Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 8

chững từ mới (phiếu gửi tiền, thẻ lưu, bảng kê) ít hơn hoặc hủy toàn bộ chứng từ để lấy số tiến khách hàng đã gửi. Khi đến hạn khách hàng đến lĩnh thì cán bộ kế toán (bà Nguyệt) tự chuyển từ sổ khách hàng khác để khách hàng này lĩnh. Hàng ngày, khi khóa sổ, bà Nguyệt, bà Vinh điểu chỉnh số liệu trên thẻ lưu giả khớp đúng với sổ sách ngân hàng để đối phó với các đoàn kiểm tra và lãnh đạo đơn vị.

Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc cụ thể xảy ra tại một chi nhánh thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng thiệt hại qua vụ việc này là 4.114 triệu đồng, trong đó chiếm đoạt từ nguồn tiền gửi 225 món với tổng số tiền là 3.179 triệu

đồng.

đây giữa CBTD, kế toán, thủ quỹ đã cùng nhau tham gia vào việc thực hiện hành vi phạm tội, mỗi người trong số họ tùy vị trí công tác của mình

đã hoàn tất một công đoạn trong quy trình phạm tội, họ biết những việc đó là sai trái và tìm mọi cách để che đậy hành vi đó như cùng nhau làm giả chứng từ để đề phòng trường hợp bị kiểm tra, tạo nên mối quan hệ tương đối chặt chẽ và bền vững, cùng nhau xác định hậu quả xảy ra khi không thể lấy sổ và số tiền của khách hàng này bù cho khách hàng khác cùng thời hạn, cùng lãi suất, cùng số tiền, hành vi vi phạm đó sẽ bị lộ dù có được che giấu bằng hệ thống chứng từ giả khớp đúng thì vẫn có sự chênh lệch giữa thẻ lưu và sổ tiết kiệm mà khách hàng nắm giữ , khiến cho uy tín của chi nhánh của hệ thống đó bị giảm sút nghiêm trọng, mất thị phần và ảnh hưởng chung tới hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Trường hợp này đã được chuyển sang cơ quan điều tra.

Một điểm mới của tội tham nhũng trong ngân hàng hiện nay được che giấu bằng các hình thức tế nhị, nhiều khi các giá trị nhận được không phải là tiền mặt, mà là cổ phiếu của các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường với giá ban đầu không đáng kể nhưng sau một khoảng thời gian ngắn khi được niêm yết thì giá tăng lên gấp 4 lần giá gốc và khoản chênh lệch đạt tới con số 400%. Ngoài ra, còn là việc nhận con em những người có vị trí vào làm việc

để được tạo điều kiện hơn trong một số giao dịch là hiện tượng phổ biến 2.5- Những kết quả đã đạt được:

2.5.1- Tình hình xử lý vi phạm:



Năm


Tổng số cán bộ vi phạm

Hình thức xử lý

Xử lý nội bộ

Chuyển cơ quan pháp luật

2000

110

104

6

2001

87

73

14

2002

85

74

11

2003

95

80

15

2004

90

77

13

2005

51

37

14

2006

41

24

17

Tỉng

559

469

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 8

Hỡnh thức xử lý nội bộ gồm:


-Khiển trách, cảnh cáo: 142 người


-Cách chức: 32 người


-Hạ lương, chuyển công tác khác: 111 người


-Đình chỉ công tác, đi thu nợ: 89 người

-Sa thải, buộc thôi việc: 95 người16


Với bảng số liệu thống kê chưa đầy đủ (vì hàng năm Thanh tra NHNN không thể thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ được tất các các ngân hàng) thì các sai phạm được đưa ra trong các báo cáo mới chỉ xét trong phạm vi nội bộ của từng hệ thống ngân hàng thì con số sai phạm cũng đã lên tới hàng trăm tỉ đồng, số tiền đó là đáng kể đối với bất kỳ một nền kinh tế nào và trách nhiệm được đặt ra đối với từng ngân hàng, từng cán bộ vi phạm là vô cùng lớn nhưng con số các cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là không đáng kể.

2.5.2- Những tồn tại


Có thực trạng vậy là do thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chú trọng đế tài sản, tiền vốn, với hàng hóa kinh doanh là tiền tệ nên một giao dịch đã có thể trị giá hàng tỉ đồng, chỉ một giao dịch đó sai phạm đã khiến khối lượng tài sản khổng lồ đó của Ngân hàng của Nhà nước bị thất thoát. Vì vậy, trong hoạt động ngân hàng vấn đề bảo quản tiền vốn bao giờ cũng đặt lên hàng đầu, tiếp đến là thu hồi tiền vay, sau đó mới tiến hành xử lý cán bộ.Về

điểm này, Công văn số 680/CV-NHNN3 ngày 24/7/1999 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã khẳng định khi đưa ra các căn cứ xử lý các sai phạm: là căn cứ vào các quy định của pháp luật để xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên dù xử lý bằng hình thức nào cũng phải chú trọng thu hồi tài sản của ngân hàng bị thất thoát do hành vi tham nhũng gây nên: hạn chế thấp nhất việc thất thoát vốn do bọn tội phạm gây ra bằng các thủ đoạn lừa đảo, cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, tiền vốn của ngân hàng và TCTD, sử dụng tiền, tài sản của ngân hàng để hoạt động buôn lậu, sử dụng các nguồn tiền bất hợp pháp bằng hình thức rửa tiền qua ngân hàng.

Vì lẽ đó, mục đích chính của ngân hàng bao giờ cũng là hướng đến việc thu hồi lại tài sản, còn việc xử lý cán bộ thì cũng được chú trọng nhiều về mặt nội bộ, ít khi đưa ra công luận trừ trường hợp không thể tránh khỏi.



16NHNN Việt Nam- Tài liệu hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tội phạm và rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tr10, Hà Nội 2007

Việc tránh không chuyển cho các cơ quan pháp luật xử lý các trường hợp cán bộ có hành vi sai phạm một phần để đảm bảo uy tín, thương hiệu của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng đối với ngân hàng đó, hơn nữa là để cho cán bộ đó tích cực hơn trong việc sửa chữa những sai phạm, khắc phục hậu quả thu hồi lại toàn bộ, hay một phần tài sản của ngân hàng.

Cũng tại đa phần các chi nhánh ngân hàng đều phát sinh tệ nạn tiêu cực, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi và chủ yếu các vụ việc

được đưa sang cơ quan điều tra là các tội phạm trong lĩnh vực này. Trước hết cũng cần khẳng định ngay rằng đây đều là các trường hợp cố ý phạm tội, họ

đều là những người được giao những nhiệm vụ, trọng trách nhất định trong công tác ngân hàng, đều có sự hiểu biết nhất định về quy trình nghiệp vụ, về công tác chuyên môn, nhận thức được đầy đủ hậu quả các sai phạm gây nên, nhưng lại nghĩ rằng và mong rằng hậu quả xấu sẽ không xảy ra nên đã nhận làm hoặc không làm những việc đáng ra phải làm để đem lại lợi ích cho bản thân và cho đối tác làm ăn không hiệu quả. Chỉ trong 06 tháng đầu năm 2006 thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 14 vụ tiêu cực, tham nhũng tại các TCTD, cụ thể:

- Tổng số tiền vi phạm: 87.115.649.073 đồng & 26.885USD


- Số tiền đã thu hồi: 978.905.323 đồng và 6.370 USD


Các cá nhân liên quan tới các vụ tiêu cực trên đã bị xử lý như sau: chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật xử lý 03 vụ, trong đó bắt tạm giam 3 người, cấm đi khỏi nơi cư trú 3 người, sa thải buộc thôi việc 8 người, cách chức 3 người, hạ bậc lương chuyển làm việc khác 2 người và khiển trách kéo dài thời gian nâng lương 5 người.

Việc khắc phục hậu quả vật chất, thu hồi được giá trị tài sản đã mất là không đáng kể, những thiệt hại mà các ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn và dù có trích lập dự phòng rủi ro thì phải nhiều năm sau mới có thể có lãi, dẫn

đến đóng góp với nền kinh tế bị suy giảm, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước và hình ảnh của ngân hàng.

Cũng do cán bộ tín dụng không kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, rủi ro tín dụng lớn, vì hiện nay có một số khách hàng trong hợp đồng vay vốn trình ngân hàng thì

đưa ra phương án kinh doanh đầu tư có hiệu quả (sản xuất) nhưng thực tế khi vay được vốn thì lại đem đầu tư chứng khoán, dẫn đến mất hoàn toàn khả năng thanh toán, trường hợp này đã diễn ra trên các thị trường tài chính quốc tế và nay đã xuất hiện tại Việt Nam.

Một biểu hiện nữa của việc làm sai các quy định về tín dụng là xác định kỳ hạn nợ không phù hợp với luân chuyển vốn, gia hạn nợ không đúng quy trình, không thực hiện chuyển nợ quá hạn, chuyển nợ quá hạn không kịp thời, hạch toán, báo cáo sai nợ quá hạnh, cho vay mới rồi mới thu nợ cũ.

Hiện nay, một số tổ trưởng tổ thu nợ, sau khi nhận tiền hoàn trả từ người vay đã không nộp số tiền này cho ngân hàng mà mang đi đầu tư hoặc tiêu xài dẫn đến mất khả năng thanh toán. Ngoài ra còn tự đặt ra mức thu phí tùy tiện từ 2.000đ- 36.000đ/hộ/1lần vay. Tương tự có trường hợp, thông qua một khách hàng từng vay vốn, cán bộ tín dụng thu phí 300.000đ/người rồi mới cho gặp để tiến hành cho vay.

Cũng do công tác cán bộ với việc tiếp tay, phối hợp trong ngoài đã tạo ra các vụ việc mất tiền kho quỹ.

Đối với nghiệp vụ bảo lãnh cũng là nghiệp vụ thông thường của bất kỳ chi nhánh nào, quy trình của nghiệp vụ này là để được ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho một khoản tín dụng thì khách hàng phải ký quỹ 100%, vì ngân hàng sẽ thay mặt bạn trả tiền trong trường hợp bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ với bạn hàng.

Bên cạnh đó, hồ sơ bảo lãnh không bảo đảm yếu tố pháp lý, người ký bảo lãnh không đủ thẩm quyền, chấp nhận bảo lãnh của bên thư 3 không đủ tư cách pháp nhân, không có tài sản hợp pháp để bảo lãnh, không hạch toán đầy

đủ, kịp thời giá trị bảo lãnh và số tiến ký quỹ mở L/C trả chậm (NHĐT &PT Hải Dương, Nghệ An- năm 2000).

Các giao dịch ngoại tệ, mua bán ngoại tệ thì sai phạm thường là thực hiện chính sách kết hối chưa đúng quy định, bán và cho vay ngoại tệ giao ngay cho khách hàng khi chưa có nhu cầu thanh toán, không đầy đủ các thủ tục theo quy định đã hạch toán vào tài khoản phải thu VNĐ, áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ, cho vay ngoại tệ, giải ngân bằng VNĐ, không thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối như không kiểm tra chứng từ chứng minh tính đúng đắn, hợp lệ khi bán và thanh toán ngoại tệ cho khách hàng: 2 ngân hàng (BOA, ABN-AMRO), trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn cho phép (NH Phương Nam), mua bán ngoại tệ vượt tỉ giá trần của NHNN: NH Phương Nam, ABN-AMRO, báo cáo NHNN doanh số mua, bán ngoại tệ không chính xác: NH UOB, Thai Military.

Về quản lý tài chính, hạch toán kế toán:


Không mở đầy đủ sổ sách kế toán, không hạch toán cập nhật, chứng từ không bảo đảm tính pháp lý; lập phiếu thu lãi khống, thu lãi khống, thu tiền không nộp vào quỹ, trả lợi tức cổ phần từ chi phí, chi lợi tức cổ phần vượt quy

định, lập quỹ tiền lương sai quy định, chi sai nguyên tắc về quản lý tài chính của Nhà nước, không chấp hành quy định về quản lý tiền mặt dẫn đến thiếu quỹ tiền mặt; trích lập, sử dụng quỹ dự phòng sai quy định; trích quỹ phát triển nghiệp vụ thiếu, đặt mức thu phí thẩm định trái quy định, thu nhập để ngoài sổ sách, chia lợi tức trái quy định.

Dù có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra song thống kê về tội phạm tin học trong lĩnh vực ngân hàng vẫn bị bỏ sót và việc xử lý thì dù đã có quy định nhưng thực tế thì chưa ghi nhận tội phạm này, dù rằng tính chất nghiêm trọng của loại hình tội phạm này đã được thực tế chứng minh.

2.6-- Nguyên nhân chủ yếu: 2.6.1- Nguyên nhân khách quan:

2.6.1.1- Do cơ chế . quy trình, quy định nghiệp vụ


Do cơ chế thị trường, với đặc trưng vốn có là tính cạnh tranh, đòi hỏi các ngân hàng phải linh hoạt trong từng mảng nghiệp vụ thì mới tạo ra sự khác biệt để tăng tính năng hoạt động trong hoạt động ngân hàng.

Trong những năm trước ( từ 2000-2005) để mở rộng cho vay một lượng khách hàng lớn là hộ nông dân, các TCTD đã thực hiện hình thức cho vay qua tổ cho vay, trong đó có ủy quyền một số khâu về thủ tục vay vốn, thu nợ gốc, lãi nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát do đó nảy sinh hiện tượng các tổ trưởng tổ vay vốn chiếm dụng vốn tổ viên qua việc thu nợ gốc, lãi không nộp cho ngân hàng, kê khống số tiền vay để vay ké, có trường hợp hộ vay trả nợ song không có nhu cầu vay tiếp, lợi dụng trường hợp này sẵn có giấn chứng nhận quyền sử dụng đất ngân hàng đã giải chấp, tổ trưởng tiếp tục giả mạo để vay tiếp.

Việc cho phép cán bộ tín dụng thu gốc, lãi của khách hàng đem về ngân hàng nộp đã dẫn đến nhiều cán bộ ngân hàng tham ô.

Một số TCTD chưa cụ thể hóa cớ chế, quy chế, chính sách của NHNN, của Nhà nước thành quy trình, quy chế cụ thể của TCTD mình, nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vẫn sử dụng quy chế của NHNN, trong khi các quy chế này chỉ mang tính định khung, không quy định chi tiết đến các thao tác nghiệp vụ và các giới hạn an toàn mà luật các TCTD và các luật khác đã giao quyền tự chủ cho các TCTD.

2.6.1.2- Về quản trị, điều hành:


Một số đơn vị ngân hàng còn chủ quan, tùy tiện trong việc chấp hành chế độ, thủ tục cho vay như: cho vay không có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng tín dụng người vay ký thay người thừa kế; chuyển nợ quá hạn không kịp thời, gia hạn nợ tràn lan không kiểm tra, giám sát; hợp

đồng tài sản đảm bảo không có xác nhận của chính quyền địa phương, tài sản

đảm bảo của người thứ 3 không lập hợp đồng bảo lãnh, cho vay vượt mức phán quyết theo ủy quyền, vượt tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm vượt số dư trên sổ tiết kiệm, cho vay đi xuất khẩu lao động thiếu hợp đồng ký kết giữa người lao động với đơn vị được phép xuất khẩu lao

động.

Một số TCTD Nhà nước thực hiện cho vay theo thành tích và cho vay theo “Nghị quyết”, một bài học đắt giá mà nhiều TCTD đã phải gánh chịu hậu quả là đã thực hiện cho vay các công trình xây dựng cơ bản.

Nhiều TCTD chưa nghiêm túc chỉ đạo đơn vị thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra, có biểu hiện không cộng tác và không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu. Vì vậy, các lỗi vi phạm trong thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh thường xuyên lặp đi, lặp lại trong nhiều năm như cho vay đảo nợ, phân loại tài sản Có không đúng quy định, vi phạm quy định đảm bảo an toàn kho quỹ.

Trình độ nghiệp vụ, năng lực điều hành, ý thức trách nhiệm của Giám

đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tại một số đơn vị ngân hàng còn yếu kém, bất cập. Vụ việc để một Phó trưởng phòng qua mặt các cấp quản lý ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sai quy định giấu diếm số liệu, báo cáo không trung thực dẫn đến thất thoát vốn lớn tại chi nhánh NHCT Hải phòng là một minh chứng về tình trạng yếu kém của cán bộ chi nhánh.

Một số đơn vị ngân hàng quản lý cán bộ lỏng lẻo, thiếu sâu sát, do đó khi cán bộ có biểu hiện bất thường đã không nắm bắt kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tiêu cực của cán bộ, không tuân thủ triệt để quy định trong việc lưu giữ, quản lý hồ sơ vay vốn nhất là giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay, có trường hợp kế toán cho mượn tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tùy tiện để kẻ gian lợi dụng, chiếm đoạt, có chi nhánh để cán bộ tín dụng thu nợ, thu lãi không đúng quy định, tự ý lấy con dấu kế toán, giấy nộp tiền đóng dấu khống để tham ô.

Việc thực hiện đúng quy chế, chế độ là một nguyên tắc bất di bất dịch, song nếu chỉ áp đúng các quy định đó sẽ không làm cho ngân hàng lớn mạnh, việc vận dụng cơ chế chính sách trên cơ sở pháp luật mới là linh hồn của mỗi ngân hàng, việc khách hàng lựa chọn ngân hàng để giao tài sản của họ cho ngân hàng cất giữ, cũng như việc họ chọn ngân hàng để tiến hành các giao dịch kinh tế là do tính năng ưu việt mà ngân hàng đó mang lại.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí