Quan Niệm Về Khu Kinh Tế Quốc Phòng

được thể hiện dưới dạng sơ đồ. Các công việc trong lưu đồ được thể hiện thông qua các biểu tượng đơn giản và rõ ràng. Qua lưu đồ, những người có liên quan nhận diện được công việc phải làm dễ dàng hơn là các đoạn văn mô tả.

Lập và sử dụng lưu đồ nhằm giúp cho việc kiểm soát quá trình thực hiện đầu tư vào khu KTQP, cụ thể là: (i) Giúp chúng ta nhìn nhận các hoạt động đầu tư như một quá trình hoàn chỉnh trong đó có các giai đoạn liên quan đến nhau; (ii) Xác định được vị trí của từng hoạt động trong hệ thống các hoạt động đầu tư vào khu KTQP; (iii) Xác định được mối quan hệ giữa từng hoạt động với các hoạt động khác trong các hoạt động đầu tư để từ đó có các can thiệp phù hợp nhằm giúp cho hoạt động đầu tư đem lại kết quả như mong muốn.

Các bước thực hiện khi sử dụng công cụ lưu đồ:

Xác định điểm bắt đầu và kết thúc của một quá trình đầu tư,

Ghi nhận hoặc liệt kê các hoạt động (các bước) của quá trình,

Sử dụng biểu tượng tương ứng với từng hoạt động của quá trình,

Vẽ lưu đồ thể hiện các hoạt động theo trình tự hiện tại,

Xem xét lưu đồ và cải tiến quy trình,

Vẽ lại lưu đồ theo quá trình cải tiến mới.

Với luận án, phương pháp lưu đồ được áp dụng xuyên suốt các chương, trong đó đầu tư vào khu KTQP được chia làm 3 giai đoạn, trong mỗi giai đoạn có nhiều hoạt động, các hoạt động đó liên quan đến nhau và tác động lẫn nhau, việc phân tích đầu tư theo lưu đồ giúp chúng ta đánh giá được thực trạng đầu tư cũng như đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào khu KTQP.

Biểu đồ nhân quả (Cause-effect chart): Biểu đồ nhân quả hoặc biểu đồ xương cá (Fishbone - vì có hình xương cá) được Kaoru Ishikawa (nên còn có tên là biểu đồ Ishikawa) sử dụng đầu tiên trong thập niên 1950 tại Nhật Bản. Thông thường một vấn đề hoặc một kết quả sẽ do nhiều nguyên nhân tạo ra. Đối với một dự án sản xuất kinh doanh thông thường người ta thường tập hợp thành 5 nhóm nguyên nhân (nhóm 5M) như sau:

Men (Nhân sự).

Material (Nguyên vật liệu).

Machine (Máy móc thiết bị).

Method (Phương pháp).

Measurement (Đo đạc, đánh giá hoặc các chuẩn mực).

Gần đây còn bổ sung thêm một nhóm yếu tố môi trường (Environment) và do đó sẽ thành 6 nhóm (5M + E). Biểu đồ nhân quả cung cấp một phương pháp giúp xác định và tổ chức một cách có hệ thống các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề.


Nhân sự

Nguyên VL

Thiết bị

Vấn đề cần xác định

Chuẩn mực

Phương pháp


Sơ đồ 1.4. Biểu đồ nhân quả áp dụng cho phân tích đầu tư

Các bước thực hiện biểu đồ nhân quả như sau:

Xác định rõ và ngắn gọn vấn đề (hoặc kết quả) cần đạt được,

Xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề dựa trên các yếu tố chính trong quản lý đầu tư vào khu KTQP (Ví dụ 5M + E),

Đối với từng nguyên nhân chính cần xác định các nguyên nhân nhánh (hay nguyên nhân phụ),

Phát triển sơ đồ bằng cách vẽ tất cả các nguyên nhân có thể ở các “cấp nguyên nhân” bằng các câu hỏi “vì sao?” càng chi tiết càng tốt,

Lựa chọn các nguyên nhân chủ chốt cần giải quyết,

Lập kế hoạch hành động đối với từng nguyên nhân, xác định biện pháp gì cần thực hiện, do ai thực hiện và thực hiện trong thời gian bao lâu.

Để xác định được đầy đủ các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề, một phương pháp hỗ trợ tốt nhất là tập kích não (brainstorming), theo phương pháp này, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cả không liên quan đến hoạt

động đầu tư vào khu KTQP để cùng phân tích, thảo luận và đề xuất các ý kiến độc lập, trong số các ý kiến đó sẽ có những ý kiến phản ánh được những tác động của các hoạt động đầu tư đến kết quả và hiệu quả đầu tư.

1.2.4. Phương pháp nghiên cứu chương giải pháp đầu tư phát triển các khu kinh tế quốc phòng

Trong chương này, theo truyền thống sẽ kết cấu thành hai phần: định hướng đầu tư phát triển và đề xuất các giải pháp đầu tư vào khu KTQP.

Việc định hướng các giải pháp cần căn cứ vào thực trạng đã được phân tích ở các chương trước và các yêu cầu phát triển các khu KTQP trong tương lai. Điều này có thể mô tả trong quy trình giải quyết vấn đề (xem sơ đồ 1.5):

Nên như thế nào?



Tình trạng mong muốn


Điều tra nguyên nhân

Tìm các giải pháp thay thế

Chọn một giải pháp

Lỗ hổng (Vấn đề)

Hiện trạng


Tình trạng hiện tại là gì


Cụ thể các vấn đề gì?

Các nguyên nhân gì?

Có thể đưa ra biện pháp khắc phục nào?


Phân tích, lập luận vấn đề Ra quyết định


Giải pháp cho vấn đề


Sơ đồ 1.5. Quy trình giải quyết vấn đề


Một trong những công cụ được sử dụng trong phần này là phân tích SWOT trong đó sẽ xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi quân đội tham gia đầu tư vào các khu KTQP.

Phép phân tích SWOT:

Tình hình đầu tư vào các khu KTQP hiện nay ra sao? Mô hình quản lý đầu tư


có phù hợp hay không? Các nguồn lực cho hoạt động đầu tư được huy động như thế nào? Các kết quả và hiệu quả đầu tư vào khu KTQP? Cần tìm các giải pháp cho đầu tư phát triển các khu KTQP trong những năm tiếp theo?

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích SWOT để thực hiện ý định của mình. Trước hết cần hiểu SWOT là gì? SWOT là chữ viết tắt của các chữ: S - Strength (mạnh), W - Weakness (Yếu), O - Opportunity (Cơ hội), T - Threatness (Đe dọa). Trên cơ sở đó chúng ta sẽ xây dựng bảng liệt kê SWOT theo bảng sau (xem bảng 1.4):

Bảng 1.4. Bảng liệt kê SWOT của khu KTQP ABC


Các yếu tố mạnh (S)

Các yếu tố yếu (W)



Các cơ hội (O)

Các đe dọa (T)



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 4

Việc liệt kê càng nhiều, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp đầu tư vào khu KTQP. Sau khi xây dựng được bảng liệt kê SWOT chúng ta sẽ phối hợp các yếu tố SWOT và đề ra giải pháp đầu tư phù hợp. Việc phối hợp dựa trên nguyên tắc: Phát huy tích cực các mặt mạnh (S), khắc phục các mặt yếu (W), khai thác hay tận dụng các cơ hội (O) và hạn chế hay giảm bớt các đe dọa (T).

Các giải pháp được đề xuất sẽ được trình bày theo các hoạt động đầu tư của chu kỳ dự án, với cách này, chúng ta sẽ có được tổng thể đầy đủ các giải pháp đầu tư vào khu KTQP.

*

* *


Đề tài “Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay” cần được làm rõ những nội dung nghiên cứu và đề xuất các phương pháp áp dụng cho việc nghiên cứu. Chương 1 đã làm rõ luận án cần nghiên cứu 4 nội dung chính:

(i) Những vấn đề tổng quan về khu KTQP và đầu tư phát triển khu KTQP, (ii) Khảo sát tình hình đầu tư vào khu KTQP, (iii) Đánh giá tình hình đầu tư vào khu KTQP,

(iv) Giải pháp đầu tư phát triển các khu KTQP và 4 nội dung này sẽ kết cấu thành 4 chương (từ chương 2 đến chương 5).

Các công cụ và phương pháp được áp dụng cho nghiên cứu từng chương căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của từng chương. Nhiệm vụ của chương 2 là phải làm rõ khái niệm khu KTQP, đặc điểm khu KTQP, nội dung đầu tư vào khu KTQP, kết quả, hiệu quả đầu tư vào khu KTQP. Những công cụ chủ yếu được áp dụng trong chương 2 là: logic dự án đầu tư phát triển, các mô hình tính toán hiệu quả đầu tư,... Nhiệm vụ của chương 3 là xác định tình hình đầu tư vào khu KTQP. Chương 3 sẽ đề cập đến tình hình các khu KTQP trước khi có đầu tư, xác định đối tượng, nội dung khảo sát, phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu thực trạng đầu tư vào khu KTQP sẽ phân tích theo 3 giai đoạn của đầu tư. Các công cụ được áp dụng trong chương này có thể là mô hình phân tích các bên có liên quan và các mô hình phân tích khác, ví dụ phân tích theo trọng số, lưu đồ (theo các giai đoạn đầu tư),... Chương 4 với nhiệm vụ chính là xác định hiệu quả đầu tư vào khu KTQP, xác định các nguyên nhân tác động đến hiệu quả đầu tư. Những công cụ chính được sử dụng trong chương này là các phương pháp tính toán hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá trong đó tập trung ở: phân tích Pareto, lưu đồ, biểu đồ nhân quả,... Cần lưu ý rằng các phương pháp này cũng được áp dụng ở mức độ nhất định ở các chương khác. Nhiệm vụ của chương 5 là đề xuất các giải pháp đầu tư vào các khu KTQP và vì vậy nó bao gồm 2 phần chính: định hướng đầu tư phát triển và đề xuất giải pháp. Các công cụ chính trong chương này là quy trình giải quyết vấn đề, phép phân tích SWOT,...

Qua phân tích trên có thể thấy điểm mới trong chương 1 là đã hệ thống hoá, luận giải những phương pháp và công cụ cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài về đầu tư phát triển các khu KTQP ở Việt Nam.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG


2.1. Quan niệm về khu kinh tế quốc phòng

2.1.1. Quan niệm về khu kinh tế

Để luận giải khái niệm khu KTQP, trước hết phải làm rõ khái niệm về khu kinh tế (Economic Zone). Mặc dù số lượng các khu kinh tế tương đối nhiều, nhưng khái niệm cụ thể về khu kinh tế lại rất nghèo nàn. Có thể lấy khái niệm về khu kinh tế được đề cập trong Luật Đầu tư năm 2005 làm ví dụ, theo đó: “Khu kinh tế là không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”[117].

Từ khái niệm này chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm (điều kiện cần) của khu kinh tế: là không gian kinh tế riêng biệt, gắn với một chức năng riêng nào đó (cửa khẩu, vùng kinh tế, ngành kinh tế,...); có môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với từng địa phương sở tại; có ranh giới địa lý xác định; được thành lập theo quy định của Chính phủ. Ngoài khái niệm được luật hóa về khu kinh tế trên, hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào ở Việt Nam định nghĩa về khu kinh tế. Từ khái niệm trên đây, đối chiếu với thực tế các khu kinh tế ở nước ta hiện nay cho thấy khái niệm này đã phản ánh được về cơ bản thực tế ở các khu kinh tế, mặc dù mỗi loại hình khu kinh tế đều có những đặc trưng riêng.

Đối với khu kinh tế cửa khẩu (Border Economic Zone): là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) có những đặc trưng cơ bản sau: (1) Cách

xa trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa nước mình; (2) Dân cư tại các khu KTCK các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo;... (3) Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất lượng cuộc sống; (4) Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu; (5) Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

Bên cạnh khái niệm về khu KTCK, hiện nay tồn tại nhiều loại hình khu kinh tế khác ví dụ khu kinh tế mở (Open Economic Zone), thậm chí các loại hình khu công nghiệp (Industrial Zone), khu chế xuất (Export - Processing Zone),... cũng có những nét tương đồng nhau và nhiều khi cũng được coi là một dạng của khu kinh tế. Mặc dù số lượng các khu kinh tế tương đối nhiều, nhưng khái niệm cụ thể về khu kinh tế vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng: Các khu kinh tế được thành lập đều đáp ứng yêu cầu địa lý (gần cảng biển, sân bay), nối kết dễ dàng với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; có điều kiện để đảm bảo về kết cấu hạ tầng, nhất là cung cấp điện, nước, lao động. Các khu kinh tế đều được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất (Ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo, được giảm 50% thuế thu nhập cho người có thu nhập cao kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại các khu kinh tế. Ngoài ra, các dự án đầu tư vào khu kinh tế thuộc lĩnh vực công nghệ cao, có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành, lĩnh vực hay phát triển KTXH của khu vực sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% suốt thời gian dự án).

Tóm lại, cho dù chưa có khái niệm chính thức về khu kinh tế, tuy nhiên, việc phân tích trên cũng cho thấy khái niệm về khu kinh tế theo Luật Đầu tư năm 2005 là rất gần với thực tiễn của các loại hình khu kinh tế ở nước ta hiện nay.

2.1.2. Khu kinh tế quốc phòng (National Defence Economic Zone)

2.1.2.1. Quan niệm về khu kinh tế quốc phòng

Khu KTQP là mô hình mới trong đường lối kết hợp kinh tế với quốc phòng và xây dựng thế trận QPAN ở nước ta, đây là mô hình với nhiều mục tiêu đan xen.

Có nhiều khái niệm về khu KTQP được đưa ra, xin viện dẫn một số khái niệm sau:

Từ điển Bách khoa quân sự do nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2004 đưa ra khái niệm khu KTQP là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh theo Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31.3.2000 của Thủ tướng Chính phủ; do quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị KTQP làm nòng cốt. Khu KTQP có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác tối đa tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất, từng bước chuyển sang kinh tế hàng hoá với các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; bố trí lại dân cư trên địa bàn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng bền vững, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh, hình thành các cụm làng xã biên giới tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc (khái niệm 1).

Trong Quy chế hoạt động của đoàn KTQP ban hành theo Quyết định số 133/2004/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có đưa ra khái niệm khu KTQP là tên gọi tắt của dự án khu KTQP, do Bộ Quốc phòng làm chủ quản đầu tư hoặc khu vực được Bộ Quốc phòng xác định, có các đoàn KTQP đứng chân, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, gắn với thế trận quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược biên giới (khái niệm 2).

Qua hai khái niệm trên có thể thấy khái niệm đầu chủ yếu liên quan đến các nhiệm vụ mà các khu KTQP phải đảm nhận, khái niệm thứ hai coi khu KTQP là một dự án.

Để hình thành một khái niệm chuẩn hơn về khu KTQP, chúng ta có thể căn cứ vào các đặc điểm cơ bản về khu kinh tế, từ đó có được cách nhìn đầy đủ hơn về khu KTQP (xem bảng 2.1).

Như vậy, nếu xem xét từng đặc điểm cụ thể thì khu KTQP khó có thể được xem là khu kinh tế với đầy đủ các đặc trưng riêng có của nó. Căn cứ vào khái niệm 1 và 2 chúng ta có thể thấy khu KTQP gần với khái niệm dự án đầu tư phát triển

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí