Đầu tư phát triển du lịch hiệu quả chính là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tận dụng hết thế mạnh của nguồn nhân lực, đồng thời sử dụng tối ưu lợi ích mà các công cụ mang lại cho công tác đầu tư phát triển du lịch.
Thứ ba, chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển du lịch là mức độ hoàn thành các chỉ số mục tiêu đưa ra khi lên kế hoạch đầu tư phát triển du lịch.
Các chỉ số mục tiêu này có thể là:
- Phần trăm tăng lên của số lượng du khách nước ngoài đến du lịch trong nước?
- Số lượng các sản ph m du lịch mới? Mức độ yêu thích của du khách đối với các sản ph m ? Các ý kiến phản hồi?
- Thu nhập đ ng g p vào G P cả nước tăng/giảm?
......
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Những Tác Động Của Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Đến Kinh Tế Xã Hội:
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Huy Động Vốn Đầu Tư Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Thực Trạng Huy Động Vốn Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Và Tác Động Của Du Lịch Đến Nền Kinh Tế Của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- , Tổng Quan Về Đầu Tư Và Vốn Đầu Tư Cho Ngành Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Việc đạt được số phần trăm tăng cao các chỉ số mục tiêu như trên chính là việc đầu tư phát triển ngành du lịch đạt hiệu quả. Các chỉ số này sẽ được thống kê chi tiết trong các báo cáo hằng quý, hằng năm của các doanh nghiệp làm du lịch để dựa vào đ c những hướng đi đầu tư phát triển mới cho ngành du lịch.
Thứ tư, hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch là tiêu chí d ng để đánh giá hiệu quả chung của hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch. Đ là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động phát triển du lịch và nâng cao đời sống của người lao động trong các đơn vị làm du lịch trên cơ sở số vốn đầu tư mà đơn vị đã sử dụng so với các kì khác, các đơn vị làm du lịch khác hoặc so với định mức chung.
5, Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài
Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng về thiên nhiên, điều kiện môi trường dẫn đến những sự khác nhau trong ngành du lịch nước nhà. Tuy nhiên, có những quốc gia mặc d điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, ít địa điểm du lịch vẫn vươn lên, đầu tư phát triển kinh tế du lịch và đã rất thành công trong việc đưa du lịch lên thành ngành công nghiệp không kh i đem lại thu nhập rất cao cho quốc
gia. Với phần 1.4, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu và phân tích những kinh nghiệm của một số khu vực trong nước và nước ngoài về đầu tư phát triển kinh tế du lịch.
5.1 Kinh nghiệm của một số khu vực trong nước về đầu tư phát triển kinh tế du lịch:
* Đầu tư phát triển kinh tế du lịch Hội An - Quảng Nam :
Hội An - Quảng Nam được biết đến như một điểm du lịch di sản nổi tiếng tại Việt Nam, thu hút nhiều lượt du khách nước ngoài đến đây mỗi năm.
Đánh giá về sự phát triển kinh tế du lịch tại đây, Ông Nguyễn Qu Phương nhận định:
“ Quảng Nam là trường hợp đặc biệt, ngay sau khi được công nhận 02 di sản thì lượng khách đến năm sau đó đã tăng khoảng 4 lần, giai đoạn 2000-2012 lượng khắc quốc tế tăng khoảng 14 lần, khách nội địa tăng khoảng 50 lần, tổng thu nhập từ du lịch tăng khoảng 35 lần. Quảng Nam là điển hình cho việc khai thác giá trị di sản văn hóa phục vụ cho phát triển”10
( Th.S Nguyễn Qu Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch)
Vậy điều gì đã làm nên thành công của Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung trong công cuộc đầu tư phát triển kinh tế du lịch tại đây?. Đ là:
- Hội An đã c được sự đồng thuận trong từng hành động của nhân dân trong việc xem công tác bảo tồn di sản là hàng đầu khi khai thác di sản.
- Đầu tư phát triển du lịch nhưng luôn xem bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Phát triển du lịch nhưng luôn gắn bó với các giá trị văn h a.
- Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và đúng mục đích trong việc bảo tổn di sản, không sử dụng nguồn vốn đầu tư sai mục đích và đi lệch đường hướng đã định sẵn trước đ .
10 Theo tài liệu “Hội An chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch di sản” , tài liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Ngày 26 Tháng 6 Năm 2013.
* Đầu tư phát triển kinh tế du lịch tâm linh tại Ninh Bình:
Năm 2014, Việt Nam đ n lế tết nguyên đán với sự kiện nổi bật là lẽ chùa Bái Đính tại Ninh ình. Điều này một phần đã thể hiện rõ hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế du lịch tâm linh tại Ninh ình n i riêng và đối với ngành du lịch tại Việt Nam nói chung.
Về thế mạnh, Ninh Bình hiện được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo nước ta. Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đ nhà thờ bằng đá Phát Diệm đã c tuổi đời hơn 100 năm và gần đây nhất là chùa
ái Đính được đầu tư xây dựng, mở rộng với quy mô lớn trên diện tích 700 ha, là trung tâm văn h a tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam, mang tầm khu vực và quốc tế. Nắm bắt được những thế mạnh này, Ninh ình đã c những chiến lược và chính sách đầu tư phát triển kinh tế du lịch tâm linh đúng mức và đã mang lại những thành công đáng kể.
Kinh nghiệm của Ninh Bình trong việc đầu tư phát triển du lịch tâm linh thành công nằm ở các điểm mấu chốt sau:
- Lãnh đạo tỉnh và ngành văn h a đã lựa chọn sáng suốt hướng đi mới cho du lịch Ninh Bình trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển du lịch tâm linh.
- Tháng 4-2012, Tổng Thư k tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Ta-lép Ri- phai đã c chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, và chính sự kiện này đã đem lại cho Ninh ình cơ hội để quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh ra thế giới. Ban lãnh đạo tỉnh đã nắm bắt được thế mạnh và cơ hội lớn này.
Như vậy, Ninh ình đã thành công trong việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển du lịch đúng hướng là du lịch tâm linh. Hứa hẹn trong thời gian tới, ngành du lịch tâm linh tại Ninh Bình sẽ còn phát triển hơn nữa.
* Một số bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch có thể vận dụng vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Một là, thống nhất nhận thức của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trong quá trình quy hoạch phát triển ngành du lịch. Với chính sách đầu tư nhất quán, hợp lý sẽ góp phần đ y nhanh tiến độ đền bù, giải toả, tạo môi trường đầu tư tốt để thu hút đầu tư và rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án.
Hai là, tăng cường công tác cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thông thoáng, tập trung một đầu mối.
Ba là, huy động cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt nên tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch.
Bốn là, đa dạng các kênh huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
Năm là, xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng trong tỉnh.
Sáu là, đ y mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu và quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh.
5.2 Kinh nghiệm của một số khu vực nước ngoài về đầu tư phát triển kinh tế du lịch:
* Đầu tư phát triển kinh tế du lịch Singapore:
Điểm yếu trong tiềm năng du lịch của đảo quốc Singapore:
- Quốc đảo nhỏ: Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2
- Tài nguyên hạn chế
- Vị trí địa lý và nguồn lực con người chưa được khai thác triệt để.
Nắm bắt được những điểm yếu trên, Singapore đã biến những điểm yếu trở thành những điểm mạnh, phát huy triệt để lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lực con người cùng với chính sách đầu tư, phát triển đúng mức, hiệu quả đã đem đến những kinh nghiệm quý báu trong việc đầu tư phát triển kinh tế du lịch cho các nước đang phát triển du lịch trên thế giới.
Kinh nghiệm lớn nhất mà Singapore mang lại trong việc đầu tư phát triển du lịch là việc đầu tư c hiệu quả vào việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore.
+ Năm 1968 : “Kế hoạch Du lịch Singapore”
+ Năm 1986 : “Kế hoạch Phát triển du lịch”
+ Năm 1993: “Kế hoạch Phát triển chiến lược”
+ Năm 1996: “ u lịch 21”
+ Năm 2005: “ u lịch 2015”
+ Năm 2012: “Địa giới du lịch 2020”
Những kế hoạch trên đều được đầu tư đúng mức từ khâu lên kế hoạch, thực hiện cho tới việc giám sát thực hiện. Ở mỗi kế hoạch qua từng giai đoạn khác nhau, đảo quốc này đều có những chiến lược và hướng tập trung khác nhau và phân bổ nguồn vốn rất hiệu quả. Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn h a. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản ph m du lịch mới.
Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản ph m du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đ n khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing. Những điều này cho thấy Singapore luôn điều chỉnh được các mức đầu tư và nắm rõ mục đích đầu tư cũng như điều chỉnh phù hợp với các sản ph m, các kế hoạch đề ra trước đ .
→ Bài học mà Singapore mang lại khi đầu tư phát triển kinh tế du lịch chính là ở việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển du lịch qua từng giai đoạn khác nhau.
* Đầu tư phát triển kinh tế du lịch Malaysia:
Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Theo thống kê vào năm 2010, 24,6 triệu là con số lượt khách du lịch quốc tế đến đây và mức thu nhập thu về lên tới17,93 tỷ USD. 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.
Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển trên: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành c đ ng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Những kinh nghiệm về đầu tư phát triển kinh tế du lịch tại Malaysia:
- Tập trung vốn đầu tư vào việc phát triển sản ph m và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đ y mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch.
- Tập trung vốn đầu tư phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững.
- Tập trung đầu tư vào đ y mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư c hiệu quả vào các gói du lịch mới mẻ và thu hút như “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” hay kênh du lịch mua sắm ch ng hạn.
- Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ c “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch.
- Malaysia đã khai thác ba nét nổi bật nhằm tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn để phát triển du lịch, thu hút du khách: Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, c văn hóa m thực đặc sắc, các sản ph m du lịch đa dạng, đ ng cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh. Malaysia đã khai thác thành công tất cả những điểm trên và có sự đầu tư cũng như sử dụng các nguồn vốn đầu tư đúng mức, hợp lý và hiệu quả.
Có thể thấy rằng, Việt Nam và ngành Du lịch nước ta cần tham khảo và học tập các nước trong việc thu hút đầu tư du lịch, phát triển và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch về năm vấn đề chủ yếu:
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đ y phát triển du lịch.
Hai là, mạnh dạn huy động vốn đầu tư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch.
Ba là, tạo ra những sản ph m độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch.
Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luận văn “CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020” c
mục tiêu đề tài nhằm đề xuất những giải pháp trong việc huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho giai đoạn đến năm 2020. Để tạo cơ sở và nền tảng cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng đầu tư phát triển du lịch cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp và hiệu quả, chương 1 đã tập trung tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức cơ bản về đầu tư, du lịch, vốn đầu tư, phát triển du lịch, các chỉ tiêu đánh giá cũng như những kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch của một số v ng trong nước và trên thế giới.
Nội dung chương 1 tập trung trả lời câu hỏi lý luận về đầu tư, vốn đầu tư, du lịch và phát triển du lịch. Bên cạnh đ , chương 1 cũng đã đi vào xây dựng nội dung các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch hiệu quả và đưa ra một số minh họa về những khu vực đầu tư phát triển du lịch thành công.
Với chương 1, các vấn đề về cơ sở lý luận đã được làm rõ và đây sẽ là tiền đề để chương 2 và chương 3 xây dựng nội dung về thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.