Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 2


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam

Chương 3: Quan điểm và các giải pháp chính để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời gian tới


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN‌‌

1.3 Vai trò của công nghệ thông tin

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công nghệ thông tin

- Khái niệm công nghệ thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xứ 1ý thông tin( gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh ..). Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá.. của con người.

CNTT và truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành : ứng dụng ICT, nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT và cơ sở hạ tầng ICT .

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 2

Những lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả ứng dụng: chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử ...

Công nghiệp ICT gồm CNPM, CNPC, Công nghiệp điện tử cùng các nhân tố hỗ trợ: tri thức, thông tin, dữ liệu ... CNPC gồm: CNPC máy tính, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Khi nói về sự phát triển của bất kỳ ngành công nghiệp nào, người ta cũng nói tới sự cần thiết của cơ sở hạ tầng, phần cứng máy tính cũng chính là một phần cơ bản của cơ sở hạ tầng CNTT .

CNPM là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn các giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì cho người tiêu dùng ...Phát triển CNPM đòi hỏi phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu: tạo sản phẩm , dịch vụ và đào tạo.

Nguồn nhân lực ICT gồm: người lãnh đạo, người sử dụng, DN và chuyên gia. Cơ sở hạ tầng ICT gồm: điện thoại di động, cố định, Internet, băng thông, cước.

Bốn thành phần này có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo nên sức mạnh ICT, được thúc đẩy và phát triển bởi 3 chủ thể là người sử dụng, DN và Chính phủ .

Người sử dụng là người dân, DN, cơ quan Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong


và ngoài nước đầu tư và thúc đẩy phát triển thông qua thị trường, tham gia thúc đẩy các DN đổi mới, tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả và tác động của các chính sách phát triển CNTT.

Doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ, cùng người sử dụng tham gia phát triển thị trường, tham gia với Chính phủ trong các hoạt động xây dựng, điều chỉnh và thực hiện các chính sách phát triển CNTT.

Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, điều hành phối hợp và hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho CNTT phát triển .

- Đặc điểm công nghệ thông tin

CNTT có các đặc điểm là: khả năng truyền tải lượng thông tin nhanh, nhiều và rộng theo mạng làm cho việc gián tiếp từ xa được thực hiện gần như tức thì; khả năng lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn về mặt dung lượng, trên những loại vật mang ngày càng nhỏ bé về kích thước; thời gian truy cập ngày càng ngắn, phần tỷ giây cho phép xử lý những đối tượng có tầm vóc thông tin khổng lồ.

CNTT có khả năng áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: từ khoa học tới kinh tế – xã hội. CNTT là 1 công nghệ có nhiều “tầng lớp ”: ở tất cả các khâu đoạn sản xuất CNTT. Tầng 1: chương trình ứng dụng cho từng cơ quan, xí nghiệp, có thể được thành lập bởi 1 ngôn ngữ lập trình dựa trên những hệ quản trị dữ liệu, thường được viết tại chỗ hay gia công bên ngoài. Tầng 2: Chương trình ứng dụng và hệ mềm cơ bản: đây là khâu phức tạp nhất và giàu có nhất, là sản phẩm của các công ty chuyên viết phần mềm. Tầng 3 gồm những “ khả dụng ”về phần mềm, làm cho các chương trình ứng dụng tổng quát hay đặc biệt hoạt động được, chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hành mạng. Tầng 4 gồm các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ việc làm ra các bìa in trong đó có gắn kết các linh kiện điện tử, rồi lắp ráp với phần điện, cơ khí, thiết bị ngoại vi ... thành một máy tính hoàn hảo. Tầng 5: bao gồm việc sản xuất linh kiện điện tử.

CNTT là 1 công nghệ biến chuyển rất nhanh: sự biến chuyển thường xuyên của các máy tính, thiết bị ngoại vi, về phần mềm cơ bản và thiết kế hệ thống ...

CNTT có đặc điểm là sở hữu trí tuệ đóng vai trò tối quan trọng. Do hàm lượng tri thức cao nên việc bảo vệ tri thức giữ vị trí quan trọng trong chính sách phát


triển CNTT. Các sản phẩm CNTT, nhất là các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ giá trị gia tăng, việc sao chép và chuyển giao rất đơn giản, nhanh chóng nên việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là điều kiện then chốt để phát triển CNTT.

CNTT là một ngành mũi nhọn: là kết quả tổng hợp của toán học, hoá học, quang học, cơ khí chính xác cũng như công nghệ làm mạch tổng hợp nhưng ở mức độ tinh vi hơn nhiều. CNTT luôn luôn nặng về tri thức. Đây là yếu tố then chốt để phát triển ngành công nghiệp này và để nắm bắt nó cần có 1 cơ sở vững vàng về khoa học. Điều này lý giải vì sao, để phát triển CNTT chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực .

1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin

Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng CNTT đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử văn minh nhân loại. CNTT đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng. CNTT đang đưa thế giới bước vào 1 thời đại kinh tế số - Kinh tế tri thức, lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm nền tảngđể phát triển; Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. CNTT đang tạo ra khả năng và phương thức tiếp cận mới cho phát triển quốc gia, tạo ra những tiềm năng và cơ hội giúp các nước đang phát triển vượt qua những rào cản lạc hậu, thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược quốc gia, đẩy nhanh và rút ngắn quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thứ nhất, ứng dụng CNTT làm giảm chi phí sản xuất và tạo giá trị gia tăng cao

Là ngành có hàm lượng tri thức kỹ thuật cao, CNTT có vai trò vô cùng quan trọng đối với nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.

CNTT phát triển đã cung cấp những biện pháp nhanh nhạy cho việc khai thác, sử dụng đầy đủ nguồn tài nguyên thông tin. Năng lực xử lý và tốc độ tính toán nhanh của máy tính giúp chu kỳ nghiên cứu triển khai sản xuất ngắn lại. Nhịp độ sản xuất được đẩy nhanh, giảm hao phí về tài nguyên, năng lượng. Thông tin thông suốt làm giảm các chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản xuất ..., hạ giá thành sản phẩm, năng suất lao động tăng mạnh mẽ.

Lượng thông tin ngày một gia tăng mạnh mẽ: cứ 5 năm, lượng thông tin của


thế giới lại tăng gấp đôi. Nhờ có CNTT, nhất là Internet, thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, thông tin không biên giới đã hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu. Vốn, sản xuất, hàng hoá, sức lao động, thông tin và công nghệ được trao đổi, sử dụng và điều phối xuyên quốc gia đã là phổ biến. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ giữa các quốc gia, giữa các DN ngày càng mạnh mẽ.

Việc truyền tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp độ sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh hơn, chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại. Các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi, chuyển từ sản xuất quy mô lớn sang sản xuất theo đơn “đặt hàng ”qua Internet, thu hẹp khoảng cách giữa người sản xuất và tiêu dùng. Người sản xuất có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng, nắm được thông tin thị trường một cách nhanh nhất, có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Người tiêu dùng có thể tham gia quá trình sản xuất: lựa chọn , thiết kế những sản phẩm thích hợp nhất.

Sự phát triển của CNTT không chỉ mở rộng thị trường hiện có mà còn tạo ra các cơ hội và lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới như hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh, tiêu thụ, hình thành các siêu thị ảo. Điều này giúp giảm được chi phí văn phòng, tiếp thị, chi phí đi lại ...và tăng cường phản hồi. Trên Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Các câu hỏi của khách hàng có thể được gửi lên trang Web hoặc gửi vào hộp thư điện tử của DN. DN có thể trả lời trực tuyến cho khách hàng mà không phải tốn chi phí đi lại. Các DN và người tiêu dùng có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới mẻ được phát hiện nhanh chóng trên toàn quốc, toàn khu vực và toàn thế giới.

CNTT phát triển giúp các DN nắm bắt được một cách nhanh nhất các công nghệ mới, có thể mua các công nghệ đó với giá rẻ nhất, không qua trung gian.Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng CNTT tốt sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới. Điều này sẽ vô cùng có ích cho hoạt động sản xuất kinh


doanh, nâng cao năng suất lao động lên gấp nhiều lần và tăng tính cạnh tranh.

Phát triển CNTT sẽ đem lại nhiều sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng. Chỉ cần ngồi ở nhà truy cập vào các trang web siêu thị hay chỉ cần vài phút gọi điện thoại, người tiêu dùng có thể khảo hàng, đối chiếu giá cả hàng hoá, dịch vụ và mua hàng một cách dễ dàng. Ví dụ trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, nhờ CNTT, việc thu thập, xử lý, lưu trữ số lượng hồ sơ khách hàng phải tốn công sức của hàng trăm lao động, phải có kho để lưu trữ cực lớn ...và độ chính xác sẽ không cao. CNTT đã giúp tăng năng suất lao động lên hàng ngàn lần, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác kịp thời và giảm chi phí để hạ giá thành. CNTT đã giúp các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nhà nước ở vùng sâu vùng xa có được thông tin kịp thời thông qua trang Web đã không còn trở ngại về khoảng cách và thời gian .

- Thứ hai, phát triển CNTT cho phép phát triển giáo dục từ xa, góp phần thúc đẩy quá trình đào tạo liên tục và nâng cao dân trí .

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng thông tin 1, 2 thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới có những chuyển biến sâu sắc. Thông tin - tri thức là nguồn tài nguyên số một, là cơ sở của sự giàu có. Sự sáng tạo và đổi mới thường xuyên là động lực thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn vài năm thậm chí vài tháng.

Đầu tư cho giáo dục chính là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia. Mô hình giáo dục truyền thống: đào tạo - làm việc không còn phù hợp, cần một mô hình mới: đào tạo - làm việc - đào tạo. Mạng thông tin giúp mọi người tiếp nhận nhanh kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới, phát triển trí sáng tạo. Giáo dục, đào tạo từ xa giúp nâng cao chất lượng các chương trình giảng dạy và học tập. Người đi học ở khắp mọi nơi có thể thông qua mạng để đăng ký và tham gia học tập. Điều này đã hạ thấp chi phí học tập và tiết kiệm thời gian cho người học. Ví dụ, một sinh viên Việt Nam muốn tham gia khoá học ở một trường Đại học của nước ngoài, nếu anh ta sang tận nước đó du học thì tốn kém tiền bạc và thời gian hơn nhiều so với việc anh ta học qua mạng mà vẫn được cấp bằng của Đại học đó.

Với sự hỗ trợ của CNTT, học sinh sẽ được tiếp thu phương pháp học tập mới, gây nhiều hứng thú cho người học và người dạy, tăng tính tự chủ, sáng tạo cho


người học, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy.

Việc tăng cường thêm các hoạt cảnh, các hình ảnh sinh động mang tính ngụ ý, các đoạn âm thanh diễn cảm...bằng máy tính trong các môn kinh tế, quản lý, luật, khoa học xã hội và nhân văn ...làm cho người học dễ nhớ, dễ hiểu bài, thấy vui hơn, hấp dẫn hơn. Người học chủ yếu là tự học, thông qua giáo trình, tài liệu, sách báo điện tử và phim, ảnh điện tử lồng ghép một cách tinh vi....

Nhờ có thành tựu to lớn của CNTT và viễn thông hiện đại, các nước kinh tế phát triển đã thành lập các trường "Đại học ảo - Universite Virtuelle ”- "mô hình Giáo dục đại học và cao đẳng phi vật chất", vì không còn tồn tại cơ sở vật chất cho một trường Đại học và Cao đẳng như giảng đường, lớp học, trang thiết bị dạy và học truyền thống, thay vào đó là kỹ thuật số và các Campus điện tử. Người học sẽ tiếp cận kiến thức thông qua máy tính, Internet và các công cụ điện tử viễn thông khác. Giảng viên giữ vai trò trung gian, hướng dẫn học là chính. Một "Đại học ảo" gồm 4 lĩnh vực chính: Đào tạo, Nghiên cứu, Thông tin khoa học và các dịch vụ phục vụ người sử dụng, nhưng việc tổ chức, thực hiện không theo kiểu truyền thống. “Đại học ảo” mở ra cơ hội cho mọi người và không ràng buộc về thời gian, địa điểm, người học không còn bị động trong việc tiếp thu kiến thức, phát huy được tài năng và sự năng động. Mô hình đào tạo này có thể điều chỉnh được sự mất cân đối giữa "cung" và "cầu" của thị trường lao động và đảm bảo được sự công bằng trong việc tiếp cận tri thức khoa học cho mọi người, góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo .

Công tác nâng cao dân trí, giáo dục suốt đời là vô cùng cần thiết. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này thông qua các khoá học trên mạng, được mở ra liên tục vào mọi thời gian, hoặc có thể bằng chính lượng thông tin vô cùng phong phú và đa dạng ở các trang web hay trên các diễn đàn điện tử .

- Thứ ba, phát triển CNTT góp phần rút ngắn tiến trình CNH, HĐH đất nước

Để có thể đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện, song hiệu nghiệm nhất là cần đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin .

Quá trình công nghiệp hoá nước ta sẽ không diễn ra theo lối cũ mà là quá trình


gắn với hiện đại hoá, tức là gắn với khoa học và công nghệ phát triển cao, bao gồm công nghệ thông tin. Khi CNTT được ứng dụng thích hợp, chi phí cho quá trình CNH sẽ ít hơn nhiều so với quá trình công nghiệp hoá thông thường - tức là làm giảm đầu tư đáng kể cho quá trình phát triển. CNTT sẽ giúp chúng ta tìm ra những phương án phát triển khác quá trình công nghiệp hoá theo kiểu cũ.

ứng dụng và phát triển CNTT đúng đắn sẽ tạo cơ hội rút ngắn thời gian, cho phép chúng ta sử dụng tối ưu nguồn lực, thu hẹp khoảng cách tri thức, thu hẹp khoảng cách xã hội nông thôn - thành phố, nghèo - giàu, truyền thống -hiện đại.

Ứng dụng, phát triển CNTT đúng đắn sẽ thúc đẩy quá trình CNH, HĐH diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn về quy mô, tốc độ, tạo khả năng to lớn để có thể đi tắt, đón đầu ở những lĩnh vực không nhất thiết phải phát triển tuần tự, phát huy thế mạnh trí tuệ, truyền thống lịch sử của dân tộc, thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH.

Cũng cần phải hiểu rằng đi tắt, đón đầu không có nghĩa là đi tắt đến những xã hội phát triển ngày nay mà đi tắt tới xã hội mà ngay cả những nước phát triển nhất cũng chưa hề đạt được. Đó chính là xã hội mà trong đó con người biết sống và tiêu dùng vật chất với trình độ văn minh cao, luôn vươn tới trí tuệ và sáng tạo, con người phát triển hài hoà với khoa học công nghệ và tự nhiên, lấy trí tuệ, sáng tạo và văn minh làm thước đo giá trị của mỗi con người. Đó là xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng với các tiêu chí “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tuy nhiên, dựa vào công nghệ thông tin với tư cách là đòn bẩy chủ lực để rút ngắn quá trình phát triển từ một xuất phát điểm chung còn rất thấp, đối với nước ta là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có những bước đi hợp lý và phải tập hợp được sức mạnh, ý chí và trí tuệ tổng hợp của cả dân tộc dưới sự chỉ đạo sáng suốt, khéo léo và quyết đoán của Đảng và Nhà nước, phải tận dụng tối đa những thành tựu khoa học công nghệ. Đó là điều kiện then chốt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thứ tư, CNTT sẽ tạo ra sự phát triển bền vững .

Việc phát triển kinh tế xã hội qua việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện ICT sẽ ngày càng làm cho thế giới thịnh vượng và công bằng hơn. Viễn thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023