Giá Trị Công Nghiệp Cntt Việt Nam 2002-2006 (Triệu Usd)


đạt điểm trung bình. Chỉ số này do ITU công bố tháng 5/2007, khác chỉ số ICT-OI là không tính đến giáo dục, mà chỉ dựa trên các chỉ tiêu phát triển CNTT và viễn thông. Chỉ tiêu này năm 2007 được xếp cho 181 nước, Việt nam xếp hạng thứ 126/181 với điểm số là 0.29 - chưa đạt được điểm số trung bình thế giới là 0.40. So với lần xếp hạng trước đó (thứ hạng 123), Việt nam tụt 3 bậc dù tăng được 0.1 điểm (0.28 lên 0.29). ITU cũng công bố bản đồ thế giới và từng khu vực trong đó màu sắc từng quốc gia phản ánh độ lớn/nhỏ của chỉ số này. Đậm màu nhất (cao nhất) là khu vực Bắc Mỹ, Tây, Âu, Nhật bản và Australia.

Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI 2006- 2007): thấp hơn 7 bậc. Xếp hạng NRI của Việt Nam năm 2006-2007 là 82/122, thấp hơn 7 bậc so với năm 2006 (75/115).

Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness – EIU Index 2007): tăng 1 bậc. Việt nam xếp hạng thứ 65 trong tổng số 69 nước – tăng 1 bậc so với năm trước (3.73 điểm – tăng so với điểm 3.12 của năm 2006). Vị trí của Việt nam trong danh sách năm 2003 và 2002 là 56/60, 2004 là 60/65, 2005 là 61/65 và 2006 là 66/68.

Về tiêu chí về chính sách và tầm nhìn của chính phủ, Việt Nam được xếp hạng 58/69.

Bảng 2.6: Việt Nam trong xếp hạng của EIU qua các năm


Năm

Điểm số EIU Index

Thứ hạng EIU Index

2001

2.76

58/60

2002

2.96

65/69

2003

2.91

56/60

2004

3.35

60/64

2005

3.06

61/65

2006

3.12

66/68

2007

3.72

56/60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 12


Nguồn: EIU, 2000-2007


Báo cáoToàn cảnh CNTT Việt nam 2007, Hội Tin học TP Hồ Chí Minh


Thị trường CNTT Việt Nam năm 2006 đạt con số 1 tỷ 15 triệu USD, tăng



22.6% - gấp hơn lần 3 tỷ lệ tăng trưởng chung của thế giới - trong đó phần cứng tăng 15.8%, phần mềm/dịch vụ tăng 43.9%. Chi tiêu cho phần cứng tăng trưởng không cao do giá phần cứng giảm khá nhanh, chi tiêu cho phần mềm bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút của thị trường phần mềm chính phủ trong năm 2006. Dù thị trường phần mềm chính phủ do kế họach 2006-2010 triển khai chậm nên tăng chậm, tốc độ tăng trưởng của thị trường phần mềm vẫn cao do dịch vụ nội dung số bù lại. Đây là các con số tăng trưởng ấn tượng, cao hơn mức độ tăng trưởng GDP và vượt mức tăng trưởng trung bình của Châu Á và thế giới.


Bảng 2.4: Thị trường CNTT Việt nam 2000-2006 (triệu USD)


Năm

Thị trường

phần mềm/ dịch vụ

Thị trường phần cứng

Tổng( Triệu USD)

Tăng trưởng ( %)

2000

50

250

300

-

2001

60

280

340

13.3

2002

75

325

40

17.6

2003

105

410

515

28.8

2004

140

545

685

33.0

2005

198

630

828

20.9

2006

285

730

1015

22.6

Nguồn : Báo cáo toàn cảnh CNTT 2006 - Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh


Công nghiệp CNTT: tăng trưởng 22.1%, trong đó công nghiệp phần mềm tăng 32%. Tổng giá trị ngành Công nghiệp CNTT Việt nam (không tính công nghiệp điện tử gia dụng và viễn thông) năm 2006 là 1.74 tỷ USD - tăng 22.1% so với năm 2005.

Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Phần mềm/Dịch vụ (32%) vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần cứng, một phần quan trọng nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp nội dung số và dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngoài.

Bảng 2.5: Giá trị công nghiệp CNTT Việt nam 2002-2006 (triệu USD)



Năm

Phần mềm dịch vụ


Phần cứng


Tổng

Phục vụ thị trường nội

địa

Gia công/ Xuất khẩu

Tổng

2002

65

20

85

550

635

2003

90

30

120

700

820

2004

125

45

170

760

930

2005

180

70

250

1150

1400

2006

255

105

360

1380

1740


Nguồn : Báo cáo toàn cảnh CNTT 2007 – Hội tin học TP Hồ Chí Minh

Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt nam đạt doanh số 360 triệu USD trong năm 2006, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm 70.1%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29.9%), tăng 44% so với năm trước. Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần mềm/dịch vụ trong nước tăng 41.6%.

Công nghiệp phần cứng đạt 1.38 tỷ USD, chủ yếu phục vụ xuất khẩu với kim ngạch 1 tỷ 233 triệu USD và 147 triệu USD cho thị trường trong nước. Phần đóng góp quan trọng là các công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất ở Việt Nam để xuất khẩu. Hầu hết các thương hiệu máy tính trong nước có doanh số 2006 dưới 5 triệu USD, chỉ có 2 công ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt nam hàng đầu có doanh số vượt ngưỡng 10 triệu USD còn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, trong đó FPT Elead tăng trưởng 35.8% với doanh số 18.2 triệu USD, CMS tăng trưởng 49.5% với doanh số 13.9 triệu USD.

Với số lượng trên 16 triệu người dùng Internet, Việt nam trở thành quốc gia có số người dùng Internet xếp thứ 17 thế giới, và thứ 6 trong khu vực châu á (sau Trung quốc, ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc và Indonesia). Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt Nam vẫn đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu á và thứ 93 trên thế giới.

Bảng 2.6: Phát triển thuê bao và người dùng 2003-2007 (theo VNNIC)


Tháng – Năm

Số thuê bao

Số người dùng

T5-2007

4.503.333

16.176.000



T5-2006

3.541.000

12.912.000

T5-2005

1.899.000

7.185.000

T5-2004

1.124.000

1.709.000

T5-2003

450.000

4.311.000


Nguồn: Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2007, Hội tin học TP Hồ Chí Minh


Với tốc độ phát triển như vậy, nhu cầu về nhân lực CNTT đang thực sự bức

thiết. Để có được sự phát triển hơn nữa, ngành CNTT đang cần rất nhiều những tài năng. Để có được thêm nhiều những tài năng phần lớn sẽ phụ thuộc vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành.

3.1.2 Các quan điểm cơ bản

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (bao gồm nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin; nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin) là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin quốc gia.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát huy mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT, đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội


thông tin, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cung cấp nhân lực công nghệ thông tin cho thị trường lao động quốc tế.

Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, nâng trình độ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin của nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề. Đến năm 2015, ở bậc đại học, cao đẳng đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1 giảng viên công nghệ thông tin; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.

Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2015 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN; 80% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Đến năm 2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại nhiều trường đại học đạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2015, toàn bộ học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và 80% học sinh các trường tiểu học được học tin học. Đảm bảo dạy tin học cho 100% học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vào


năm 2020. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo. Đến năm 2015, 100% giáo viên các cấp có thể sử dụng các ứng dụng CNTT hỗ trợ cho giảng dạy.

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ Thạc sỹ trở lên.

Tăng cường đào tạo nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, … 530.000 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên.

Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT cho toàn xã hội. Đến năm 2015, tất cả cán bộ, công chức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh nghiệp, trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng CNTT. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc CNTT, được đào tạo theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2020, 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng CNTT.‌

3.2 Các giải pháp chính để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời gian tới

3.2.1 Mở rộng các kênh đào tạo nhân lực công nghệ thông tin

- Tăng số lượng sinh viên trong các trường đào tạo chính quy

Chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực cao cấp, nhưng càng thiếu hơn những "công nhân" CNTT."Xã hội hoá" vấn đề đào tạo nhân lực CNTT, tập trung bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực dưới ĐH, và đổi mới về lâu dài tư duy đào tạo nhân lực cao cấp. Tao điều kiện cho việc thành lập các trường cao đẳng nghề, các trường Đại học nghề. Quá trình mở rộng khâu đào tạo, sẽ kéo theo việc trước hết phải sớm ban hành các quy chuẩn chất lượng, cũng như đòi hỏi có những thay đổi về cơ chế.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế,


các chuyên gia về CNTT nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về CNTT, khuyến khích đầu tư các trường đại học, cao đẳng tư thục chuyên ngành CNTT .

Cần có chính sách cởi mở, thông thoáng hơn trong việc thành lập các trường đào tạo CNTT nhằm huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội đầu tư vào lĩnh vực này. Cần cho phép các trường thêm quyền chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các vấn đề như chỉ tiêu, cách thức tuyển sinh, chương trình, giáo trình, học phí.

- Thúc đẩy công tác đào tạo CIO từ thấp đến cao để tương thích với thế hệ CIO của AFTA, APEC, WTO...Đào tạo CIO cần đảm bảo 4 điều kiện: có khả năng tìm kiếm thu thập thông tin, có sự hiểu biết về tin học, nắm và làm chủ được thông tin, có khả năng suy luận dựa trên cơ sở thông tin để ra quyết định. Đào tạo CIO có thể tập trung theo hai hướng: chuyên gia CNTT học về quản lý nhà nước, những người đang đảm nhận chức năng quản lý nhà nước học về CNTT. Nguồn đào tạo CIO cần lấy từ chính các doanh nghiệp, đó là các kỹ sư các ngành khác, khi được bồi dưỡng về CNTT, hiểu được bản chất của CNTT và sự hiểu biết chuyên môn sẵn có sẽ là những người lãnh đạo thành công.

- Hỗ trợ và thúc đẩy mô hình đào tạo phi chính quy. Hệ thống này đã góp phần không nhỏ cho công tác đào tạo nhân lực CNTT. Nhưng các chứng chỉ đào tạo chưa được Nhà nước công nhận. Điều này gây ra thiệt thòi cho các sinh viên tốt nghiệp các trung tâm ở đây khi vào làm việc ở các DN, cơ quan Nhà nước. Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách công nhận sự tương đương giữa các chứng chỉ của các trung tâm đào tạo này với các bằng cấp trong hệ thống đào tạo chính quy. Nên xây dựng chương trình và tổ chức kỳ thi để cấp bằng cao đẳng thực hành ( không cần học ,chỉ cần thi đạt sẽ được cấp bằng ). Các trường đại học cũng nên nghiên cứu liên thông với các trung tâm có chất lượng cao để đào tạo .

- Tăng cường đào tạo về CNTT cho các ngành khác: Các chương trình tin học cơ bản của ta nhìn chung mới chỉ dừng lại ở trình độ khá đơn giản, thời lượng thực hành lại ít, sinh viên hầu như chưa có kỹ năng thực hành. Chương trình CNTT cho chuyên ngành thì còn khó khăn hơn nhiều, trừ một vài ngành kỹ thuật đặc thù, đại đa số chương trình này chưa được xây dựng 1 cách bài bản. Chúng ta


hầu như chưa có chương trình đào tạo CNTT cho nhiều chuyên ngành: kinh tế, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa thời lượng của môn tin học cho sinh viên. Chương trình tin học cho từng chuyên ngành cần được thiết kế cẩn thận theo đặc thù của từng ngành . Triển khai mạnh đào tạo một số ngành mới như ngành “hệ thống thông tin kinh tế “, ngành y-tin, ngành sinh –tin, ngành hóa –tin…c) Đào tạo bằng 2 về cntt cho những người tốt nghiệp ngành khác. Thực ra, qua chương trình khung xây dựng từ năm 2003, một số ngành như cơ khí, điện -điện tử … đã thể hiện được phần nào đó ý tưởng tăng hàm lượng kiến thức, kỹ năng cntt và trong hệ thống chương trình khung cũng đã có một số ngành mới như ngành “hệ thống thông tin kinh tế”, nhưng nhìn chung, phần lớn các chương trình hàm lượng cntt còn quá ít.

- Đẩy mạnh khoá đào tạo ngắn hạn cập nhật kiến thức. Các khoá đào tạo này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT. Đối với lực lượng chuyên gia CNTT: các quản trị viên dự án, chuyên gia thiết kế, xây dựng giải pháp tổng thể và lực lượng marketing trong lĩnh vực Hightech chỉ có thể đào tạo thông qua kinh nghiệm làm việc, cùng với các khoá đào tạo ngắn hạn. Tuy nhiên, quy mô của các khoá học này còn nhiều hạn chế. Kinh phí tham gia thường khá cao, trong khi nhiều DN và nhà quản lý vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng và lợi ích của việc đầu tư này. Cần có các biện pháp tuyên truyền đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các khoá đào tạo này. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ để giảm chi phí, cần đẩy mạnh các khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân lực CNTT .

3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo nhân lực CNTT theo các chuẩn mực quốc tế

- Các trường cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, các trang thiết bị giảng dạy, đặc biệt là hệ thống máy tính với chất lượng cao.

Cần trang bị các phương tiện học tập điện tử, hạ tầng mạng hiện đại, kết nối Internet băng rộng cho tất cả các trường đại học tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được lên mạng để thu thập tài liệu, làm quen nhiều hơn với TMĐT và sinh viên có thể phải được miễn phí hoặc chỉ phải trả 1 mức phí nhất định ; bảo đảm tỷ lệ số sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023