Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 4

dám nhìn nhận, thì đây là sự tránh né khi báo cáo thành tích. Phân tích cụ thể hơn khi khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ xảy ra, tác động lớn nhất là vào tình hình đầu tư. Hàng loạt các dự án đã phải đình lại, các chủ đầu tư mà quốc tịch trong khối Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao, khiến có phần ảnh hưởng đến khách quốc tế đầu tư vào Việt nam. Nhưng giảm sút về số lượng khách đi du lịch thì có lẽ không thể đổ tại do khủng hoảng kinh tế vì thực tế tỷ lệ khách quốc tế nhập cảnh mà quốc tịch các nước trong khối Đông nam Á chiến tỷ lệ nhỏ (Phụ lục 3 - Bảng số lượng khách quốc tế phân theo quốc tịch). Vậy vì sao có tình hình hoạt động yếu kém trên và có sự giảm sút khách du lịch quốc tế, các doanh nghiệp không bán được sản phẩm tour ?

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ và những mặt mạnh mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã đạt được, góp phần phát triển hoạt động của ngành, hoạt động lữ hành quốc tế thời gian qua cũng bộc lộ nhiều những khuyết điểm yếu kém tồn tại cần phải sớm khắc phục :

Công tác quảng bá tiếp thị kém cả ở tầm vĩ mô và nội tại mỗi doanh nghiệp, thông tin về du lịch Việt nam không đến được với khách hàng :

Quảng bá tiếp thị là một việc quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường thu hút khách nhưng những năm qua ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của toàn ngành. Việc nghiên cứu thị trường còn tản mạn manh mún, mang tính tự phát, chưa mang tầm Quốc gia. Vì thế du lịch Việt nam chưa nắm bắt được xu thế vận động của từng thị trường để từ đó có được sách lược đầu tư , khai thác đối với từng thị trường cụ thể.

Việc đầu tư kinh phí, ngân sách cho công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị còn rất ít nên không có điều kiện thực hiện. Cho đến nay, Việt nam chưa có một Văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài. Các bộ phận thương vụ ở Sứ quán Việt nam tại nước ngoài thì không đả động gì tới việc xúc tiến phát triển du lịch. Các ấn phẩm quảng bá về du lịch của ngành không đáng kể, chủ yếu là các doanh nghiệp tự làm, manh mún và chất lượng không cao. Gần đây, Tổng cục Du lịch lịch đã tập trung sản xuất một ấn phẩm như đĩa CD - ROM về du lịch Việt nam, biên soạn sách "hướng dẫn du lịch", "tập gấp", website giới thiệu ngành du lịch (http://www.vietnamtourism.com) nhưng cả nội dung và hình thức còn ở khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển (ở Thái lan để thu hút mỗi năm 7 triệu khách quốc tế, Tổng cục du lịch Thái lan đã chi 60 triệu USD cho công tác tuyên truyền, quảng bá; tương tự như vậy đối với Singapore 80 triệu USD, trong khi đó ở Việt nam kinh phí giành cho quảng bá tiếp thị thời gian qua hàng năm chỉ mới tính đến con số 100.000 USD, bắt đầu từ khi có Chương trình


Trang 24

hành động động quốc gia, kế hoạch dự trù xin 47 tỷ đồng cho năm 1999 và 2000

# 3 triệu USD).

Tuần báo Du lịch, Trung tâm công nghệ thông là nhưng cơ quan đang nắm giữ các công cụ thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch đang phải hoạït động trong những điều kiện khó khăn, trụ sở chật hẹp, phương tiện thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn. Các số báo, tạp chí chuyên về du lịch phát thành hầu như chỉ trong nội bộ ngành, chưa phát hành rộng rãi trong nước và thị trường quốc tế. Do đó, chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.

Thông tin về sản phẩm du lịch Việt nam đến thị trường du lịch quốc tế rất ít. Các hãng lữ hành tại các thị trường mục tiêu và khách du lịch quốc tế hầu như không có được các thông tin quảng cáo về sản phẩm du lịch Việt nam và các thông tin có về Việt nam còn bị bóp méo, sai lệch. Trong khi đó, ngay ở thủ đô Tokyo, bước xuống sân bay ở Osaka, hoặc bước vào công ty lữ hành nào đó tại Pari hay Berlin, khách du lịch có thể dễ dàng có đầy đủ các quảng cáo, thông tin, chương trình và các tuyến điểm đi du lịch Bangkok - Pataya, hay Chancing, Sentosa-Singapore… Thông tin du lịch đến bằng mọi nguồn từ báo chí, internet, hàng không, thương vụ Sứ quán, các tập gấp phát không, chương trình quảng cáo gửi đến cho các hãng lữ hành… Tấùt cả các thông tin này đều tác động thu hút, kính thích và tạo điều kiện để khách đến với sản phẩm của họ. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế muốn đi du lịch thì cũng không có thông tin. Các hãng lữ hành tổ chức tour du lịch vào Việt nam không nhiều do thông tin về sản phẩm không có sản phẩm và giá cả không cạnh tranh …

Phụ lục 4 : Sự cạnh tranh của các nước có tiềm lực du lịch trong khu vực

Đến nay toàn ngành đã có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nhưng số Công ty có văn phòng, chi nhánh ở nước ngoài còn quá ít về số lượng chưa nói đến qui mô cũng như chất lượng hoạt động. Việc không có đại diện du lịch ở nước ngoài đã đặt cho du lịch Việt nam một thánh thức lớn, thiếu đi các kênh thông tin trực tiếp từ thị trường , bản thân khách hàng không biết hoặc biết rất ít về du lịch Việt nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa đầy 2% du khách quốc tế đến châu Á vào du lịch Việt nam màcông tác hợp tác quốc tế của ngành mới chỉ bước đầu và đang trong quá trình chuẩn bị hội nhập nên chưa thật chủ động và hiệu quả chưa cao.

Các vấn đề nêu trên thể hiện sự đầu tư chưa cao trong công tác quảng bá tiếp thị. Nó vừa do sự hạn hẹp trong khả năng tài chính và cũng do sự yếu kém trong công tác thực hiện quảng bá tiếp thị. Vấn đề này không chỉ yếu kém ở phương diện vĩ mô mà còn là sự yếu kém ở nội tại trong mỗi doanh nghiệp lữ


Trang 25

hành quốc tế. Hiện nay, trong toàn bộ hơn 100 Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, thì việc tổ chức phòng tiếp tiếp thị và nghiên cứu thị trường mới chỉ thực hiện ở hai ba công ty lớn. Đội ngũ để chuyên thực hiện công tác tiếp thị inbound và nghiên cứu thị trường không có, hầu như chỉ thực hiện tự phát mà không có tổ chức, kế hoạch chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp bị rơi vào vòng luẩn quẩn

: Khả năng tài chính không dám chi đầu tư nhiều cho tiếp thị, nên không thu hút được nhiều khách. Do không thu hút được khách, nên không tạo được nguồn để doanh thu, kinh phí duy trì quảng cáo tiếp thị. Mà đã không đầu tư vào quảng cáo tiếp thị tốt thì lại càng khó có khách….

Các doanh nghiệp cũng rất ít tham gia hội chợ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã 4 -5 năm liền làm lữ hành quốc tế nhưng chưa có một lần tham gia hội chợ du lịch quốc tế. Cứ "ngồi" tại chỗ thì làm sao thu hút được khách trong khi thông tin về sản phẩm du lịch của Việt nam không đến được với thị trường. Một số doanh nghiệp, khi tham gia hội chợ thì mạnh về việc cá nhân đi tham quan "cưỡi ngựa xem hoa", chứ không chuẩn bị gian hàng, thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chủ yếu sắp xếp đi hội chợ là theo "cơ chế" (đến lượt được đi tham quan nước ngoài).

Một số doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện tiếp thị bài bản với đầy đủ các hình thức tham gia hội chợ, in ấn các hình thức ấn phẩm quảng cáo nhưng nội dung chưa phù hợp với thị trường và chưa có kế hoạch hay chiến dịch cụ thể. Hầu như các đơn vị in ấn các ấn phẩm quảng cáo bằng tiếng Anh, số ít có thêm tiếng Pháp và Trung quốc (do đề nghị của hãng lữ hành Đài loan). Ấn phẩm quảng cáo bằng tiếng Nhật, Hàn quốc, Đức, Trung quốc…. rất hiếm (trong khi ta thử cầm một brochue quảng cáo Sentora-Singapore : được in 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung quốc ) . Việc làm chung chung như vậy không đem lại hiệu quả đối với từng thị trường mục tiêu. Ví dụ với thị trường Nhật hoặc Pháp cứ mang ấn phẩm quảng cáo toàn bằng tiếng Anh là phản tác dụng. Ấn phẩm của một số Công ty mang tính chất phô trương, không đúng nguyên tắc và nội dung của quảng cáo hoặc in ấn không đẹp, không thu hút. Do đo,ù khó thu hút lôi cuốn khách chú ý tới sản phẩm. Ví dụ ngay như đối với một Công ty lớn và tiêu biểu

- tập gấp quảng cáo của Vietnam Tourist (1998) in toàn bộ danh sách và ảnh của ban lãnh đạo Công ty (quảng cáo sản phẩm hay quảng cáo ban lãnh đạo, hay ban lãnh đạo là sản phẩm ?). Hoặc thông tin đang phát triển nhất đó là các website trên internet, một số ít các doanh nghiệp lữ hành đã làm và làm đẹp, xúc tích. Nhưng cũng có doanh nghiệp thiết kế với nội dung dài dòng lan man, load rất khó và mang tính phô trương cá nhân. Lấy ví dụ như website của Ben Thanh Tourist (http://www.tlnet.com.vn/benthanhtour), ngay trang chủ (home page) lẽ ra thiết kếù ảnh hay hình vẽ phong cảnh để tạo ấn tượng về sản phẩm của Công


Trang 26

ty hay sản phẩm du lịch thành phố (ví dụ ảnh hay biểu tượng chợ Bến thành) thì trang chủ lại là ảnh của Giám đốc Công ty đang ngồi tại bàn làm việc cùng với lá thư ngỏ của Giám đốc (phải chăng là quảng cáo Giám đốc ?) - liệu khách hàng có thích đọc lá thư hay xem ảnh của ông Giám đốc Công ty hay không, hay cái họ cần quan tâm là thông tin du lịch, chuyến đi du lịch, sự thu hút của sản phẩm …

Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp loại hình sản phẩm chưa phong phú; khả năng cạnh tranh yếu và giá cả còn cao không tương xứng với chất lượng sản phẩm :

Việt nam có tiềm năng du lịch, cảnh quan tự nhiên đẹp và phong phú nhưng do nền kinh tế mới phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, các khu du lịch tuyến điểm chưa được quan tâm đầu tư khai thác đúng mức do kinh phí hạn hẹp, quản lý chưa tốt để phục vụ du khách nên chất lượng sảm phẩm du lịch còn thấp và chưa có sức cạnh tranh. Đến nay, ngành Du lịch chưa có chưa có kế hoạch đồng bộ trong việc khai thác, đầu tư tôn tạo, nâng cấp sản phẩm. Tình hình quản lý các khu, tuyến điểm du lịch còn yếu kém dẫn đến tình trạng lộn xộn mất vệ sinh, cảnh quan môi trường bị xâm phạm nghiêm trọng… đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm du lịch.

Tình trạng các tuyến điểm hiện nay như "trái tranh vắt hết nước", chỉ vì quản lý kém và chưa được đầu tư đúng mức. Hầu như các điểm tham quan du lịch chỉ mạnh về tận thu mà không đầu tư. Các doanh nghiệp lữ hành đều có tour chào bán giống nhau và không ai đầu tư cho sản phẩm mới, dẫn ra sự cạnh tranh bởi hình thức giảm giá. Các doanh nghiệp trong thời gian qua không quan tâm đầu tư đúng mức vào sản phẩm và tiếp thị nên không có khách, đã thực hiện chính sách hạ giá. Chúng ta cũng không ủng hộ việc giữ giá cao để ảnh hưởng tới khả năng tranh với các hãng lữ hành trong khu vực. Nhưng việc hạ giá là biện pháp thu hút khách mà không chú trọng đến quảng bá, không quan tâm đầu tư vào chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm thì đây là biện pháp tiêu cực khiến doanh thu và lợi nhuận giảm, sản phẩmgiảm chất lượng và mất tính hấp dẫn.

Thực sự đãø xuất hiện sự giảm giá trên diện rộng trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp đã phải giảm lợi nhuận và giảm chất lượng của sản phẩm đi để giảm giá. Tuy nhiên so với mặt bằng giá các nước khu vực giá tour của chúng ta vẫn còn cao (bảng 5, bảng 6) do các yếu tố cấu thành trong sản phẩm cao, thiếu khả năng cạnh tranh. Do cơ chế chính sách 2 giá khiến giá thành bị đội lên nhiều, tất tật các khoản phí cho người nước đều ở mức rất cao và ở mỗi địa phương chưa thực sự có ý thức thu hút khách du lịch, các khoản thu gần như là sự tận thu. Các khoản lệ phí đều rất cao : lệ phí tham quan (trung bình khoảng


Trang 27

5 USD một điểm tham quan), chi phí thêm cho hướng dẫn của địa phương tại đểm tham quan (mặc dù Công ty lữ hành đã có hướng dẫn đưa đoàn đi), lệ phí visa, lệ phí cảng biển rất cao… Đơn cử khi Thái lan thu lệ phí cập cảng cho một lượt tàu khoảng 5.000 USD, lệ phí visa là 5 đến 10 USD thì chúng ta thu lệ phí cảng biển đến 10.000 USD, lệ phí visa 20 đến 25 USD. Với giá đội khung này thì thật khó cạnh tranh. Còn thêm nữa là do sự thủ tục hành chính quan liêu, sách nhiễu lên các khoản chi "ngoài" cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong giá thành tour. Thực tế này tuy không có báo cáo, không thống kê, nhưng đối với mỗi người quản lý, điều hành tour ai cũng biết nhưng không ai nói ra.


Bảng 5 : Bảng so sánh giá land trung bình của các hãng lữ hành trong khu vực (Tour 5 ngày 4 đêm giá GIT -USD)



Khách Châu Âu

Khách Châu Á

Việt nam

250

145

Singapore

150

140

Thái lan

120

105

Malaixia

140

120

Campuchia

220

180

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 4

(Nguồn : Thống kê từ các hãng lữ hành)


Bảng 6 : Bảng so sánh các tour trọn gói đến những thành phố Châu Á đi từ Tôkyo (bảng giá tour của hãng lữ hành Nhật bản)

Hiện nay, các khâu cung cấp dịch vụ và sản phẩm du lịch của chúng ta còn khập khễnh, chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu chung cho mọi người chứ chưa phân khúc rạnh ròi. Trong khi đó nhu cầu của khách thật đa dạng phong phú. Các doanh nghiệp cứ từ các tuyến điểm sẵn có mà thiết kế lên chương trình và chào bán sản phẩm của mình. Việc thiết kế và bán sản phẩm không hướng vào thị truờng, công tác nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hầu như chưa đặït ra. Hầu hết các doanh nghiệp bán sản phẩm trong tình trạng là bán các chúng ta có (các tour truyền thống) chưa bán cái du khách cần (tìm hiểu cụ thể nhu cầu đối tượng khách để đưa ra sản phẩm phù hợp thỏa mãn du khách). Sự định hướng chung cho tiếp cận nghiên cứu thị trường chưa có mà chủ yếu là sự tự phát.

Hiện tại, thế mạnh của du lịch Việt nam chính là tiềm năng về du lịch sinh thái. Với tài nguyên nhiên nhiên phong phú, các hệ sinh thái điển hình, với bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc, Việt nam hội đủ điều kiện để phát trển du lịch sinh thái. Tuy nhiên du lịch sinh thái Việt nam chưa phát triển, sản phẩm du lịch sinh thái vẫn chưa được phát huy như là một thế mạnh của sản


Trang 28

phẩm du lịch Việt nam. Hiện nay, một số tuyến du lịch của các công ty lữ hành tuy có dáng dấp của du lịch sinh thái nhưng mang tính chất tự phát, qui mô nhỏ, sản phẩm không rõ ràng. Có thể nói, hiện tại, du lịch sinh thái Việt nam là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên chứ chưa phải du lịch sinh thái đích thực.

Môi trường du lịch bị tàn phá nghiệm trọng đặc biệt là tình hình an ninh trật tự và vệ sinh :

Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm du lịch đó là môi trường du lịch. Nó làm ảnh hưởng không những chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp , mà còn gây tai tiếng cho sản phẩm du lịch Việt nam. Môi trường du lịch là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lu lịch, nó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên được kết cấu trong sản phẩm du lịch; môi trường xã hội là nếp sống, là văn hóa, là ý thức của công đồng dân cư. Chẳng hạn, một du khách du lịch nước ngoài gặp nhân viên hải quan, hàng không công an cửa khẩu làm việc thủ tục mau lẹ, thái độ thân thiện có cảm giá ban đầu với đất nước họ đến. Điều này đã góp phần tạo nên một môi trường du lịch tốt. Còn ngược lại là tạo một môi trường không tốt. Cảnh ăn mày, ăn xin bám theo du khách, những hành vi hung hãn hay thái độ kém văn minh của người dân khiến du khách e ngại chắc chắn sẽ không tạo được môi trường du lịch tốt. Những người vì lợi nhuận mà

trước mắt mà tìm cách bán hàng với giá "cắt cổ" cho khách cũng góp phần tạo

môi trường du lịch không tốt. Còn vô số những điều khác góp phần phá hoại môi

trường

du lịch đang phát sinh trong thực tế của du lịch Việt nam hiện nay.

Đề cập với việc những người đầu tiên giao tiếp với người nước ngoài ở

cửa khẩu Tân Sân Nhất. Sự thiếu thiện cảm, thiếu vắng "nụ cười hải quan", sự nhũng nhiễu gây khó khăn cho khách đã làm phiền lòng và gây ấn tượng không tốt ngay từ ban đầu cho khách du lịch quốc tế. Sân bay là gây ấn tượng rất lớn khi nhập cảnh, nhưng ngành hàng không chúng ta dù phản ảnh nhiều , có cải tiến nhưng đâu vẫn hoàn đó. Đông đúc, mất trật tự vệ sinh và rất lộn xộn nhưng không được giải quyết. Những nguyên nhân nhỏ nhặt như bắt khách phải đi quá xa từ nhà chờ của sân bay đến xe của công ty lữ hành dưới mưa hoặc nắng (thậm chí xe đẩy hành lý không được mang ra sử dụng) đã gây ấn tượng không tốt cho du khách. Hiện tượng các tắc xi nài ép, tranh giành khách xảy ra cả ba sân bay quốc tế. Tinh thần hiếu khách của nhân viên phục tại sân bay thua xa người dân trong thành phố. Việc áp dụng cơ chế 2 giá đối với vé máy bay nội địa và tại một số dịch vụ thực sự làm du khách tỏ ra bất bình; họ cho rằng điều này không thể tồn tại ở một đất nước văn minh đươc. Một tệ hại hơn về việc phục phụ của nghành hàng không là tình trạng thường xuyên thay đổi giờ bay nội địa hoặc hủy chuyến vào phút chót. Các Công ty lữ hành rất khổ sở và bất


Trang 29

lực trước chuyện này. Họ đã phải bồi thường nhiều lần cho khách vì không thực hiện đúng chương trình tour, không thể làm vui lòng khách hàng do sự chờ đợi mệt mỏi.

Ngoài ra tình trạng móc túi và cướp giật ngay tại trung tâm thành phố cũng được các du khách truyền miệng nhau khiến cho những người muốn đến Việt nam du lịch cũng ngán ngại. Đặc biệt là vụ cướp giật và đâm chết một nữ du khách quốc tịch Hà lan ngay tại chợ Bến Thành gây bất bình trong du khách Hà lan và đã có sự tẩy chay đi du lịch Việt nam (có biểu tình trước Đại sứ quán Việt nam tại Hà lan). Gần đây nhất tại khách sạn nổi tiếng tại trung tâm Thành phố -khách sạn Rex, xảy ra hàng loạït vụ mất trộm hành lý, tiền bạc trong phòng khách sạn mà ngành công an bó tay. Tất cả việc trên, cộng với việc mỗi khi đi tham quan, hướng dẫn viên luôn phải "nhắc nhở" khách trông đồ đạc, tránh bị móc túi giật đồ, khi đi tự do không nên đi một người để tránh bị chấn lột, nhân viên khách sạn khuyến cáo khách không để đồ vật quí tại phòng mà phải gửi tiếp tân…. đã làm du khách không chút thoải mái.

Phụ lục 5 : Báo cáo Tình hình An ninh Trật tự của Sở Du lịch TP.HCM.

Trong hội nghị Tổng kết phát triển du lịch Thành phố ngày 24/01/2000 có ý kiến của một Giám đốc doanh ngiệp lữ hành khi thảo luận đã phát biểu rằng : "Bức tranh toàn cảnh của du lịch hiện nay rất nghèo nàn và tan thương, môi trường du lịch bị tàn phá trầm trọng". Các đại biểu đưa ra ý kiến phản ánh tình trạng rất mất vệ sinh tại các điểm tham quan, tại các bãi biển tình trạng môi trường thiên nhiên bị tàn phá, không có sửa sang thu dọn. Chùa Hương hay động Phong Nha đẹp và hữu tình đến vậy mà toàn là rác, không có ai dọn… Điểm thăm quan du lịch, hay ngay tại trung tâm thành phố cũng mất vệ sinh bởi tình trạng phóng uế bừa bãi và tệ nạn ăn xin, bán hàng rong tranh giành khách. Không những đáng buồn về tình trạng trên mà còn phải nói là đáng xấu hổ, khách du lịch quốc tế sẽ nghĩ về chúng ta như thế nào nếu họ so sánh với chuyến đi du lịch ở Singapre. Người ta có thể cảm thông với chuyệân nghèo chứ không thể cảm thông với chuyện bẩn.

Phụ lục 6 : Đểà du lịch Việt nam cất cách : Vệ sinh tốt (Báo Thanh niên)

Vấn đề an ninh và vệ sinh là một khía cạnh trong chất lượng sản phẩm du lịch chung của Việt nam, là yếu tố rất quan trọng trong việc đẩy nhanh số lượng khách quốc vào hiện nay. Với thực trạng hiện nay, khía cạnh này đã trở thành một vấn đề lớn nhức nhối và đau lòng trong kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay. Hầu như khách vào 1 lần mà không một lần trở lại lần thứ hai là do vấn đề này. Ngay ở trung tâm đô thị lớn như Hà nội và TP.HCM khách cũng không thể


Trang 30

thoái mái ra đường vì ăn xin và cướp giật, đến các tuyến điểm tham quan thì khổ sở về vấn đề vệ sinh thì sao thỏa mãn khi đi du lịch được.

Nhận thức về du lịch chưa đầy đủ và nhất quán, công tác quản lý nhà nước tuy có chuyển biến nhưng còn bất cập về cơ chế chính sách :

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – XH của đất nước. Tuy nhiên nhận thức đó chưa được quán triệt, vì vậy chưa có sự quan tâm đầu tư và tạo điều kiện môi trường cho du lịch phát triển. Theo một quan chức của Sở Du lịch Hà nội đánh giá thì thực trạng hiện nay ngành du lịch là “nặng về hái gọn, nhẹ về vun gốc”. Mặt khác, do chưa làm tốt việc giáo dục du lịch toàn dân nên không phải ai cũng hiểu được vị trí vai trò của du lịch trong đời sống cộng đồng, ý nghĩa của việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, giá trị nhân văn, cảnh quan mội trường … để duy trì, tôn tạo và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách.

Quả là còn nhiều điều đáng phân tích, đáng học hỏi và suy nghĩ trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Một kinh nghiệm đã được nêu ra vì rất gần với Việt nam là Thái lan, vì sao trong tâm bão khủng hoảng nhưng du lịch Thái lan vẫn phát triển mạnh, góp phần tích cực cứu cả nền kinh tế ? Câu trả lời là từ nhà vua cho đến người dân Thái lan đều ý thức được tầm quan trọng của ngành du lịch không khói trong nền kinh tế.

Phụ lục 7Nghiên cứu sự thành công của Amazing Thai lan

Du lịch là một ngành chịu tác động chi phối tác động liên ngành. Nhưng sự chưa kếp hợp của các ngành để tạo thủ tục thuận lợi để khuyến khích hoạt động du lịch. Các vấn đề rất nhạy cảm với khách nhiều năm đạt ra chưa được cải thiện như visa nhập cảnh, vấn đề hai giá, thủ tục hải quan, các dịch vụ hàng không, vấn đề lệ phí đối với khách du lịch nước ngoài… chậm được nghiên cứu giải quyết. Pháp lệnh du lịch đã ban hành nhưng chưa được cụ thể hóa bằng các nghị định hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc các ách tắc cơ chế hoạt động trong ngành.

Đội ngũ cán bộ, chuyên môn trong ngành tuy có sự trưởng thành về số chất lượng, như cơ cấu thiếu hợp lý và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động trong thời kỳ mới :

Đi đôi với sự lớn mạnh của ngành, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn cũng tăng về số lượng và chất lượng, song phần lớn được đào tạo trước đây trong môi trường cơ chế bao cấp nên chưa bắp kịp với kinh doanh của cơ chế thị trường. Hầu hết các cán bộ quản lý trong ngành không phải là được đào tạo


Trang 31

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí