được về sự phát triển của hành vi, hành vi này tất nhiên sẽ gây ra hậu quả hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả) và mong muốn hậu quả đó xảy ra và mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội của mình; 2) Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, nghĩa là hậu quả của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích là chiếm đoạn được tài sản của người khác. Người phạm tội biết tài sản mà mình chiếm đoạt đang có người quản lý, không phải là tài sản của mình nhưng vẫn muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình, do vậy, những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có người quản lý đều không phải thuộc trường hợp có hành vi chiếm đoạt, do đó, không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Ở đây, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tài sản vì lợi ích của chính mình hoặc bất kỳ người nào mà người phạm tội quan tâm, việc chiếm đoạt tài sản vì lợi ích của ai trong trường hợp này không có ý nghĩa trong việc xác định hành vi phạm tội.
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý 39, tr. 114. Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, động cơ thường là vụ lợi nhưng không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, không thể làm thay đổi tính chất của hành vi, đồng thời không thể dùng làm căn cứ để phân biệt giữa tội phạm này với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác. Mặc dù động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm hay không có ý nghĩa quyết định tính nguy hiểm của hành vi nhưng đối với tội phạm này, động cơ phạm tội có thể được cân nhắc và xem là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Trong tội cụ thể này nếu động cơ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 hoặc Điều 48 Bộ luật hình sự thì sẽ được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trong việc lượng hình.
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạ m tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội 39, tr. 115. Khác với
động cơ phạm tội là yếu tố thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi thì mục đích là điều mà chủ để muốn đạt được khi thực hiện hành vi, mục đích của tội phạm chỉ được thể hiện trong các tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp. Ta xem ví dụ sau:
Vào khoảng 20 giờ ngày 01/01/2003, Lại Anh A rủ Lý Quốc B là bạn cùng xóm đi lên nhà văn hóa huyện để xem ca nhạc, hai tên đi được một đoạn đường thì gặp Phạm Tâm C cũng là bạn liền rủ cùng đi. Khi đến gần nhà văn hóa huyện, A bị Trịnh Văn D đi xe đạp ngược chiều va phải, A chửi anh D. Anh D chửi lại, A xông vào đánh D. Thấy vậy, B cũng xông vào hỗ trợ cho
A. Thấy có đánh nhau nên mọi người kéo đến xem đông, gây lộn xộn làm ách tắc giao thông công cộng hơn 2 giở. Trong khi đánh lộn, anh D không có khả năng trông giữ được chiếc xe đạp mini Nhật còn mới của mình, C đã nhanh chân chạy đến lấy luôn chiếc xe đạp của anh D mang về nhà cất giấu không cho A và B biết. Sau đó C đem bán chiếc xe đó được 1,4 triệu đồng.
Hành vi của C đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự. Lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi lấy chiếc xe đạp mini Nhật của anh D, C nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, biết rằng chiếc xe đạp đó không phải là của mình mà thuộc sở hữu của D, biết việc lấy chiếc xe đạp đó sẽ làm cho D mất khả năng kiểm soát, định đoạt đối với tài sản. Tuy nhiên, về mặt ý chí, C mong muốn chiếm đoạt được chiếc xe đạp đó và trên thực tế, C đã lấy chiếc xe đạp mini đó trong trường hợp biết rõ anh D vì hoàn cảnh ban đêm, đông người, lại đang đánh nhau với A và B nên sẽ không có khả năng kiểm soát, trông giữ tài sản cũng như ngăn cản hành vi lấy chiếc xe đạp mini Nhật.
Như vậy, có thể khẳng định, trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản,
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là để đạt được mục đích phạm tội. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có các mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Lập Pháp Của Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- Mặt Khách Quan Của Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- Chủ Thể Của Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- Các Tình Tiết Tăng Nặng Định Khung Hình Phạt
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Một Số Tội Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Cưỡng Đoạt
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong những tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, được quy định tại Điều 137 Chương XIV Bộ luật hình sự - chương về các tội xâm phạm sở hữu và là tội có tính chất chiếm đoạt, được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp; bằng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản do lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản, qua đó, xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu vốn là khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Hiện nay, trong Bộ luật hình sự chưa có quy phạm định nghĩa về khái niệm "công nhiên chiếm đoạt tài sản" nên dẫn đến nhận thức không thống nhất trong việc định tội, vì thế, việc xây dựng và làm rõ khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất lớn từ thực tiễn xét xử hình sự đối với tội phạm này.
2. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trước pháp điển hóa năm 1985 chưa được công nhận là một tội phạm độc lập mà được đồng nhất với tư cách là một hành vi cấu thành của tội cướp giật tài sản. Tội phạm này lần đầu tiên được công nhận là một tội phạm độc lập trong Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng được cơ cấu trong cùng một điều luật với tội cướp giật tài sản; được thể hiện trong hai Điều luật của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 131 và Điều 154) trên cơ sở tính chất khách thể được luật hình sự bảo vệ quan hệ sở hữu xã hội chủ
nghĩa và quan hệ sở hữu của công dân. Để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm này, bảo đảm yêu cầu của công tác lập pháp, tội phạm này được tách thành một tội phạm riêng trong một điều luật độc lập của Bộ luật hình sự năm 1999. Nghiên cứu lịch sử lập pháp đối với tội phạm này không chỉ thấy được sự chuyển biến trong nhận thức của các nhà làm luật về tội phạm này mà còn thấy được quá trình phát sinh, phát triển của các quy định pháp luật hình sự về tội phạm này, qua đó còn thấy được yêu cầu cấp bách của công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc kế thừa, phát triển thành tựu lập pháp tiến bộ của nước ta qua các thời kỳ.
3. Nghiên cứu về cấu thành tội phạm đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp ta nhận diện về mặt lý luận và thực tiễn đối với tội phạm này, qua đó, giúp ta nhận diện được những hành vi phạm tội nào thuộc cấu thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, qua đó, giúp những nhà hoạt động thực tiễn có điều kiện nắm bắt toàn diện và đầy đủ về các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này để thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm tính chính xác, công minh, đúng người, đúng tội. Ngoài ra, nghiên cứu về dấu hiệu của tội phạm này còn là tiền đề về mặt lý luận giúp ta phân tích, đánh giá đầy đủ và toàn diện về đường lối xử lý về hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như định tội danh và phân biệt với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác.
Chương 2
ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC
2.1. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật hình sự là hai phạm trù rất khác nhau song có mối quan hệ rất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ trên cơ sở xử lý các hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm túc, đúng đắn, chính xác, khách quan, phù hợp với pháp luật thì mới bảo đảm công bằng xã hội. Nếu việc xử lý hành vi vi phạm không nghiêm túc, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm sẽ tạo tâm lý coi thường chế tài, nhờn pháp luật hoặc bị quan, chán nản, mất niềm tin vào công lý, khi đó mục đích của hình phạt không những không đạt được mà thậm chí còn phản tác dụng. Do vậy, trong đường lối xử lý đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
2.1.1. Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo đó, thì không phải mọi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi phạm tội. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội
phạm khi tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, thì phải kèm theo một trong ba điều kiện sau: 1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; 3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, so với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự hiện hành nặng hơn khoản 1 Điều 154 nhưng nhẹ hơn khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự 1985 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. So với Bộ luật hình sự 1999, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có điều chỉnh về định lượng giá trị tài sản, nâng từ
500.000 đồng lên hai triệu đồng. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau ngày 04/01/2000 mới phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì không áp dụng khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999; đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mới phát hiện, xử lý thì áp dụng Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999 để điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội. Đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới hai triệu đồng thì kể từ ngày 29/6/2009, sẽ không bị xử lý về hình sự. Nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Cấu thành cơ bản tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự có nhiều tình tiết là yếu tố định tội mà nhà làm luật mới quy định, làm ranh giới để phân biệt giữa hành vi phạm tội với hành vi chỉ bị xử lý hành chính, vì vậy, khi xác định các tình tiết là yếu tố định tội cần chú ý:
1) Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là giá thị trường tự do vào thời điểm xảy ra tội phạm, trong trường hợp không xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá tài sản).
2) Về lý luận sẽ có bốn trường hợp phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Đây là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của các cơ quan liên ngành trung ương thì có thể hiểu một lần phạm tội (xâm phạm sở hữu) có thể bao gồm nhiều lần vi phạm, theo đó "trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổng tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm nếu: a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian;
b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu làm nguồn sống chính; c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải thực hiện trong nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500.000 đồng 38; (từ ngày 01/01/2010, giá trị tài sản bị
xâm phạm sẽ là hai triệu đồng theo Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 - Tác giả), ví dụ:
Khoảng 21 giờ ngày 13/8/2010, Đàm Văn Chí (sinh năm 1990) điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 17K7 0962 chở sau là Phạm Văn Triệu (sinh năm 1983) và Phạm Văn Khiên (sinh năm 1990) cả ba đều trú quán tại xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trên đường từ xã Thái Nguyên sang Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy thì Chí phát hiện có một chiếc xe mô tô dựng ở bờ đê, cách đường đi khoảng 4 mét, cạnh đó có hai người, một nam, một nữ đang tâm sự. Đi được khoảng 30 mét, Chí bảo Triệu và Khiên: "quay lại lấy chiếc xe trên bờ đê bán lấy tiền tiêu sài". Sau đó Chí cùng hai người quay lại bờ đê, đến nơi Triệu thấy chiếc xe mô tô khóa vẫn cắm ở ổ khóa, Triệu bèn nhảy lên xe mở khóa và nổ máy. Anh Đàm Văn Thái là chủ xe thấy vậy đứng lên, đi đến chỗ xe và nói "sao lại lấy xe của tôi, để xe đấy". Nhưng Triệu không nói gì nổ xe mô tô và chạy đi về phía Diêm Điền. Anh Thái đuổi theo xe nhưng không kịp. Sau đó Anh Thái về báo chính quyền xã và Công an huyện. Triệu đã bị bắt giữ và bị khởi tố về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự. Tài sản là chiếc xe mô tô trị giá là mười lăm triệu đồng đã được thu hồi trả lại cho anh Đàm Văn Thái.
Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử có thể thấy, việc định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng thống nhất pháp luật, mà còn bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, tránh tùy tiện trong việc xử lý tội phạm. Bên cạnh đó, việc định lượng tài sản bị chiếm đoạt cũng bộc lội sự thiếu khả thi trong thực tế. Cụ thể là, thiếu các cơ sở pháp lý để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thậm chí gây ra nhiều tranh cãi trong việc xác định cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận về giá trị của tài sản. Thông thường, nếu tài sản đã xác định được giá trị hoặc tài sản là tiền, ngân phiếu, tín phiến, vàng, bạc thì việc định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt sẽ rất dễ
.....