Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 13

TS Bùi Quang Thắng cho rằng còn có thể kết hợp văn hóa đương đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và sức thu hút của dịch vụ đối với khách tham quan. Đồng thời, đây cũng là một trong những phương pháp tạo nên thương hiệu một cách hiệu quả cho điểm đến. Như đã trình bày ở trên, sản phẩm du lịch chính ở đây sẽ là du lịch văn hóa. Giá trị lịch sử và các hiện vật còn lại sẽ là điểm nhấn và đề tài chính cần khai thác triệt để trong chương trình du lịch tham quan văn hóa tại thành nhà Hồ. Bên cạnh đó, để bổ trợ và làm nổi bật giá trị của di sản, nội dung của chương trình nghệ thuật cần có nội dung cụ thể và được dàn dựng một cách chuyên nghiệp. Tác giả đề xuất đội văn nghệ sẽ phục vụ 2 buổi một ngày, theo khung giờ nhất định (thay vì khi nào khách yêu cầu đội mới phục vụ hoặc chỉ phục vụ vào hai ngày cuối tuần như hiện tại). Ban quản lí khu di sản cũng cần trích ra một phần ngân sách để trả lương cho đội văn nghệ vì hiện tại chi phí để duy trì đội văn nghệ chủ yếu do các cá nhân tự bỏ tiền ra. Nội dung buổi biểu diễn cũng nên tập trung ca ngợi di sản, mảnh đất Vĩnh Lộc nói riêng và Thanh Hóa nói chung để du khách có cơ hội vừa thưởng thức nghệ thuật, vừa tìm hiểu thêm về thành nhà Hồ.

* Quản lý, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường di sản

Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cần phải có sự nỗ lực rất lớn ở các cấp lãnh đạo và nhân dân trong toàn tỉnh. Nói cách khác cần phải có những giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di sản thế giới.

Rồi đây, huyện Vĩnh Lộc nơi gìn giữ di sản văn hóa Thành Nhà Hồ sẽ là địa danh thu hút nhiều du khách tới tham quan. Trong quá trình tham quan của mình, khách du lịch có thể để lại những tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên nơi đây như: Phá vỡ cảnh quan môi trường di sản; chạm khắc tên trên đá, cây, di tích,... Vì vậy cần phải có giải pháp để du khách tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường tại khu di tích.

Du khách phải được tuyên truyền, giáo dục về môi trường, sinh thái, tài

95

nguyên khu vực. Cụ thể là phải có quy định những hoạt động được làm, không được làm tại khu vực di tích, ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng các giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống, tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, không sử dụng các sản phẩm liên quan đến động thực vật hoang dã ...

Du khách được khuyến khích tham gia vào các chương trình vệ sinh, làm sạch điểm du lịch, trồng cây xanh góp phần làm xanh hóa điểm đến... Những việc này không những giúp du khách nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường mà còn mang lại niềm vui và những kỷ niệm đáng nhớ trong những chuyến đi.

Du khách được khuyến khích sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm địa phương. Việc này ngoài việc giúp khôi phục và duy trì phát triển các ngành nghề, loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, còn giúp đem lại thu nhập cho cộng đồng địa phương. Đồng thời cũng góp phần quảng bá các sản phẩm của địa phương tới các vùng miền khác.

Để giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử di sản, trong tương lai sẽ xuất hiện các hướng dẫn viên du lịch, họ là linh hồn của đoàn khách trong các chuyến du lịch, viếng thăm di tích, họ vừa là người phục vụ nhưng đồng thời là người làm công tác tiếp thị, quảng cáo của địa phương và của cả dân tộc. Hơn ai hết họ phải là người am hiểu các kiến thức về môi trường nói chung và tại khu vực nói riêng. Hướng dẫn viên phải làm gương cho du khách trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định về môi trường. Để có thể thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, hướng dẫn viên cần được trang bị các kiến thức:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Một là kiến thức pháp luật về môi trường, cụ thể như: Luật môi trường, quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Hướng dẫn viên cần phải nắm được căn cứ pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Các kiến thức này đặc biệt hữu ích khi hướng dẫn viên đi hướng dẫn các đoàn khách quốc tế, những người đến từ những nước

96

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 13

có những quy định khác Việt Nam về môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.

Hai là hướng dẫn viên phải có hiểu biết nhất định về đặc điểm môi trường di tích. Hiểu biết về đặc điểm môi trường giúp hướng dẫn viên dễ dàng trong việc hướng dẫn, tổ chức và kiểm soát việc tuân thủ của du khách đối với các quy định về bảo vệ môi trường khu vực.

Ngoài ra sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu di tích có vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nó được thể hiện ở chỗ sự tham gia của cộng đồng địa phương một mặt giúp họ nhận thức được vai trò của họ trong việc bảo vệ môi trường đồng thời có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách có hành vi và ứng xử thân thiện với môi trường. Công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo ra nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đối với hoạt động du lịch tại một huyện bán sơn địa – nơi sự nhận thức của người dân về môi trường còn hạn chế, vận động cộng đồng tham gia và bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nhằm gìn giữ, phát huy giá trị di sản cần phải:

Một là, cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin về những tác động nhiều chiều của hoạt động du lịch bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực.

Hai là, đảm bảo sự tham gia của người dân vào hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị di sản càng sớm càng tốt, việc làm này không những có tác dụng giảm áp lực của cộng đồng địa phương đối với môi trường mà còn tạo cơ hội cho người dân có việc làm, thu nhập, hơn nữa còn giúp người dân có tinh thần trách nhiệm cao hơn với bảo vệ môi trường khu vực.

Ba là, tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi

trường cho một số tầng lớp nhân dân. Các cá nhân tham gia lớp tập huấn này phải có trách nhiệm truyền đạt và phổ biến các nội dung đã được tập huấn tới cộng đồng và địa phương của mình.

Bốn là, tổ chức các câu lạc bộ xanh cho cộng đồng địa phương. Các câu lạc bộ này khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào tìm học tập, tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường và tham gia thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường khu vực. Các hoạt động của mô hình câu lạc bộ xanh tạo cơ hội cho người dân được học về môi trường và hành động vì môi trường. Các câu lạc bộ này đặc biệt thích hợp đối với các em nhỏ tại địa phương.

Năm là, thành lập đội tự quản vệ sinh môi trường du lịch, hoạt động bằng kinh phí trích góp từ hoạt động du lịch. Đội tự quản này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật và những quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại địa phương.

Hơn hết, chính quyền địa phương là bộ phận trực tiếp quản lý di sản, có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường tại khu vực. Do vậy, ngoài các hoạt động tuyên truyền chung chính quyền địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và những quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại địa phương.

Tóm lại, bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của mỗi quốc gia, của các cấp, các ngành mà là trách nhiệm của mỗi người dân nhằm hạn chế ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sống trong xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Để phát huy giá trị di sản một trong những giải pháp cấp bách là phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, càn phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xã hội hóa làm cho mọi đối tượng hiểu được trách nhiệm để từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Kết luận chương 3

Với một di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa, thành nhà Hồ đang có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để phát triển tốt, thành nhà Hồ cần xây dựng thành công thương hiệu du lịch trong tương lai gần. Dựa trên điều kiện thực tế và các số liệu thống kê được, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành nhà Hồ. Trước tiên, thành nhà Hồ cần triển khai xây dựng hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn và ấn tượng. Bên cạnh đó, cần triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu dựa trên các công cụ hữu ích, phù hợp với năng lực hiện có của khu di sản. Việc thực hiện đồng bộ các công tác nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của thành nhà Hồ cũng sẽ phát huy được tốt hơn hình ảnh thành nhà Hồ trong nhận thức của khách du lịch.

Qua một số đề xuất trong chương 3, có thể nhận thấy con người là một trong những yếu tố đóng vai trò chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình xây dựng thương hiệu di sản thành nhà Hồ. Bởi chính con người sẽ là những nhân tố giúp thành nhà Hồ có một bản quy hoạch du lịch hoàn chỉnh, con người cũng sẽ là nhân tố làm đẹp và ấn tượng thêm cho di sản, làm nổi bật các giá trị của di sản. Nhờ đó, thương hiệu du lịch thành nhà Hồ sẽ vững vàng và phát triển bền vững, sâu rộng hơn đến du khách trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Du lịch ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một địa phương, vùng, quốc gia. Việc xây dựng thương hiệu du lịch cho điểm đến sẽ trở thành một công cụ hữu ích trong bối cảnh cạnh tranh như hiện tại. Đối với di sản thế giới thành nhà Hồ, đây cũng sẽ là cú hích tạo nên sự phát triển đồng bộ và bền vững cho khu di sản.

Trong chương 1, tác giả đã trình bày các lí thuyết chung liên quan đến thương hiệu, thương hiệu điểm đến du lịch, các yếu tố ảnh hưởng và quy trình của việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của một điểm du lịch. Nhìn chung, thương hiệu là sản phẩm trí tuệ cao của con người, tạo cho doanh nghiệp hoặc quốc gia điểm đặc biệt để được ghi nhớ. Nói một cách dễ hiểu hơn, thương hiệu là những giá trị của doanh nghiệp, của quốc gia nhằm tạo ra các suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.

Thương hiệu đóng một vai trò vô cùng lớn không chỉ đối với chủ thể của nó mà còn với cả người tiêu dung. Vì những mặt tích cực mà thương hiệu mang lại đều tác động lên cả phía doanh nghiệp và khách hàng. Thương hiệu là lời hứa của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, và thương hiệu cũng giúp cho người tiêu dùng yên tâm hơn về sản phẩm sử dụng và lựa chọn.

Để xây dựng tốt thương hiệu, tác giả cũng đã đưa ra lí thuyết về các yếu tố của thương hiệu, bao gồm: Tên thương hiệu, biểu trưng, khẩu hiệu và một số các yếu tố khác.

Từ lí thuyết về thương hiệu nói chung, tác giả đưa ra lí thuyết về điểm đến du lịch. Tựu trung lại, thương hiệu điểm đến du lịch là tổ hợp các sản phẩm, dịch vụ tạo nên điểm độc đáo và đáng ghi nhớ đến du khách. Một điểm đến hấp dẫn là một điểm đến được nhiều khách du lịch lựa chọn và dành thời gian để đến.

Qua phần lý thuyết trong chương 1, tác giả đã vận dụng vào nghiên cứu tình hình thực tế tại khu di sản thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ là một điểm đến nhiều hấp dẫn và giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Chính vì những giá trị to lớn của mình, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới tại Việt Nam. Tuy có được những giá trị nổi bật, song cơ sở vật chất còn thiếu và yếu. Trong hoạt động xây dựng thương hiệu, thành nhà Hồ cũng đã đạt được một số thành công và hạn chế, rất cần các giải pháp hỗ trợ và phát triển.

Kết quả cuối cùng tác giả đạt được chính là đưa ra một số đề xuất nhằm phục vụ công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà Hồ tại Thanh Hóa. Dù đã có biểu trưng riêng song thành nhà Hồ vẫn chưa hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu vì thiếu logo. Bằng những phân tích, tác giả đã đưa ra đề xuất câu khẩu hiệu cho thành nhà Hồ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp về phát triển thương hiệu, bao gồm giải pháp về hoàn thiện sẵn sàng đón tiếp khách, xác định sản phẩm du lịch chính để tập trung phát triển và kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ. Ngoài ra, thành nhà Hồ cũng rất cần chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ cảnh quan môi trường… để nâng cao hình ảnh khu di sản.

Nói tóm lại, xây dựng thương hiệu du lịch cho một điểm đến là công việc đòi hỏi sự đồng bộ, tập trung và tư duy sáng tạo. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc tạo nên một logo, một slogan ấn tượng mà cần khiến cho du khách có niềm tin và bị hấp dẫn bởi điểm đến.

Luận văn dù đã được nghiên cứu từ thực tiễn và lí thuyết, song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Mặc dù vậy, tác giả vẫn hi vọng rằng, những nghiên cứu và giải pháp đã đưa ra trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu khu di sản thành nhà Hồ. Để có thể, trong một tương lai gần, thành nhà Hồ sẽ nằm trong danh sách những điểm cần phải đến của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến với Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.

DANH MỤC THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin.

2. Phạm Lan Anh (2000), Quản lí chiến lược, Nxb KHKT, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hoá Thông tin.

4. Phạm Văn Chấy (2009), Thành nhà Hồ và những truyện xây thành đắp lũy, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

5. Trần Bá Chí (1992), Hồ Quý Ly và nhà Hồ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 1-40.

6. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Nxb Thuận Hóa Huế.

7. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1, (1998), Nxb Văn học.

8. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2, (1998), Nxb Văn học.

9. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam, “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, Nxb Lao động – Xã hội, 2006.

10. Nguyễn Tiến Dũng, “Chiến lược cạnh tranh trong thương trường”, Nxb Văn hóa Thông tin.

11. Lưu Công Đạo (2010), Thanh Hóa tỉnh - Vĩnh Lộc huyện chí, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

12. GS.TS Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình Marketing căn bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Đỗ Thị Thanh Hoa (2008), Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và phát triển du lịch tại các khu vực di sản thế giới ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

14. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2.

15. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

16. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở


102

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí