Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 2


pháp” đm đề cập đến tình hình thực hiện các chương trình HTĐTQT của trường đại học đầu ngành về đào tạo cán bộ quản lý và kinh tế. Đề tài cũng đề cập đến tác

động của các chương trình HTĐTQT tới việc nâng cao năng lực mọi mặt của nhà trường trong đó có năng lực của đội ngũ giảng viên.

- Một nghiên cứu khác về “Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo và thực tiễn” (đề tài cấp Bộ B2003.38.73) cũng đề cập đến các vấn đề về mô hình quản lý hoạt động HTĐTQT.

Như vậy, tuy đm có một số nghiên cứu đề cập đến công tác ĐTPT đội ngũ giảng viên của các trường đại học hay vấn đề quản lý hoạt động HTĐTQT, nhưng chưa có một nghiên cứu nào xem xét một cách hệ thống mối liên hệ giữa hai lĩnh vực này: HTĐTQT với công tác ĐTPT đội ngũ giảng viên.

Đối với các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, các nhà nghiên cứu đm bước đầu đề cập đến tác động tích cực và có ý nghĩa chiến lược của các chương trình HTĐTQT đối với công tác phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của trong ngành giáo dục, hay vai trò của hợp tác đào tạo quốc tế như một biện pháp để rút ngắn khoảng cách trong giáo dục đại học giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các báo cáo về vai trò tích cực của HTĐTQT được

đăng tải trong các thông tin của Bộ Giáo dục của các nước phát triển và đang phát triển. Họ xem đó như một biện pháp phát triển và đa dạng hóa giáo dục trong nước [72], [73].

Tóm lại, xét một cách tổng thể, đm có nhiều nghiên cứu hoặc báo cáo khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của HTĐTQT trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, một yếu tố đầu vào quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những nghiên cứu và báo cáo đó mới chỉ tiếp cận ở góc độ đánh giá bên ngoài, chưa thực sự trở thành nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quan trọng này. Nhận thức rõ điều đó, luận án kế thừa những thành tựu nghiên cứu đm đạt

được đồng thời luận giải chuyên sâu về vấn đề “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải những cơ sở lý luận về ĐTPT nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình HTĐTQT,

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 2

đánh giá thực trạng ĐTPT đội ngũ giảng viên qua các chương trình này thời gian qua, luận án tập trung luận giải và xây dựng một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các chương trình HTĐTQT trong ĐTPT nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường đại học, trước hết là trong lĩnh vực kinh tê.

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu đó, luận án có nhiệm vụ luận giải các vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về vấn đề ĐTPT nguồn nhân lực cho các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình HTĐTQT, các yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên - lực lượng chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế trước những yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập.

2. Tổng hợp và khái quát hóa một số mô hình của các chương trình HT

ĐTQT, những tác động của chúng đối với công tác đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên.

3. Phân tích thực trạng các hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên – lực lượng chủ chốt của nguồn nhân lực của các trường đại học, thông qua các chương trình HTĐTQT

4. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các chương trình HTĐTQT đối với công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên, qua đó nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ giảng viên phục vụ công tác đào tạo trong các trường đại học khối kinh tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của luận án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình HT ĐTQT” có phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

- Dù đề cập đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường

đại học kinh tế, đối tượng nghiên cứu chính của luận án sẽ chỉ tập trung vào đội ngũ giảng viên – lực lượng chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học;

- Luận án đề cập đến các chương trình HTĐTQT trong các trường đại học


khối kinh tế. Do sự phân bố các chương trình HTĐTQT ở các trường đại học kinh tế trải rộng từ Bắc vào Nam, cho nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu nhấn mạnh trong phạm vi khối các trường đại học Kinh tế, không tính đến các khoa kinh tế của các trường đại học khác. Về thời gian, luận án tập trung trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1990 đến nay, kể từ khi xuất hiện các chương trình HTĐTQT tại Việt Nam;

- Ngoài ra, trong khi nghiên cứu về tác động của các chương trình HTĐTQT tới công tác đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên, luận án sẽ chú trọng nhiều hơn vào khía cạnh định tính nhằm đưa ra các đề xuất mang tính chính sách

đối với công tác đào tạo và phát triển đội ngũ của các trường hơn là chú ý đến việc thống kê đầy đủ kết quả đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình HTĐTQT. Điều này xuất phát từ hai lí do: (i) thực tế khách quan về sự hạn chế của công tác thống kê, và (ii) mục tiêu chính của nghiên cứu sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự không đầy đủ của các số liệu thống kê. Do vậy, những phân tích trong luận án chủ yếu dựa vào các số liệu của hai trường kinh tế trọng

điểm là ĐH KTQD và ĐH Kinh tế TP HCM, với số lượng các chương trình HTĐTQT chiếm tới hơn 80% số các chương trình HTĐTQT của các trường đại học kinh tế với các chương trình HTĐTQT có quy mô lớn nhất. Tuy nhiên, luận án vẫn sử dụng số liệu của một số trường đại học kinh tế khác cùng các chương trình HTĐTQT về kinh tế trong các trường đại học không thuộc khối kinh tế khi cần, nhằm diễn tả bức tranh chung về các chương trình HTĐTQT ở nước ta hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp nghiên cứu chung của Khoa học kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật, trừu tượng hóa khoa học, phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic, luận án sử dụng các phương pháp thống kê so sánh và phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo quốc tế của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam. Một cuộc điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đối với các giảng viên đm làm việc trong các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, để đánh giá mức độ tác động của các chương trình này đến năng lực của đội ngũ giảng viên và tìm hiểu những yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình ĐTPT đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình HTĐTQT.


6. Đóng góp mới của luận án

Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về một vấn đề khá mới mẻ, luận án có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn

- Về lý luận :

+ Luận án đm nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường thuộc khối kinh tế thông qua các chương trình HTĐTQT.Qua đó, góp phần tạo nền tảng lý luận cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực thông qua các chương trình HT ĐTQT nói chung của đất nước

+ Luận án đm xây dựng tương đối hoàn chỉnh một hệ thống phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua các chương trình HTĐTQT

- VÒ thùc tiÔn

+ Qua khảo sát, luận án đm xem xét và đánh giá tổng thể bức tranh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường khối kinh tế thông qua các chương trình HT ĐTQT cũng như nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với thực trạng đó.

+ Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý trong việc xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

7. Kết cấu nội dung của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương, tiết

Chương 1: Lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình HTĐTQT.

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình HTĐTQT.

Chương 3: Đề xuất các phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các chương trình HTĐTQT trong đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối kinh tế.


Chương 1

lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế thông qua

các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế


1.1. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực trong tổ chức, vai trò và nhiệm vụ người

giảng viên trong các trường đại học

1.1.1.1. Nguồn nhân lực trong tổ chức

Nguồn nhân lực (NNL)- hay còn được gọi là "nguồn lực con người " được hiểu ở tầm vĩ mô là một nguồn lực đầu vào quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Khái niệm "nguồn nhân lực” (Human resources) được sử dụng nhiều hơn vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và ở một số nước châu ¸, khi khoa học "quản trị nguồn nhân lực" phát triển. Hiện nay khái niệm này được sử dụng khá rộng rmi để chỉ vai trò và vị trí con người trong sự phát triển kinh tế, xm hội. ë nước ta, khái niệm “nguồn nhân lực” được nhắc đến nhiều kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra

định nghĩa "nguồn nhân lực", mặc dù có nhiều nghiên cứu và bài viết về nguồn lực con người, về tài nguyên con người [21]. Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất.Với vai trò quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, nguồn nhân lực quyết định sự phát triển và tiến bộ của toàn xm hội. Trong các lý thuyết về "vốn", về "tăng trưởng", thì NNL đều được coi là yếu tố hàng đầu, đảm bảo cho sự phát triển sản xuất và dịch vụ. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm NNL dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc, nguồn nhân lực là tất cả kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có liên quan đến sự phát triển xm hội. Với cách nhìn này, NNL được xem xét ở phương diện chất lượng, vai trò và sức mạnh của con người đối với sự phát triển của xm hội. [21]


Theo đề tài khoa học - công nghệ cấp nhà nước mang mm số KX - 07: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xm hội" do GS.TSKH Phạm Minh Hạc chủ trì , nguồn nhân lực được quan niệm là số dân và chất lượng con người bao gồm: thể chất, tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực và phẩm chất [17].

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định: "Nguồn nhân lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta". [22]

Như vậy, các quan niệm về nguồn nhân lực tuy khác nhau ở cách tiếp cận nhưng đều có điểm chung khi cho rằng đó là khái niệm về số dân cư, cơ cấu dân cư và chất lượng dân cư của một đất nước với tất cả các đặc điểm về thể chất, tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực, phẩm chất và lịch sử của dân tộc đó.

Từ quan niệm chung đó có thể thấy, NNL của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết lại bởi mục tiêu của tổ chức [12].

Với cách hiểu như vậy, NNL trong một tổ chức sẽ bao gồm các mặt cơ bản sau:

* Về số lượng của nhân viên trong tổ chức:

Thể hiện quy mô của tổ chức, số lượng nhân viên càng đông, quy mô tổ chức càng lớn và ngược lại số lượng ít, quy mô tổ chức nhỏ.

* Về cơ cấu nhân viên trong tổ chức:

Thể hiện tính đa dạng cơ cấu nhân viên trong tổ chức qua trình độ, độ tuổi, giới tính, học hàm, học vị của nhân viên. Tính đa dạng cơ cấu ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng và sức mạnh của NNL trong tổ chức.

* Về chất lượng nhân viên trong tổ chức:

Chất lượng nhân viên được hiểu là năng lực của họ trong công việc và cuộc sống. Năng lực của nhân viên thông thường được đánh giá qua các tiêu chí sau: Trí lực, thể lực và đạo đức.

+ TrÝ lùc: là tất cả những gì thuộc về trí tuệ, tinh thần, năng lực chuyên môn, khả năng sử dụng chuyên môn trong công việc, giá trị và phẩm chất của nhân viên trong tổ chức.

+ ThÓ lùc: là sức khoẻ, là thể chất, là sức chịu đựng áp lực công việc, và cách xử lý sự căng thẳng trong công việc của nhân viên.

phong cách đối xử với đồng nghiệp trong tổ chức, với mọi người trong xm hội bao hàm cả quan niệm về nhân dân và về đất nước mình.

* Về các mối quan hệ, tác động qua lại:

Các mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm, tổ với nhau trong tổ chức tạo ra sức mạnh tổng hợp cho tổ chức cũng như cho bản thân họ.

Nguồn nhân lực trong tổ chức có sự khác biệt về chất so với các nguồn lực khác mà suy cho cùng là do bản chất và những đặc trưng về tâm sinh lý, năng lực làm việc của con người quyết định. Vì vậy, quản lý NNL của tổ chức là một công tác phức tạp và rất quan trọng, trong đó vấn đề đào tạo và phát triển NNL là một hoạt động tất yếu vừa có ý nghĩa trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài.

NNL trong tổ chức một mặt là động lực thúc đẩy sự phát triển của tổ chức, mặt khác, NNL cũng là mục tiêu của chính sự phát triển tổ chức. Hay nói cách khác sự phát triển của tổ chức cũng nhằm phục vụ lợi ích và tạo điều kiện phát triển cho nguồn nhân lực. Do đó, giữa tổ chức và NNL trong tổ chức phải có một mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ để cùng nhau phát triển bền vững trong sự phát triển chung của xm hội.

Sức mạnh của NNL trong tổ chức biểu hiện tập trung ở chất lượng của nhân viên trong tổ chức với ba tiêu thức đánh giá : Trí lực, thể lực và đạo đức. Đây chính là sự kết hợp thống nhất giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân trong tổ chức, trong đó trí lực có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng sức mạnh của mỗi tổ chức. Tuy nhiên trí lực và thể lực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của tổ chức, khi chủ nhân của nó là những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Đạo đức là yếu tố tất yếu trong yêu cầu đời sống con người, có vai trò lớn về tinh thần trong sự phát triển của tổ chức. Sự suy thoái về

đạo đức sẽ dẫn đến sự suy thoái về chất lượng NNL trong tổ chức, dẫn đến sự suy thoái của tổ chức và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức. Vì vậy, khi xem xét sức mạnh NNL của tổ chức, phải xem xét một cách toàn diện cả ba mặt trí lực, thể lực và đạo đức của NNL trong tổ chức đó.

Development) được thế giới xác định là vấn đề quan trọng nhất trong sự phát triển. Nó vừa có tính chất "mục đích" vừa có tính chất "phương tiện". Phát triển

để phục vụ cho chính con người và NNL cũng là yếu tố sản xuất có tính chất quyết định nhất để phát triển kinh tế xm hội nói chung [34].

Để xm hội phát triển đạt kết quả cao, cần phải dựa vào 04 yếu tố cơ bản cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế : Tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và NNL. Đặc biệt, đối với nước ta, một nước có xuất phát

điểm thấp, tài nguyên thiên nhiên mặc dù đa dạng, nhưng trữ lượng ít; nguồn vốn hạn hẹp; kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, việc xây dựng NNL có chất lượng cao là một lợi thế so sánh tương đối của đất nước hiện nay. Chính vì thế, yếu tố con người trong công cuộc xây dựng đất nước cần được xem là yếu tố phát triển quan trọng nhất. Đào tạo và phát triển NNL có chất lượng cao trong các tổ chức hiện nay ở nước ta phải là một vấn đề chiến lược phát triển ưu tiên trong công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước.

Đào tạo và phát triển NNL trong các trường đại học có tầm quan trọng đặc biệt bởi trước hết, chính NNL của các trường đại học mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của đội ngũ sinh viên – lực lượng lao động trí thức trong nguồn nhân lực của đất nước.

1.1.1.2. Đội ngũ giảng viên - lực lượng chủ chốt trong NNL của các trường đại học Trong các trường đại học, NNL được hiểu là những người tham gia vào quá trình đào tạo và phục vụ đào tạo bao gồm : Đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý các cấp và đội ngũ những người phục vụ cho quá trình đào tạo cùng tất cả những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng, năng lực, phẩm chất đạo đức và sức khoẻ của họ. Họ chính là những người quyết định chất lượng đào tạo của một trường

đại học, quyết định sự phát triển và tồn tại bền vững trong một trường đại học. Ngược lại, sự phát triển của trường đại học, nơi họ phục vụ, sẽ tạo đà cho sự phát triển chung của NNL trong các trường đại học trên phạm vi cả nước.

Với đặc thù tổ chức tiến hành các hoạt động đào tạo chuyên môn bậc cao,

đáp ứng nhu cầu của những học viên muốn được học tập nâng cao trình độ, đội

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí