơn, gắn với hiệu quả kinh tế với hệ thống quan điểm rõ ràng, tách bạch giữa quản lý nhà nước với kinh doanh, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế... Tầm nhìn của Thủ đô trong quản lý nhà nước cũng được hình thành xa hơn và sâu hơn thể hiện trong các bản chiến lược, quy hoạch đã xây dựng và được phê duyệt. Lãnh đạo Thủ đô


đã có những quyết sách và quan điểm táo bạo hơn trong quá trình quản lý nhà nước đề đầu tư như quyết tâm trở thành đầu tầu kinh tế của cả nước.

2.3.3 Thực hiện hỗ trợ, điều tiết đầu tư phát triển kinh tế

Thời gian qua, Thủ đô cũng đã thực hiện một cách cơ bản chức năng hỗ trợ và điều tiết đầu tư phát triển kinh tế. Thủ đô đã kịp thời cung cấp các thông tin về pháp luật, chính sách nhà nước của nhà nước, các thông tin về cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh và muốn kinh doanh trên địa bàn Thủ đô… Các thông tin này đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh các hoạt động đầu tư, chớp được các cơ hội kinh doanh và tránh rủi ro, lừa đảo trong kinh doanh. Thủ đô cũng hỗ trợ đào tạo kiến thức tay nghề cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như hành chính, y tế… Thủ đô cũng có các hỗ trợ khác như hỗ trợ thủ tục hành chính, ban hành bộ hồ sơ xin phê duyệt dự án đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… Mặc dù vẫn còn một số bất cập, song việc Viêng Chăn tăng cường hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã góp phần tạo tín nhiệm và thúc đẩy lượng vốn đầu tư tăng lên.

Về điều tiết đầu tư phát triển kinh tế. Việc điều tiết đầu tư phát triển kinh tế thể hiện thông qua việc điều tiết lượng vốn đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong địa bàn Viêng Chăn. Kết quả của việc điều tiết trên đã góp phần tạo dựng cơ cấu kinh tế với các ngành nghề được định hướng khá rõ ràng ở Viêng Chăn. Cụ thể, ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch được ưu tiên đầu tư phát triển. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp… từng bước được đầu tư có tính trọng điểm, không khuyến khích mở rộng. Đề án danh mục các dự án khuyến khích và không khuyến khích đầu tư là dấu ấn thể hiện quyết tâm của Thủ đô nhằm loại bỏ những dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường. Thủ đô kiên quyết gạt bỏ những dự án đầu tư không tuân thủ quy định pháp luật về môi trường, sinh thái.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022