Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11

có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính" [6].

Có thể thấy dưới góc độ quy định của pháp luật về trách nhiệm đăng ký khai tử của thân nhân người chết là khá rò ràng. Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác đó là sự thể hiện trách nhiệm, tình cảm của người còn sống đối với người đã chết. Đăng ký khai tử cho người chết là bổn phận, là trách nhiệm của người còn sống không những đối với người chết, mà còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ của một công dân đối với xã hội, thể hiện nếp sống văn minh, thái độ tuân thủ pháp luật của công dân. Không nên nghĩ rằng khi nào có quyền lợi cho mình thì làm, còn nghĩa vụ thì không, đó là một cách suy nghĩ tiêu cực, không đúng đắn. Đăng ký khai tử cho người đã chết cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của người còn sống.

Quy định của pháp luật thì khai tử là thủ tục phải giải quyết ngay nhưng trên thực tế gia đình nào có thân nhân chết vào ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì cũng rắc rối. Tuy gia đình muốn được mai táng đúng ngày giờ nhưng chính quyền xã không làm việc; có người chết có giấy báo tử của cơ quan công an hoặc bệnh viện nhưng chưa làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân xã thì Nhà tang lễ không đồng ý nhận làm thủ tục mai táng. Hơn nữa đối với những người chết tại nhà riêng thì không có loại giấy tờ nào xác nhận sự kiện đã chết. Theo phong tục của người Việt Nam, việc chôn cất một người còn phải theo giờ "tốt", giờ "hợp tuổi" của người chết nên việc "chờ" khai tử là khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, cũng không thể "trách" Ủy ban nhân dân xã vì không thể yêu cầu cán bộ tư pháp và lãnh đạo phường làm việc cả ngày nghỉ thường xuyên để... trực khai tử được. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở thường qui định việc tang phải tiến hành mai táng trước 36 giờ kể từ khi chết mà chẳng may lại rơi vào ngày thứ bảy, chủ

nhật. Thế nên thực tế một số xã ở huyện Thanh Trì có tình trạng giấy chứng tử được... "làm sẵn", phòng khi vào ngày nghỉ có người qua đời, cứ đến nhà cán bộ tư pháp xin "điền" tên vào là được. Do vậy không tránh được trường hợp đã có người lợi dụng tình huống này để "tranh thủ" cán bộ tư pháp xã cấp khống cho giấy báo tử đối với người còn sống để thực hiện một "âm mưu" khác như lấy vợ (hoặc chồng) ở nước ngoài, "loại" khỏi danh sách người được hưởng di sản (vì chết trước người để lại di sản)…

Để nắm vững tình hình giảm dân số và tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như thực hiện quyền được khai tử. Tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định về thẩm quyền, thời hạn, trách nhiệm của người đi đăng ký khai tử. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa quy định cách giải quyết: Trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam thường trú trong nước nhưng chết ở nước ngoài mà người thân có yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của đương sự thì giải quyết như thế nào? Theo tôi nên quy định thân nhân của người chết tiến hành việc đăng ký khai tử tại nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi họ xuất cảnh ra nước ngoài là phù hợp nhất.

Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải được đăng ký khai sinh và khai tử; nếu cha mẹ không đi đăng ký thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào sổ đăng ký khai sinh và khai tử. Quy định này rất khó khăn cho người thực hiện bởi họ không thể tự mình đặt tên cho đứa trẻ mà chỉ có thể phối hợp với cha mẹ đứa trẻ mới thực hiện được.

Để nắm vững tình hình giảm dân số và tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như thực hiện quyền được khai tử. Tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định về thẩm quyền, thời hạn, trách nhiệm của người đi đăng ký khai tử. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa quy định cách giải quyết: Trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam thường trú trong

nước nhưng chết ở nước ngoài mà người thân có yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của đương sự thì giải quyết như thế nào? Theo chúng tôi nên quy định thân nhân của người chết tiến hành việc đăng ký khai tử tại nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi họ xuất cảnh ra nước ngoài là phù hợp nhất.

2.2.3.3. Đăng ký kết hôn

Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158 quy định “Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng minh nhân dân” [6]. Việc quy định khi đi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ chỉ cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân không cần xuất trình các giấy tờ xác nhận việc cư trú hợp pháp dễ gây nhầm lẫn, không chính xác về nơi đăng ký hộ khẩu để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn và ghi chính xác các thông tin vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Theo quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158 thì:

Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau mà UBND xã nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rò về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan đó [3].

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11

Đây là một quy định tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tuy nhiên nếu lợi dụng quy định này, công dân không trung thực trong quá trình cam đoan sẽ dẫn đến trường hợp một người có nhiều đăng ký kết hôn.

Đăng ký kết hôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các sự kiện đăng ký hộ tịch ở Thanh Trì (đứng thứ hai sau đăng ký khai sinh) (xem Phụ lục 1). Qua đó cho thấy, tỷ lệ đăng ký kết hôn năm sau, cao hơn năm trước. Tuy nhiên ở xã vùng bãi tỷ lệ đăng ký kết hôn thấp hơn các xã gần nội thành. Ở các xã như Tân Triều, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Thanh Liệt, Thị trấn Văn Điển, Liên Ninh….

hầu hết các cặp nam nữ đều thực hiện tốt nghĩa vụ đăng ký kết hôn tại UBND xã, tỷ lệ kết hôn có đăng ký có nơi lên tới 99%. Các cặp nam nữ chuẩn bị cho hôn nhân đã xác định đăng ký kết hôn là nghĩa vụ bắt buộc đồng thời đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của mình khi bước vào hôn nhân.

Tình trạng hôn nhân thực tế còn khá cao do cách sống và suy nghĩ thoáng của giới trẻ. Nạn tảo hôn thường xảy ra do quan niệm “ế vợ”, “ế chồng” ở các vùng nông thôn nếu đợi đủ tuổi kết hôn hoặc cần cưới vợ sớm để có thêm người người làm hoặc được chia ruộng, chia đất…. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về hộ tịch cũng như công tác xét xử vì vấn đề ở đây không chỉ là quan hệ về hôn nhân giữa vợ và chồng mà còn liên quan đến nhiều quan hệ khác như quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế, quan hệ cha, mẹ, con (con trong giá thú hay ngoài giá thú).

Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Nhận thức của người dân về Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật hộ tịch còn thấp. Họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn. Khi chưa quan tâm đến quyền của mình, thì họ chưa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Đối với những trường hợp chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, khi có việc giao dịch với chính quyền, đăng ký khai sinh cho con đi học hoặc có tranh chấp dân sự xảy ra thì họ mới đi đăng ký kết hôn.

- Về phương diện quản lý hộ tịch, một điểm dễ nhận thấy là số liệu đăng ký kết hôn chưa được thu thập, báo cáo đầy đủ. Ở một số xã, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa “phủ sóng” đến tận người dân cho nên người dân chưa có điều kiện tiếp cận pháp luật về hộ tịch, hôn nhân và gia đình. Hay nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến, hình thành và giáo dục văn hoá pháp lý cho người dân. Mặt bằng dân trí thấp chính là nguyên nhân làm cho pháp luật chưa vượt qua “lệ làng” để đứng vững trong cuộc sống của người dân.

- Yếu tố phong tục, tập quán cũng ảnh hưởng khá rò nét đến hiệu quả của đăng ký kết hôn. Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, có những phong tục, tập quán đặc thù. Chính những nét văn hoá đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hộ tịch.

Những tồn tại và nguyên nhân nói trên đã và đang hạn chế kết quả đăng ký kết hôn.

2.2.3.4. Đăng ký nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội có từ lâu ở nước ta. Trong thời gian gần đây, hiện tượng này có xu hướng phát triển, đặc biệt là những trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Đăng ký nhận nuôi con nuôi là thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với việc xác lập một cách tự nguyện các quan hệ pháp luật giữa người nhận nuôi và con nuôi.

Đăng ký việc nuôi con nuôi ở nước ta chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số các sự kiện hộ tịch được đăng ký. Các cháu có hoàn cảnh đặc biệt thường chỉ được những gia đình hiếm con nhận làm con nuôi [xem Phụ lục 1].

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Thanh Trì, số trường hợp nhận nuôi con nuôi có sự gia tăng qua từng năm.

Giải thích cho hiện tượng nhận nuôi con ngày càng nhiều ở Thanh Trì là do sự phát triển của kinh tế cùng với sự gia tăng của các nhu cầu khác trong xã hội, một số gia đình không có khả năng sinh con nên muốn nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị bỏ rơi về nuôi. Một số người có lòng hảo tâm, cảm thương cho những mảnh đời bất hạnh đã làm thủ tục nhận nuôi con nuôi

Số lượng người nhận nuôi con nuôi không lớn. So với tổng số dân chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ. Số trẻ em là trai được nhận làm con nuôi lớn hơn số trẻ em là gái được nhận làm con nuôi. Có thể nhận định rằng, tư tưởng và tâm lý người dân chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán của người Phương Đông là nhận con nuôi là nam giới để sau này được nương tựa, trông cậy khi tuổi già.

Pháp luật về hộ tịch không quy định đăng ký quá hạn cho việc nuôi con nuôi. Nhà nước chỉ thừa nhận việc nuôi con nuôi có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi hành vi nhận nuôi con nuôi do quan hệ họ hàng, phong tục, tập quán đều không có giá trị pháp lý. Điều này có nghĩa là, bên nhận con nuôi và bên được nhận làm con nuôi chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha, mẹ, con kể từ khi được cơ quan đăng ký hộ tịch công nhận, cấp Quyết định công nhận nuôi con nuôi, được cơ quan đăng ký tổ chức Lễ giao nhận con nuôi và được ghi thành biên bản theo quy định của pháp luật.

Trước đây, có những trường hợp không có điều kiện để làm thủ tục nuôi con nuôi. Người nhận con nuôi chỉ chú ý đến khía cạnh tình cảm mà không để ý đến khía cạnh pháp lý của vấn đề nên không thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chính bản thân họ. Chẳng hạn như có trường hợp người con nuôi trở thành anh hùng lực lượng vũ trang hay hy sinh được phong tặng Liệt sĩ song cha, mẹ nuôi dưỡng không được Nhà nước công nhận quan hệ cha, mẹ, con. Điều này gây thiệt thòi trong quan hệ danh dự cũng như vấn đề thừa kế hoặc các quyền lợi khác của cha, mẹ nuôi và con nuôi.

Trong trường hợp trẻ được nhận là con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã nhấn mạnh phải xác định cha/mẹ đẻ của trẻ em để lấy ý kiến đồng ý với việc cho trẻ em làm con nuôi, bảo đảm việc đồng ý cho trẻ làm con nuôi không vì mục đích vụ lợi, không bị đe doạ mua chuộc, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Tuy nhiên, trên thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp cho- nhận con nuôi rất tuỳ tiện như sau khi sinh con mẹ đẻ cho con làm con nuôi (trao tay hoặc giấy viết tay, giấy chứng sinh chưa đăng ký thủ tục cho- nhận con nuôi) mà không để lại địa chỉ hoặc để lại địa chỉ rồi “trốn”. bỏ đi làm ăn xa không có tin tức gì, thậm chí có người để lại địa chỉ giả. Khi tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, UBND cấp xã không thể liên hệ với cha/mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp

luật.Những hạn chế đó khiến thời gian giải quyết bị kéo dài trẻ em sẽ càng không nhanh chóng có được mái ấm gia đình thay thế. Để giải quyết vướng mắc, một số ý kiến cho rằng rất cần sự phối hợp thật trách nhiệm của cấp cơ sở nhằm hoàn thiện hồ sơ giải quyết con nuôi. Quan trọng hơn là các cấp có thẩm quyền sớm xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện thống nhất đúng quy định.

Hiện nay hiện tượng các nhà sư nhận trẻ em bị bỏ rơi tại chùa làm con nuôi rất phổ biến.Tuy nhiên nhà chùa không phải là môi trường gia đình lý tưởng cho trẻ phát triển, các sư thì không thể là cha, là mẹ của chúng. Vì vậy đã đến lúc cần nhìn nhận nghiêm túc thực trạng con nuôi nhà chùa để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho những đứa trẻ tội nghiệp. Nhà chùa, sư trụ trì chỉ có thể tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc nuôi dưỡng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập của một cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ- CP và Nghị định số 81/2012/NĐ- CP. Như vậy trong trường hợp nhà chùa không đáp ứng được điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em lâu dài cũng sẽ có vấn đề về phương diện pháp lý. Ngoài ra còn gây khó khăn cho việc tìm gia đình thay thế sau này.Qua sơ kết 3 năm thực hiện Luật nuôi con nuôi năm 2010, các địa phương đều nhận thức đúng đắn việc các sư trụ trì, nhà chùa nhận trẻ em sống trong chùa hoặc các cơ sở tôn giáo làm con nuôi là không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Việc nuôi con nuôi như thế không đảm bảo mục đích theo Điều 2 Luật nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình. Về giải pháp lâu dài cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về nuôi con nuôi, nâng cao nhận thức của người dân và các sư trụ trì chùa trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giải thích cho sư trụ trì và nhà chùa chính

sách pháp luật của nhà nước về nuôi con nuôi để trẻ em có được gia đình thay thế phù hợp; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc giải quyết quyền và lợi ích của trẻ em được nuôi dưỡng tại các nhà chùa hoặc chuyển trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và tìm gia đình thay thế cho trẻ.

2.2.3.5. Đăng ký giám hộ

Giám hộ là một chế định pháp lý rất quan trọng của Luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế. Mặc dù vấn đề giám hộ đã có từ lâu trong cuộc sống xã hội nước ta nhưng vì trước đây pháp luật dân sự của nhà nước chưa phát triển hoàn chỉnh, khía cạnh pháp lý của giám hộ chưa được quan tâm nhiều nên việc đăng ký giám hộ chưa được tổ chức tốt.

Minh chứng cho điều đó, hiện nay ở các xã, có rất ít trường hợp đăng ký giám hộ. Giám hộ là sự kiện xảy ra ít nhất trong tất cả các sự kiện hộ tịch ở Thanh Trì [xem Phụ lục 1].

Lý giải cho tình trạng này do người dân chưa có ý niệm về giám hộ (hay còn gọi là đỡ đầu), họ chưa hiểu hết ý nghĩa và nội hàm của khái niệm giám hộ. Ở các nước phương Tây, giám hộ là việc làm phổ biến và trở thành nhu cầu gắn với quyền và nghĩa vụ của công dân. Còn ở Việt Nam nói chung và Thanh Trì nói riêng giám hộ còn xa lạ và trừu tượng đối với người dân. Điều này cũng phản ánh trình độ văn hoá pháp lý của người dân còn thấp và nhà nước cần có cơ chế hữu hiệu để nâng dần ý thức pháp luật cho người dân.

2.2.3.6. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Nhận cha, mẹ, con là một quyền nhân thân của công dân được quy định cụ thể tại điều 43 của Bộ Luật dân sự 2005. Với việc đơn giản hoá về thủ tục, ở Thanh Trì tỷ lệ đăng ký nhận cha, mẹ, con ngày càng tăng lên theo từng năm [xem Phụ lục 1].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022