Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 1


1

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học kinh tế quốc dân


phan thđy chi


Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế


Chuyên ngành : kinh tế và tổ chức lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Mã số: 62.31.11.01


Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 1

Luận án tiến sĩ kinh tế


Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. tống văn đường

2. pgs. TS. bùi anh tuấn


Hà Nội - 2008


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án


Phan Thđy Chi


Môc lôc

Trang phụ bìa

Lời cam đoan 2

Môc lôc 3

Danh mục các chữ viết tắt 4

Danh mục các bảng 5

Danh mục các hình vẽ 6

Mở đầu 7

Chương 1: Lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế13

1.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế ...13

1.2. Các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế trong các trường đại học 45

1.3. Đào tạo và Phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học thông qua các chương trình HTĐTQT 62

Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế70

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của các trường

đại học khối kinh tế 70

2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển trong các trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình HTĐTQT 85

2.3. Đánh giá chung về ĐTPT đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình HTĐTQT trong các trường ĐH khối kinh tế ở Việt Nam 120

Chương 3: Các giải pháp tăng cường hiệu quả của các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế đối với việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học khối kinh tế133

3.1. Các quan điểm 133

3.2. Các giải pháp 145

Kết luận và Kiến nghị177

Tài liệu tham khảo180

Phô lôc


Danh mục các chữ viết tắt


Chữ viết tắt Nội dung

BBA Bachelor of Business Administration Cử nhân Quản trị Kinh doanh

CBGV Cán bộ giảng viên

CBQL Cán bộ quản lý

ĐH KTQD Đại học kinh tế quốc dân

ĐHQH HN Đại học quốc gia Hà Nội

ĐTPT Đào tạo và phát triển

ĐH Đại học

DHTC Du học tại chỗ

EMBA English Master of Business Administration

Thạc sỹ quản trị kinh doanh (Tiếng Anh)

GD Giáo dục

GV Giảng viên

GD và ĐT Giáo dục và đào tạo

HTĐTQT Hợp tác đào tạo quốc tế

MBA Master of Business Administration Thạc sỹ quản trị kinh doanh

NCKH Nghiên cứu khoa học

NNL Nguồn nhân lực

QTNNL Quản trị nguồn nhân lực

QTKD Quản trị Kinh doanh

SAV Swiss-Ait-Vietnam

Sida Swedish International Development Cooperation Agency - Tổ chức Phát triển Hợp tác quốc tế Thụy Điển

SITC Singapore International Training Center - Trung tâm Đào tạo quốc tế – Singapore

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organsation

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc


Danh mục các bảng

Bảng 1.1: Các yêu cầu ĐTPT đối với giảng viên 36

Bảng 1.2: So sánh quan niệm phát triển cán bộ giáo viên cũ và mới 38

Bảng 1.3: Vai trò các bậc đào tạo trên con đường phát triển nghề

nghiệp của Giảng viên đại học 43

Bảng 2.1: So sánh số lượng, chất lượng cán bộ giảng viên của ngành

GD đại học Việt Nam năm 1991 và 2005) 73

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu cán bộ giảng dạy của các trường đại học

khối kinh tế chủ chốt 78

Bảng 2.3: Một số chương trình HTĐTQT được tài trợ toàn phần tại Hà

Nội và TP HCM 94

Bảng 2.4: Các chương trình HT ĐT được tài trợ một phần hoặc toàn

phần tại ĐH KTQD 96

Bảng 2.5: Số giảng viên được đào tạo tại các chương trình HTĐTQT lớn 100

Bảng 2.6: Mức độ tham gia vào các chương trình HTĐTQT của giảng

viên Việt Nam 107

Bảng 2.7: So sánh phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại 114

Bảng 2.8: Thực trạng khả năng sử dụng phương pháp giảng dạy hiện

đại của giảng viên 117

Bảng 3.1: So sánh đặc điểm của các Chương trình đào tạo Tiên tiến và

các Chương trình HTĐTQT 160


Danh mục các hình


Hình 1.1: Mục tiêu của công tác ĐTPT đối với người lao động 24

Hình 1.2: Các giai đoạn của quá trình học tập 26

Hình 1.3: Mô hình 3 khía cạnh của công tác ĐTPT 33

Hình 1.4: Mô hình 3 khía cạnh của công tác ĐTPT đội ngũ giảng viên 40

Hình 1.5: Quá trình chuyển giao công nghệ giữa các đối tác trong

chương trình HTĐTQT 63

Hình 3.1: Phân nhóm giáo viên theo yêu cầu của các chương trình

đào tạo quốc tế 153

Hình 3.2. Ma trận thị trường DHTC 162


Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với những vận hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa quan trọng lớn lao đối với sự phát triển của đất nước và đang là vấn đề được xm hội hết sức quan tâm. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập toàn cầu và cạnh tranh quốc tế, nền giáo dục Việt Nam cần có những cố gắng vượt bậc để

đáp ứng được đòi hỏi của xm hội. Định hướng phát triển giáo dục theo hướng tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là giáo dục đại học, hướng tới các chuẩn mực quốc tế đm trở thành mục tiêu của toàn ngành cũng như trong từng đơn vị trường đại học. Nhiều thảo luận sôi nổi, đa chiều xung quanh việc xây dựng trường đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế để làm “hoa tiêu” cho hệ thống đại học nước ta và đề

án của chính phủ về 9 chương trình đào tạo tiên tiến đm cho thấy sự cần thiết phải vươn tới các chuẩn mực quốc tế của các trường đại học nước ta, nhằm đáp ứng

được yêu cầu phát triển kinh tế - xm hội đất nước.

Các trường đại học ở nước ta, đặc biệt là các trường đại học thuộc khối kinh tế, vốn được hình thành trong nền kinh tế tập trung và hàng chục năm nay đm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho cơ chế quản lý kinh tế này. Song trước những thay đổi của xu thế hội nhập, các trường đm, đang từng bước thay đổi và sẽ cần đổi mới tích cực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về lực lượng các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế có trình độ cao cho đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, đổi mới và nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên theo định hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế sẽ là yếu tố cốt lõi cho sự chuyển mình của các trường đại học nước ta trong giai đoạn mới.

Với xu hướng rộng mở trong quản lý giáo dục, các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài đm được phép hoạt động và ngày một phát triển tại Việt Nam như một tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế. Các chương trình HTĐTQT này

đm và sẽ đem lại những yếu tố mới mẻ cho môi trường giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu chúng có đem lại những lợi ích về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục của Việt Nam giống như vai trò tạo


những chuyển biến về năng lực lao động cho lao động Việt Nam của đầu tư trực tiếp nước ngoài khi họ du nhập phương thức quản lý và công nghệ tiên tiến vào nước ta? Nếu có, điều đó đm diễn ra thế nào, hiệu quả ra sao và cần làm gì để phát huy tốt hơn lợi ích đó?

Trên cơ sở yêu cầu đó, tác giả đm lựa chọn vấn đề “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình, góp phần giải quyết những vấn đề mới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2. Tính hình nghiên cứu

Mang tính giao thoa giữa hai lĩnh vực ĐTPT và HTĐTQT, đề tài này còn

đang khá mới mẻ trong nghiên cứu hiện nay. Mặc dù có một số đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên song chưa thực sự có đề tài nào đề cập trực diện đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Trong đó, nổi bật có một số công trình nghiên cứu sau :

- PGS.TS Phạm Thành Nghị chủ trì đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề” đm chỉ ra những yếu kém và thiếu hụt về phương pháp sư phạm trong công tác đào tạo , bồi dưỡng giáo viên vào những năm 90 của thế kỷ trước.

- Đề tài cấp Bộ B2003-38-72 “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức trường đại học kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng trường trọng điểm quốc gia” chỉ ra những yêu cầu mới đối với người giảng viên trong thời

đại mới.

- ThS.Trương Thu Hà, với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển

đội ngũ giảng viên tại trường đại học khoa học xm hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội” đm tiến hành khảo sát thực trạng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên của trường trong giai đoạn 2001-2006. Đồng thời, chỉ ra được những nội dung của công tác đào tạo, phát triển đối với giảng viên của Đại học quốc gia.

Đây cũng là những nội dung khá thích hợp đối với công tác ĐTPT đội ngũ giảng viên đại học nói chung.

- Đề tài cấp Bộ B2002-38-38 “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Đào tạo về Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân: Thực trạng và Giải

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí