ngũ giảng viên trong các trường đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên uy tín, hình ảnh của trường. Chất lượng đào tạo của một trường đại học trước hết phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên – “cỗ máy cái”, lực lượng lao
động chủ chốt của nhà trường.
Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên – lực lượng chủ chốt của NNL trong các trường đại học. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nhà trường cũng là một bộ phận khăng khít với đội ngũ giảng viên và là một bộ phận không thể thiếu của NNL trong trường đại học. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng, đối tượng nghiên cứu này thích hợp với các đề tài nghiên cứu ở góc độ tiếp cận khác. Vì vậy, trong phần tiếp theo của luận án này, khi nói
đến NNL của trường đại học, tác giả chỉ đề cập đến đội ngũ giảng viên – lực lượng chủ chốt trong nguồn nhân lực.
Khái niệm về giảng viên đại học
Định nghĩa giảng viên được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
Theo Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 thì "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục ĐH gọi là giảng viên" [37].
ë góc độ vai trò, nhiệm vụ. giảng viên cũng có thể được hiểu là người trực tiếp tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH với vai trò truyền đạt và hướng dẫn.
Nếu nhìn từ một góc độ khác, cụ thể, dễ hiểu và phổ biến hơn, thì trong các trường ĐH, "giảng viên là những người làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm "[36].
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 1
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường Đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - 2
- Các Giai Đoạn Của Quá Trình Học Tập
- Đào Tạo Và Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Trong Các Trường Đại Học
- Các Chương Trình Hợp Tác Đào Tạo Quốc Tế Trong Các Trường
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nhìn từ giác độ công chức nhà nước, đối với các trường công lập, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao
đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học và cao đẳng [1].
Vai trò, nhiệm vụ của người giảng viên
Theo các văn bản quy phạm pháp luật, vai trò và nhiệm vụ của giảng viên
được xem xét trên hai phương diện.
* Giảng viên, với tư cách là một bộ phận của những nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ được quy định cho nhà giáo nói chung. Theo Điều 72 Luật giáo dục 2005, nhà giáo có những nhịêm vụ sau đây:
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
* Giảng viên với tư cách là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục ĐH - một loại hình cơ sở giáo dục đặc biệt có những nhiệm vụ riêng được quy định trong tiêu chuẩn ngạch giảng viên.
Tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo
ban hành kèm theo Quyết định số 202/TCCP - VC ngày 08/06/1994 của Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ bao gồm:
- Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công.
- Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đề án tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ.
- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công
đảm nhiệm.
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc trường.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quy chế các trường ĐH.
- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập.
Với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và những yêu cầu của thời đại mới, thời đại kinh tế trí thức, vị trí trung tâm trong quá trình dạy - học đang chuyển từ người thầy sang người học, nhằm đào tạo thế hệ cán bộ tương lai năng động, sáng tạo, tự học, tự phát hiện và thích nghi. Người thầy
đóng vai trò thiết kế nội dung và người hướng dẫn người học.
Nền giáo dục hiện đại đòi hỏi phá vỡ tính duy nhất và độc tôn về nguồn tri thức của người thầy trong nhà trường truyền thống. Ngoài vai trò giảng dạy, người thầy đang được đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động nghiên cứu,phát triển, tổ chức quản lý và phục vụ xm hội và luôn phải tự bồi dưỡng để phát triển [31].
Theo UNESCO, trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người giáo viên đm có thay đổi theo các phương hướng lớn sau đây [32]:
- Đảm nhiệm nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong công việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
- Chuyển mạnh từ truyền thụ tri thức sang tổ chức việc học tập của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xm hội.
- Coi trọng hơn việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò.
- Yêu cầu sử dụng rộng rmi hơn trong những phương tiện dạy học hiện đại do đó yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
- Yêu cầu hợp tác rộng rmi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
- Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt rộng rmi trong và ngoài nhà trường.
- Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh, nhất là đối với học sinh đm trưởng thành và cha mẹ học sinh.
Trong các trường ĐH, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá
20
trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng của sinh viên ra trường qua những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp mà sinh viên được học.
ë tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên trong các trường ĐH được thể hiện như sau:
Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con người, tạo ra lực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xm hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là động lực phát triển của xm hội.
Vai trò của giảng viên còn được thể hiện ở việc góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp trí thức tài năng thông qua việc truyền
đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại.Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốc gia tạo nên vị thế cao của
đất nước trên trường quốc tế.
Giảng viên có vai trò góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này, giảng viên đm, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia.
Trong quá trình hội nhập với nền văn hóa các nước trong khu vực và thế giới, vai trò của giảng viên ĐH là xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Là một bộ phận của trí thức dân tộc - những trí thức có trình độ học vấn và vốn hiểu biết xm hội sâu rộng, có óc phân tích, phê bình sâu sắc, giảng viên có cơ sở để đảm nhận tốt vai trò này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi sự tác động của các ấn phẩm độc hại, các luồng tư tưởng phi văn hóa thì vai trò của giảng viên càng được thể hiện rõ nét.
Giảng viên là những người có kiến thức và vốn hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn. Lực lượng giảng viên ở tất cả tất các trường ĐH vì vậy đm trở thành đại diện tiêu biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện có của quốc gia.
Giảng viên ĐH vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia NCKH. Trí thức giáo dục đại học là một bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam.
21
Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quá trình GDĐH nhằm đào tạo NNL có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước.
Như vậy, giảng viên đại học phải là lực lượng trí thức tinh hoa trong nguồn nhân lực của đất nước, đóng vai trò là “máy cái” để sản sinh ra NNL chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ giảng viên hùng hậu về số lượng và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao là điều kiện quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường đại học.
Các yêu cầu đối với giảng viên
Để hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình, người giảng viên cần có những năng lực nhất định. Có nhiều khái niệm về năng lực của NNL.
Theo từ điển tiếng Anh : "Năng lực là sản phẩm của nhiều khả năng được nhân lên bởi đào tạo và các cơ hội".
Theo các nhà quản trị kinh doanh: "Năng lực là những thuộc tính về tâm lý của cá nhân giúp cho việc con người lĩnh hội một lĩnh vực kiến thức nào đó được dễ dàng và nếu họ hoạt động trong lĩnh vực đó thì sẽ đạt được kết quả cao" [15].
Xem xét một cách tổng hợp, năng lực là tập hợp các kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ mà các cá nhân sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu công việc của tổ chức đề ra. Cũng theo quan điểm trên, năng lực, một mặt mang tính di truyền, một mặt được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động.
Đối với đội ngũ giảng viên, trình độ và năng lực của họ một mặt có thể được
đánh giá thông qua học hàm, học vị (đây là những danh hiệu được xm hội công nhận thông qua thành tích hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học), một mặt, để chính xác hơn, phải đánh giá thông qua chất lượng hoạt động thực tiễn của họ trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Những yêu cầu cụ thể đối với giảng viên đại học được quy định theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên trong Tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 202/TCCP- VC ngày 08/06/1994 của ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ. Trong đó, giảng viên được phân
22
chia thành ba ngạch: giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp. Mỗi ngạch lại có những tiêu chuẩn hay yêu cầu về trình độ riêng.
Đối với giảng viên, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và
đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng, yêu cầu về trình độ bao gồm :
+ Có bằng cử nhân trở lên
+ Đm qua thời gian tập sự giảng viên theo quy định hiện hành
+ Có ít nhất hai chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học : chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học và chứng chỉ những vấn đề cơ bản về tâm lý học và lý luận dạy học ở bậc đại học.
+ Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B
Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo bậc đại học và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học. Tiêu chuẩn để công nhận là một giảng viên chính bao gồm:
+ Có bằng thạc sỹ trở lên
+ Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất là 9 năm.
+ Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C
+ Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa và trường công nhận và
được áp dụng có kết quả trong công việc.
Giảng viên cao cấp là viên chức có chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo, thực hiện giảng dạy và đào tạo bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Đây là đội ngũ nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có chuyên môn và nghiệp vụ cao, chủ trì các hoạt động khoa học, là tiêu biểu cho phương hướng phát triển mới của bộ môn. Yêu cầu với giảng viên cao cấp bao gồm :
+ Có bằng tiến sỹ về chuyên ngành đào tạo
+ Là giảng viên chính có thâm niên giảng dạy ở ngạch tối thiểu là 6 năm.
+ Có trình độ lý luận chính trị cao cấp
+ Sử dụng đượchai ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
23
giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai tương đương với trình độ B)
+ Có tối thiểu ba (03) công trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học trường đại học hoặc chuyên ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
1.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học
1.1.2.2. Khái niệm Đào tạo và Phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực trong tổ chức
Đào tạo và Phát triển (ĐTPT) là một bộ phận quan trọng của công tác Quản trị nguồn nhân lực (NNL) trong tổ chức. Cùng với các bộ phận khác, ĐTPT phải
đóng góp vào mục tiêu chung của công tác Quản trị NNL trong tổ chức là đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng cho tổ chức,
đồng thời tạo dựng và duy trì tinh thần gắn bó, động lực làm việc cho người lao
động trong tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.
Để thực hiện mục tiêu đó, công tác Quản trị NNL đáp ứng 3 nhóm chức năng chủ yếu sau: (i) Thu hút (hình thành) NNL; (ii) Đào tạo và phát triển NNL và (iii) Duy trì NNL Ba chức năng này của Quản trị NNL liên quan mật thiết với nhau và nằm trong mối quan hệ tác động qua lại . Việc thu hút được đúng người với những đặc điểm về năng lực và động cơ phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực của họ, đáp ứng nhu cầu của tổ chức một cách hiệu quả. Ngược lại các hoạt động ĐTPT phong phú sẽ có tác dụng thu hút người lao động đến với tổ chức. Các hoạt động ĐTPT nhằm nâng cao năng lực của người lao động đáp ứng nhu cầu của tổ chức cũng sẽ đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, góp phần tạo động lực duy trì người lao động trong tổ chức. Ngược lại, các chính sách động viên khuyến khích người lao động (chức năng duy trì) cũng có tác dụng định hướng phát triển năng lực và đạo đức của người lao
động phù hợp với các giá trị cốt lõi của tổ chức, do đó cũng đóng góp một phần vào công tác ĐTPT NNL.
Xét một cách tổng thể, với tư cách là một bộ phận của công tác Quản trị NNL của tổ chức, ĐTPT cần hướng tới các mục tiêu sau đối với người lao động:
- Làm tăng tính thu hút nhân lực của tổ chức qua việc cung cấp một môi trường có nhiều cơ hội phát triển cá nhân;
24
- Tạo môi trường và các hoạt động nâng cao năng lực cá nhân thông qua các hoạt động ĐTPT phong phú, đảm bảo yêu cầu về chất lượng của đội ngũ người lao động trong tổ chức
- Góp phần tạo ra và duy trì động lực làm việc, sự gắn kết của các cá nhân
đối với tổ chức.
Thu hót
Tạo động lực
Nâng cao năng lực
Hình 1.1: Mục tiêu của công tác ĐTPT đối với người lao động
Công tác ĐTPT NNL nếu thực hiện tốt được việc nâng cao năng lực của người lao động, sẽ đồng thời hoàn thành được nhiệm vụ thu hút và tạo động lực cho người lao động. Bởi lẽ, một trong những mục tiêu rất quan trọng của người lao động khi làm việc trong bất kỳ một tổ chức nào là phát triển và hoàn thiện chuyên môn của bản thân cũng như có một cơ hội thăng tiến trong tương lai. . Một nơi làm việc cho phép sử dụng một cách hiệu quả các năng lực hiện có của người lao động, đồng thời tạo điều kiện để người lao động luôn có điều kiện học tập và tiếp tục phát triển sẽ là yếu tố hết sức quan trọng để người lao động gắn bó với tổ chức.
ĐTPT với chức năng nâng cao năng lực của NNL cho tổ chức.
Có thể có hai cách tiếp cận khác nhau về đào tạo và phát triển. Khái niệm đào tạo được sử dụng chủ yếu đối với cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn, đây là quá trình giúp họ học tập, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng kỹ thuật. Khái niệm phát triển liên quan đến việc truyền đạt một nhóm kiến thức, kỹ năng hoặc các vấn