tỷ lệ này trong công nghiệp xây dựng lại cần 7,5% - 15% - 4,2% và trong nông nghiệp tỷ lệ đó cũng là 2% - 5% - 8%.
- Cùng với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước, Hà Tây tiến hành CNH, HĐH trong cơ cấu mở với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng, để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực đòi hỏi việc đào tạo NNL phải đáp ứng được yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng. Nhờ đó có thể sản xuất được các hàng hoá có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tạo được sức cạnh tranh của lao động xuất khẩu Hà Tây trên thị trường khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia; tiến tới tiếp cận các thị trường mới - thị trường cao cấp ở châu Âu, châu Phi, đặc biệt là thị trường Anh, Nhật Bản. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho Hà Tây hiện nay là muốn đạt mục tiêu xuất khẩu lao động để khai thác lợi thế của nguồn lực con người cần phải tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo NNL đạt ở trình độ chuẩn so với khu vực và thế giới (kể cả lao động giúp việc gia đình và lao dộng chuyên môn kỹ thuật).
- Đào tạo NNL Hà Tây cũng đang đứng trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, nhưng hiện nay cơ cấu lao động theo ngành và cơ cấu lao động được đào tạo còn bất hợp lý. Quá trình chuyển dịch diễn ra chậm chạp, tỷ lệ lao động giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 48,9% - 24,1% - 16,8%. Hà Tây mới có hơn 20% trong tổng số lao động được đào tạo nhưng chủ yếu mới đào tạo được lao động ở trình độ bán lành nghề chứ chưa phải đào tạo dài hạn trình độ cao để phục vụ cho công nghệ cao. Ta biết rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động là nội dung cơ bản của CNH, HĐH, chỉ khi nào phá vỡ được cấu trúc cũ xây dựng cấu trúc mới một cách toàn diện cả về cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành, theo lĩnh vực kinh tế và cơ cấu lao động được đào tạo mới được xem là hoàn thành nhiệm vụ của CNH, HĐH. Vì vậy để khắc phục
tình trạng bất hợp lý về cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu lao động, Hà Tây cần phải thực hiện một cuộc cách mạng trong đào tạo và sử dụng NNL.
2.3.2.2. Tiềm năng nhân lực còn bị lãng phí, phân bổ sử dụng chưa hợp lý và hiệu quả sử dụng chưa cao trong khi yêu cầu khai thác sử dụng rất lớn
- Quá trình đổi mới ở Hà Tây trong thời gian qua nhìn chung đã có những cố gắng trong việc khai thác sử dụng, phát huy tiềm năng nhân lực ngày một đầy đủ và có hiệu quả hơn vào các mục tiêu KT - XH của tỉnh. Nhưng xem xét một cách cụ thể và toàn diện trong thực tế việc sử dụng NNL ở Hà Tây vẫn còn có hạn chế. Hà Tây vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng nhân lực của mình (điều này đã nêu trong thực trạng).
- Đối với lao động được đào tạo, Hà Tây cũng chưa khai thác sử dụng hết được hiệu quả của nó, điều này được thể hiện ở chỗ sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn không đúng với ngành nghề được đào tạo hoặc dưới khả năng được đào tạo.
- Các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học vào làm những công việc của công nhân, cách sử dụng này vừa không đạt hiệu quả cao lại gây lãng phí trong đào tạo NNL.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Thực Trạng Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Hà Tây Thời Gian Qua
- Về Tình Hình Thu Hút Và Phân Bố Sử Dụng Lao Động
- Đánh Giá Chung Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
- Giải Quyết Đúng Đắn Mối Quan Hệ Cung Cầu Về Nguồn Nhân Lực Qua Đào Tạo Cho Các Lĩnh Vực Kinh Tế - Xã Hội.
- Tăng Cường Vai Trò Của Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương Hà Tây Đối Với Việc Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
- Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Như vậy vấn đề đặt ra ở Hà Tây là làm thế nào để thu hút được nhiều lao động và sử dụng lao động có hiệu quả cao, nhất là lao động qua đào tạo trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY VIỆC ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI GIAN TỚI Ở HÀ TÂY
3.1. Phương hướng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định không thể xác định phương hướng đào tạo và sử dụng NNL, nếu phương hướng đó không lấy phương hướng chung của CNH, HĐH làm căn cứ xuất phát.
3.1.1. Phương hướng chung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010
3.1.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trên cơ sở nhận định tình hình chung và đánh giá sự phát triển NNL, Hà Tây đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thời kỳ 2000 - 2010, trong đó chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH (nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn), tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể:
- Đối với nông nghiệp nông thôn: phát triển theo hướng xây dựng nền sản xuất hàng hoá qui mô lớn, hiệu quả và bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các tiểu vùng kinh tế trong tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp.
- Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản trên cơ sở phát huy thế mạnh của nông nghiệp. Tập trung vào công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn. Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao như đồ uống, dệt may, da giày. Ưu tiên các ngành sản xuất: vật liệu xây dựng, cơ khí, điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Phát huy các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu như thêu ren, tơ tằm. Phát triển công nghiệp gắn với qui hoạch đô thị, giữ gìn bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển mạnh nền công nghiệp từ chủ yếu là gia công hiện nay sang sản xuất hiện đại để đạt giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, căn cứ vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, Hà Tây cần ưu tiên đầu tư phát triển vào các nhóm ngành như:
+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và đồ uống.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Công nghiệp cơ khí (chế tạo và sửa chữa).
+ Công nghiệp hàng tiêu dùng (may mặc, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ) và các sản phẩm phục vụ lễ hội, du lịch.
+ Tạo điều kiện phát triển các làng nghề, các ngành nghề thủ công gắn với công nghệ mới .
- Đối với thương mại và du lịch: Tập trung qui hoạch xây dựng mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn gắn với thị trường Hà Nội, các tỉnh và nước ngoài. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất nắm vững nguồn hàng để trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm đảm bảo uy tín. Giữ vững và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Xuất khẩu với đầu tư phải gắn với vùng nguyên liệu nông sản, công nghiệp tập trung của tỉnh để từng bước tạo mặt hàng chủ lực.
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch, tăng cường đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các dự án huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho du lịch.
3.1.1.2. Các chỉ tiêu chung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Theo qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH, trong thời gian tới ở Hà Tây cần đạt là:
- Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt 7,5% - 8%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 9 - 10% giai đoạn 2006 - 2010.
- Cơ cấu ngành kinh tế:
Năm 2005 Năm 2010
+ Nông nghiệp 35% 23%
+ Công nghiệp 35% 40%
+ Dịch vụ 30% 37%
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 80 triệu USF, năm 2010 là 200 triệu USD.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu VNĐ vào năm 2010 [43].
3.1.2. Phương hướng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Để thực hiện phương hướng chung của CNH, HĐH nói trên, hoạt động đào tạo và sử dụng NNL trong thời gian tới cần phát triển theo định hướng sau:
3.1.2.1. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong định hướng phát triển Giáo dục Đảng ta đã chỉ rõ: mục tiêu đào tạo NNL là phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT - XH và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, Hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII
Đảng ta xác định: “Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình KT - XH của từng vùng phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn... Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất. Tại đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo... Định hình qui mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển NNL phục vụ phát triển KT - XH. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp" [17, tr.292]. Do vậy, thời gian tới cần:
- Đào tạo NNL phải hướng vào việc tạo ra được những con người phát triển toàn diện, yêu nước và có lý tưởng XHCN, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH, có tinh thần ham hiểu biết, có tư duy sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lành mạnh và sức khoẻ tốt để học tập, lao động suốt đời, muốn vậy phải:
+ Mở rộng qui mô đào tạo đi đôi với coi trọng chất lượng Giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài cho CNH, HĐH.
+ Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo và trình độ đào tạo (chính qui, không chính qui) và các hình thức như đào tạo từ xa, rèn luyện kỹ năng, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lại cho công nhân đang làm việc theo chu kỳ 5 năm/1 lần để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
+ Cần tập trung sức nhanh chóng phát triển đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho 17 cụm công nghiệp địa phương, khu công nghiệp Phú Cát và khu công nghệ cao Hoà Lạc. Đẩy mạnh việc đào tạo lại nhằm bổ túc kiến thức nâng cao năng lực mới, kiến thức công nghệ hiện đại và năng lực kỹ thuật cho đội ngũ lao động đang sử dụng để nâng cao năng suất lao động.
- Trong quá trình đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện đồng thời các mặt như: thay đổi cơ cấu lao động nâng cao chất lượng trình độ kỹ thuật công nghệ và tăng cường năng lực quản lý. Trong đó đào tạo lao động kỹ thuật được nhấn mạnh để nhanh chóng khắc phục mặt yếu kém của NNL ở Hà Tây hiện nay. Cụ thể:
+ Đối với giáo dục phổ thông: giữ vững thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi vàoơ trung học phổ thông từ 57% năm 2000 lên 65% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010
[36, tr.7- 8].
+ Đối với trung học chuyên nghiệp cần mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung học dựa trên nền tảng học vấn trung học cơ sở. Thu hút 10% học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp trong năm 2005 và 15% vào năm 2010 [36, tr.9].
+ Đối với dạy nghề: mở rộng đào tạo công nhân, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao cho một số ngành mũi nhọn và cho xuất khẩu lao động. Phát triển nghề ngắn hạn, đặc biệt ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề tới 2005 đạt tỷ lệ 25% trong độ tuổi và 30% năm 2010 [36, tr.9].