Về Tình Hình Thu Hút Và Phân Bố Sử Dụng Lao Động


vườn với tổng số hơn 50 nghề phục vụ cho cả 3 nhóm ngành kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong đó, có những nhóm ngành phục vụ sản xuất như: điện, cơ khí, tin học..., có những ngành phục vụ du lịch, xuất khẩu lao động như: may công nghiệp, cơ khí điện dân dụng, tin học, nghề giúp việc gia đình, nấu ăn, chụp ảnh, quay camera.

Tình hình hoạt động đào tạo chuyên nghiệp được xem xét ở 2 cấp trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học, cao đẳng.

* Đối với bậc trung học chuyên nghiệp:

Với 7 cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp và số giáo viên ngày càng được tăng cường (316 giáo viên năm 2001 lên 470 năm 2004) số học sinh được tuyển vào và tốt nghiệp ra trường trong những năm gần đây ngày càng tăng. Có thể thấy qua bảng số liệu sau :

Bảng 2.3: Số học sinh chuyên nghiệp được đào tạo từ năm 2000 - 2004.

Đơn vị: Người


Danh mục

Năm học

2000 - 2001

2001 - 2002

2002 - 2003

2003 - 2004

Tuyển mới

3.499

4.431

4.862

5.864

Học sinh đang đào tạo

6.615

8.027

9.121

10.471

Học sinh tốt nghiệp

2.903

2.947

3.531

4.507

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 7

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].

Như vậy, từ năm 2000 đến nay ở Hà Tây đã có 13.938 học sinh trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp trong tổng số học sinh trung học chuyên nghiệp được tuyển vào đào tạo, phần lớn là đào tạo dài hạn, số đào tạo tại chức chiếm một phần rất nhỏ, tuy nhiên cũng bắt đầu tăng lên nhiều từ năm 2001 đến nay.

Bảng 2.4: Số học sinh đào tạo dài hạn - tại chức từ năm học 2000 - 2004.

Đơn vị: Người



Danh mục

Năm học

2000 - 2001

2001 - 2002

2002 - 2003

2003 - 2004

Tổng số tuyển mới

3.499

4.431

4.862

5.864

HS đào tạo dài hạn

2.723

3.108

3.666

4.230

HS tại chức

776

1.323

1.196

1.378

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].

Ngoài hệ đào tạo tại chức từ năm 2003 - 2004, ở Hà Tây bắt đầu đào tạo hệ chuyên tu cho 256 THCN.

* Đối với bậc Đại học Cao đẳng.

Sự hoạt động tích cực của 8 cơ sở đào tạo với số giáo viên (763 năm 2000, 877 năm 2004) đã cung cấp NNL chất lượng cao với số lượng không nhỏ cho các lĩnh vực hoạt động KT - XH ở Hà Tây. Từ năm 2000 đến nay đã có 17.325 sinh viên tốt nghiệp. Số sinh viên được tuyển mới bắt đầu tăng lên nhiều từ năm học 2003 - 2004.

Bảng 2.5: Số sinh viên đại học, cao đẳng được đào tạo từ năm 2000 - 2004.

Đơn vị: Người


Danh mục

Năm học

2000 - 2001

2001 - 2002

2002 - 2003

2003 - 2004

Tổng số tuyển mới

4.743

4.647

4.524

6.506

SV đang đào tạo

1.2468

12.228

12.639

8.914

SV đã tốt nghiệp

6.129

4.835

3.902

2.459

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].

Khác với bậc trung học chuyên nghiệp, hoạt động đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng được tiến hành với cả 3 loại hình: chính qui, chuyên tu, tại chức. Tuy nhiên, số lượng đào tạo chính qui vẫn là cơ bản (chiếm 70%), số lượng được đào tạo ở loại hình chuyên tu, tại chức bắt đầu giảm từ năm học 2003 - 2004.


Bảng 2.6: Cơ cấu đào tạo sinh viên đại học, cao đẳng theo loại hình

Đơn vị: Người


Danh mục

Năm học

2000 - 2001

2001 - 2002

2002 - 2003

2003 - 2004

Tổng số tuyển mới

4.743

4.647

4.524

6.506

Chính qui

3.248

3.066

2.812

5.590

Chuyên tu

365

73


170

Tại chức

1.130

1.508

1.647

655

Nguồn: niên giám thông kê Hà Tây [7].

Ngoài các bậc đào tạo nói trên, nếu xem xét theo tiêu chí người Kinh và dân tộc giữa các vùng lãnh thổ, có thể thấy việc đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL cho vùng dân tộc ở Hà Tây còn hạn chế. Số học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số được tuyển vào rất ít so với tổng số.

Bảng 2.7: Cơ cấu đào tạo theo giữa người kinh và dân tộc giữa các vùng, lãnh thổ từ năm 2000 - 2004.

Đơn vị: Người


Năm học

Danh mục


Trung học chuyên nghiệp

Cao đẳng - Đại học

Tổng số

Dân tộc

Tổng số

Dân tộc

2000 - 2001

3.499

139

4.743

129

2001 - 2002

4.431

201

4.647

120

2002 - 2003

4.862

44

4.524

110

2003 - 2004

5.864

213

6.506

77


Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].


Nếu xem xét dưới góc độ cơ cấu trình độ giữa bậc đào tạo trung học chuyên nghiệp với đại học, cao đẳng có thể thấy sự không phù hợp, tỷ lệ trung học chuyên nghiệp còn thấp so với đại học, cao đẳng. Thể hiện qua các số liệu


sau: năm 2000 - 2001: 3.499/4.743; năm 2001 - 2002: 4.431/4.647; năm 2002

- 2003: 4.862/4.524; năm 2003 – 2004: 5.864/6.506.


2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

Tổng số lao động trong độ tuổi ở Hà Tây chiếm khoảng 61% dân số. Trong số gần 1,3 triệu người có khoảng 80% lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế có khoảng 80% lao động làm nông nghiệp. Riêng khu vực nông thôn có khoảng 20% lao động làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thời gian sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn mới chỉ đạt hơn 70%; năm 2000 đạt 74,3%; năm 2001 đạt 77,3%; năm 2002 đạt 77,4%; năm 2003 đạt 78%. Như vậy, còn hơn 20% quĩ thời gian chưa được khai thác sử dụng. Ước tính khu vực nông nghiệp nông thôn việc sử dụng lao động còn để lãng phí gần 40.000 lao động. Trong phạm vi toàn tỉnh hiện còn khoảng 20% lao động không có hoặc thiếu việc làm. Năm 2003, số lao động thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị là 28.872 người; số lao động thất nghiệp 9.872 người. Trong đó ở thành thị (Hà Đông - Sơn Tây) chiếm 12% chưa có nghề nghiệp, 15% nghề nghiệp chưa ổn định.

2.2.2.1. Về tình hình thu hút và phân bố sử dụng lao động

Trong những năm gần đây số lao động đang làm việc được phân theo các ngành kinh tế như sau:


Bảng 2.8. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ 2001 - 2003 (tính đến 1 tháng 7 hàng năm)

Đơn vị tính: Người

TT

Ngành

Năm

2001

2002

2003


Tổng số

1.419.879

1.199.750

1.240.000


Trong đó:




1.

Nông nghiệp và lâm nghiệp

1.072.961

896.703

878.700

2.

Thuỷ sản

4.574

5.806

8.500

3.

Công nghiệp khai mỏ

990

1.697

1.800

4.

Công nghiệp chế biến

182.294

185.176

205.000

5.

Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước

1.404

2.100

2.400

6.

Xây dựng

19.392

10.392

22.800

7.

Thương nghiệp: Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,xe máy và đồ dùng cá nhân


42.860


22.362


34.000

8.

Khách sạn nhà hàng

7.137

7.573

12.000

9.

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

9.801

6.940

9.600

10.

Tài chính - Tín dụng

1.797

577

700

11.

Hoạt động khoa học và công nghệ

600

475

600

12.

Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

851

968

1.500

13.

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

34.328

10.082

11.000

14.

Giáo dục và đào tạo

33.853

38.371

39.500

15.

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

3.909

3.856

4.000

16.

Hoạt động văn hoá thể thao

1.049

934

1.200

17.

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

1.081

5.152

5.500

18.

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

998

568

1.200

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].


Nếu xem xét trong ngành công nghiệp thì thấy rằng: số lao động công nghiệp tăng dần lên từ 2000 đến 2004. Năm 2000: 101.669 người; năm 2001:

212.137 người. Trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn số lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần rất nhỏ. năm 2000: 3.586 người; năm 2001: 3.353 người; năm 2002: 3287 người và năm 2003: 4,364 người.

Nếu xem xét theo thành phần kinh tế, trong số lao động công nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước năm 2003 thì lao động thuộc kinh tế nhà nước là 10.321 người; tập thể: 1.770 người; tư nhân: 4.987 người; cá thể:

189.536 người; hỗn hợp: 1.159 người. Như vậy, lao động công nghiệp ngoài nhà nước chiếm phần lớn. Lao động tư thương và dịch vụ, tư nhân chuyên nghiệp cũng ngày càng tăng dần qua các năm. Năm 2000: 30.535 người; năm 2001: 33.449 người; năm 2002: 38.086 người; năm 2003: 40.962 người.

Số lao động được thu hút vào các làng nghề không nhỏ bởi Hà Tây nổi tiếng là đất trăm nghề. Năm 1996 có 88 làng nghề truyền thống thu hút 110.900 lao động; trong đó, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là

76.400 người. Năm 2000 có 972 làng nghề, số lao động được thu hút 161.200 người, trong đó lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 107.000 người (chiếm 64%). Năm 2003 có 1.116 làng nghề số lao động được thu hút hơn 200.000 người. Trên địa bàn nông thôn, ngoài số lao động được thu hút vào hoạt động các làng nghề còn có khoảng 3.242 lao động được thu hút vào 491 trang trại.

2.2.2.2. Việc sử dụng lao động qua đào tạo

Việc sử dụng lao động qua đào tạo trong các ngành, lĩnh vực thời gian qua cho thấy: ngành Y tế và Giáo dục có số học sinh tốt nghiệp làm việc đúng nghề đào tạo khá cao. Tuy nhiên, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp do không tìm được việc làm đã chuyển sang làm nghề khác hoặc tiếp tục đi học đại học. Còn số người được đào tạo nghề của các ngành khác do chủ yếu theo


học nghề ngắn hạn nên cơ bản đã tìm được việc làm và tự tạo việc làm (khoảng 80%). Một số lao động qua đào tạo được thu hút vào các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn tỉnh; do đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng nên về cơ bản làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Bên cạnh đó vẫn còn không ít số lao động đã được đào tạo nhưng không tìm được việc làm; để có việc làm họ lại bỏ tiền của và công sức để tiếp tục theo học nghề khác mà các cơ quan tuyển dụng hiện đang cần; thậm chí có người lao động chấp nhận làm những công việc không đúng với khả năng, ngành nghề đào tạo như bảo vệ, hoặc tạp vụ; giúp việc gia đình... một số lao động được đào tạo phải di chuyển đến các tỉnh, thành phố khác để tìm được việc làm đúng nghề. Như vậy Hà Tây đào tạo lao động nhưng lại không thu hút sử dụng được hết sản phẩm của mình.

2.2.2.3. Về cơ cấu lao động được sử dụng

Thực tế trong những năm qua cho thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên tập trung khá nhiều trong khối các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (khoảng 80%) trên tổng số. Khối sản xuất kinh doanh cũng thu hút nhiều kỹ sư, chuyên gia có trình độ kỹ thuật, quản lý kinh doanh giỏi song chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhờ kết quả của hoạt động đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề số lao động có việc làm trong toàn tỉnh tăng lên và góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế từ năm 2000 - 2003

Đơn vị tính: %


Ngành

Năm

2000

2001

2002

2003

Nông nghiệp

62,8

61,5

59,1

58,2

Công nghiệp

21,5

22,5

24,1

24,5



Dịch vụ

15,7

16

16,8

17,3


Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tây [37].

Nếu xem xét về cơ cấu trình độ lao động được sử dụng hiện có ở Hà Tây có thể thấy rằng tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trên tổng số lao động còn thấp và chưa hợp lý.

Bảng 2.10: Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trên tổng số lao động từ năm 2000 - 2003

Đơn vị tính: %


Trình độ

Năm

2000

2001

2002

2003

Cao đẳng - Đại học

3,92

6,78

7,9

4,87

Trung học chuyên nghiệp

5,98

6,62

7,73

5,2

Công nhân kỹ thuật

5,79

6,55

6,74

2,47

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tây [37].


Tỷ lệ lao động giữa bậc trình độ đại học, cao đẳng - trung học chuyên nghiệp

- công nhân kỹ thuật có bằng là 2 - 2 - 1. Như vậy, có thể nói ở Hà Tây còn thiếu rất nhiều công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ tay nghề cao.

2.2.2.4. Về hiệu quả sử dụng lao động

Từ năm 1996 đến nay, do khai thác có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh trong đó có NNL qua đào tạo nên tổng sản phẩm trong tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá (hơn 7%).

Bảng 2.11: Tốc độ tăng GDP trong tỉnh từ năm 1995 - 2003 theo giá so sánh năm 1994

Danh

mục

Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Tổng

GDP


3837,5


4132,6


4457,9


4778,4


5098,6


5736,6


6190,1


6797,2


7413,0

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí