Đánh Giá Top 10 Thương Hiệu Đắt Giá Nhất Thế Giới Năm 2012 Của Brand Finance Và Interbrand



5

= D-EAT(n)

n: 1


- Hàng 11 Giả định các số liệu khác không đổi, với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn (g) là 4%, Vậy EAT năm thứ 6 trở đi là

EAT(n+1) = EAT(n) x (1+g)

Hệ số chiết khấu ổn định k. giá trị doanh nghiệp có được từ năm thứ 6 trở đi, quy về năm nghiên cứu là

EAT(5) x (1+g%)



= (k – g)




(1+ ß)^5

- Hàng 12: Giá trị doanh nghiệp A trong năm nghiên cứu được xác định bằng 169.5 (đvtt)

Tính giá trị doanh nghiệp A là việc làm không quá khó khăn với các phương pháp định giá doanh nghiệp đã có. Tuy nhiên, dựa trên phương pháp định giá doanh nghiệp, Brand Finance đề xuất căn cứ định giá thương hiệu A như sau:

- Tỷ lệ đóng góp của thương hiệu với thu nhập: 25%

- Từ điểm số ß thương hiệu quy được hệ số chiết khấu thương hiệu là 15%

- Tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của thương hiệu g: 4% Bảng tính giá trị thương hiệu A như sau:


Bảng 2.9: Tính giá trị thương hiệu A


TT

Chỉ tiêu

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm5

1

Doanh thu thuần (tăng trưởng 5% ) (DTT)

500

525

551

579

608

638

2

Thu nhập hoạt động (15%DTT)

75

78.8

82.7

86.8

91.2

95.7

3

Vốn hữu hình đưa vào sản xuất (TCE) (tăng trưởng 5%)


250


263


276


289


304


319

4

Chi phí vốn 15%

37.5

39.4

41.3

43.4

45.6

47.9

5

Thu nhập trước thuế (EBT)

37.5

39.4

41.3

43.4

45.6

47.9

6

Tỷ lệ giá trị của thương hiệu trong thu nhập trước thuế

25%


7

Thu nhập từ thương hiệu trước thuế (BVA)

9.4

9.8

10.3

10.9

11.4

12.0

8

Thuế TN (T) với t 33%

3.1

3.2

3.4

3.6

3.8

3.9

9

Thu nhập từ thương sau thuế (BVA-AT)

6.3

6.6

6.9

7.3

7.6

8.0

10

hệ số chiết khấu

15%


11

Thu nhập từ thương hiệu sau chiết khấu (D-BVA-AT)



5.7


5.2


4.8


4.4


4.0

12

Giá trị thương hiệu đến năm thứ 5

24.1


13

Tốc độ tăng trưởng thương hiệu trong dài hạn


4%

14

Giá trị thương hiệu từ năm thứ 6 trở đi

37.7

15

Giá trị thương hiệu (BV)

61.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

- Hàng 1 đến hàng 5 được tính như trong bảng 1 Xác định giá trị doanh nghiệp A

- Hàng 7: Thu nhập từ thương hiệu trước thuế (BVA) = Giá trị đóng góp của thương hiệu với thu nhập trước thuế x thu nhập trước thuế


BVA(n) = EBT(n) x 25%

- Hàng 8: Với thuế suất thuế thu nhập hàng năm là 33%, thương hiệu A hàng năm sẽ nộp thuế thu nhập tương ứng là:

T(n) = BVA(n) x 33%

- Hàng 9: Thu nhập từ thương hiệu sau thuế - giá trị thương hiệu mà thương hiệu A tạo ra hàng năm (Brand Value Added After Tax – BVA-AT) = Thu nhập từ thương hiệu trước thuế - thuế thu nhập

BVA-AT(n) = BVA(n) – T(n)

- Hàng 11: để quy đổi giá trị mà thương hiệu A tạo ra hàng năm trong tương lai về năm đang nghiên cứu (Discounted BVA-AT: D-BVA-AT), Brand Finance đã chấm điểm dựa trên 10 tiêu chí ở bước 4 và xác định được hệ số chiết khấu (hay còn là hệ số ß thương hiệu) của thương hiệu A là 15%. Hàng 11 quy đổi giá trị thu nhập từ thương hiệu sau thuế của từng năm về năm nghiên cứu theo công thức:

BVA-AT(n)

D-BVA-AT(n) =

(1+ ß)^n


- Hàng 12: Giá trị hiện tại ròng của thương hiệu tới năm thứ 5 là


5

= D-BVA-AT(n)

n: 1


- Hàng 14: Giả định các số liệu khác không đổi, với tốc độ tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn (g) là 4%, Vậy BVA–AT năm thứ 6 trở đi là

BVA-AT(n+1) = BVA-AT(n) x (1+g)

Hệ số chiết khấu ổn định ß. Brand Finance vận dụng mô hình định giá của Damodaran để tính giá trị mà thương hiệu mang lại từ năm thứ 6 trở đi, quy về năm nghiên cứu là


= BVA-AT(5) x (1+g%)



(ß – g)




(1+ ß)^5


- Hàng 15: Giá trị thương hiệu A bằng giá trị thương hiệu đến năm thứ 5 cộng với giá trị thương hiệu từ năm thứ 6 trở đi

Như vậy, trong tổng giá trị doanh nghiệp là 169.5 đvtt, thương hiệu đóng góp 25% giá trị, cộng với tốc độ tăng trưởng thương hiệu trong dài hạn là 4%, điểm số thương hiệu quy đổi thành hệ số chiết khấu ß là 15% thì giá trị thương hiệu được định giá là 61.8 (đvtt) [43]

Bảng 2.10: đánh giá Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2012 của Brand Finance và Interbrand

Thứ tự

Brand Finance

Interbrand

Thương hiệu

Giá trị (tỷ $)

Thương hiệu

Giá trị (tỷ $)

1

Apple

70,605

Coca-Cola

77,839

2

Google

47,463

Apple

76,568

3

Microsoft

45,812

IBM

75,532

4

IBM

39,135

Google

69,726

5

Walmart

38,319

Microsoft

57,853

6

Samsung

38,197

GE

43,682

7

GE

33,214

McDonald’s

40,062

8

Coca-cola

31,082

Intel

39,385

9

Vodafone

30,044

Samsung

32,893

10

Amazon

28,665

Toyota

30,280

(nguồn: Report of Best global brands 2012 by Brand Finance and Interbrand)


Có sự khác biệt trong báo cáo tổng kết các thương hiệu giá trị nhất dưới sự đánh giá của Brand Finance và Interbrand năm 2012, nhìn vào trường hợp của thương hiệu Apple. Theo phương pháp định giá của Brand Finance, Apple là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2012 với giá trị 70,605 tỷ $ chiếm 20% giá trị doanh nghiệp của Apple, còn với đánh giá của Interbrand thương hiệu này đứng thứ hai thế giới với giá trị 76,568 tỷ $. Về số tuyệt đối Apple được interbrand ghi nhận với giá trị lớn hơn Brand Finance nhưng Apple lại có vị trí trong bảng tổng sắp của interbrand thấp hơn bảng tổng sắp của Brand Finance. điều này do mặc dù cơ sở lý thuyết cho việc định giá thương hiệu của Interbrand và Brand Finance là giống nhau, cả hai mô hình dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu để tính giá trị thương hiệu. Bước đầu tiên của hai mô hình đều là dự báo dòng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp, sau đấy cả hai mô hình đều có một bảng tính để tính toán giá trị đóng góp thương hiệu với dòng thu nhập tương lai được dự báo ở bước đầu và đều dùng hệ số chiết khấu để quy các giá trị thu nhập tạo ra trong tương lai nhờ thương hiệu về hiện tại. điểm khác biệt của hai mô hình ở bước tính toán giá trị đóng góp của thương hiệu với doanh nghiệp. Interbrand dùng bảng tính “chỉ số thương hiệu” của với 7 tiêu chí: Tính dẫn đầu, tính ổn định, thị trường, địa lý, xu hướng thương hiệu, hoạt động hỗ trợ, bảo hộ thương hiệu; thì bảng tính chỉ số ß thương hiệu của Brand Finance gồm 10 tiêu chí: Thời gian trên thị trường, kênh phân phối, thị phần, vị trí trên thị trường, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, giá thưởng, độ co giãn của giá, chi phí marketing, nhận thức từ quảng cáo, nhận thức về thương hiệu. Từ bước tính toán khác nhau này dẫn đến kết quả định giá của hai mô hình này là không giống nhau. Mỗi bảng tiêu chí đều có ưu nhược điểm riêng, đồng thời tình trạng và mức độ ưu nhước điểm phụ thuộc vào từng thương hiệu được định giá.

Những nội dung chi tiết của phương pháp định giá hiện tại đang được công nhận nhiều nhất trên thế giới trên đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất mô hình có thể tiệm cận định thương hiệu ngân hàng thương mại.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương hai đã hoàn thành mục tiêu thứ nhất và thứ ba của luận án. Với mục tiêu thứ nhất: Luận án xây dựng khái niệm thương hiệu ngân hàng thương mại “là tổng hợp các yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu tài chính của khách hàng, giúp khách hàng có nhận thức, niềm tin và tình cảm với ngân hàng”. Với mục tiêu thứ ba: Từ những khởi xướng ban đầu của Aswath Damodaran về việc sử dụng các công cụ tài chính để định giá thương hiệu trong định giá doanh nghiệp, luận án khẳng định dựa trên phương pháp thu nhập với hai mô hình định giá thương hiệu tham khảo của Interbrand và Brand Finance để đề xuất một mô hình mới có thể tiệm cận định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam.


CHƯƠNG 3

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LÝ VỀ đỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


3.1 Hành lang pháp lý về định giá thương hiệu ở Việt nam

3.1.1 Hành lang pháp lý đối với thương hiệu và sự hội nhập với quốc tế về thương hiệu ở Việt nam

Hiện tại, ở Việt nam hệ thống pháp luật về thương hiệu mới chỉ dừng lại ở khía cạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có mục đích bảo vệ tài sản thương hiệu trước sự xâm hại, tấn công của các đối thủ, hệ thống đó có 3 khâu độc lập tương đối là:

- Các quy phạm pháp luật là hệ thống các quy định bắt nguồn chủ yếu từ phần VI của Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2005

- Cơ quan xác lập quyền là Cục sở hữu trí tuệ

- Cơ quan bảo thực thi là Tòa án, Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra văn hóa và thông tin, Thanh tra khoa học – công nghệ, Hải quan.

-Về hành lang pháp lý

Trên cơ sở phát triển của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp, từ năm 1989, hành lang pháp lý về tài sản vô hình trong đó có thương hiệu ở Việt nam đã được đề cập tại Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự của quốc hội, Luật sở hữu trí tuệ, các Nghị định của chính phủ và các thông tư của các bộ ngành có liên quan:

- Phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” Bộ luật dân sự về các quy định và căn cứ để xác định quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp với các loại tài sản của mọi cá nhân và tổ chức


- điều 171 Bộ luật hình sự quy định việc xử phạt với các hành vi vi phạm về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt nam

- điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định khái niệm về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, lợi thế kinh doanh, bí mật thương mại

- Nghị định số 103, 105, 119 của chính phủ quy định chi tiết về sở hữu và bảo hộ một số đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và tên thương mại

- Thông tư 01, 05 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

đặc điểm nội bật được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên ở chỗ hầu hết các văn bản này mới chỉ đề cập rải rác, tản mạn về những vấn đề riêng lẻ của thương hiệu như nhãn hiệu, bí mật thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, chỉ dẫn địa lý… Những nội dung đơn giản nhất về thương hiệu như khái niệm, đặc điểm… hầu hết chưa được đề cập, hoặc nếu đề cập nhưng cũng rất nhiều bất cập như các nội dung còn thiếu, hiệu lực thi hành thấp, khó khăn cho người vận dụng [1, 2, 3. 4, 10, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 29, 30, 31].

-Quan điểm của nhà nước về thương hiệu

Khi Việt nam chuyển sang kinh tế thị trường, nhà nước và các cơ quan chức năng có những nhận thức về vai trò của thương hiệu với không chỉ doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh mà cả tầm quốc gia nên đã có nhiều hỗ trợ như các chương trình, dự án để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh:

- Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia: Ngày 25/11/2005 Chính phủ ban hành quyết định 253/2003/Qđ-TTg phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 trong đó có việc xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, bình đẳng, giúp doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng và bảo vệ thương hiệu cũng như tăng khả năng cạnh tranh


- Ngày 21/10/2005 Chính phủ ra quyết định 259/2005/Qđ-TTg thành lập hội đồng tư vấn quốc gia về chương trình thương hiệu quốc gia có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí và quy trình để bình chọn sản phẩm mang biểu trưng thương hiệu quốc gia; tư vấn cho chính phủ về xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt nam; xây dựng danh sách doanh nghiệp có thương hiệu mạnh; bình chọn các nhà quản trị thương hiệu xuất sắc.

- Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt nam nói chung về bảo hộ sở hữu trí tuệ

- Các chương trình bình chọn về thương hiệu do các cơ quan, tổ chức, báo đài thực hiện như “Bình chọn thương hiệu Việt”, “Hội chợ thương hiệu mạnh Việt nam”, “Chương trình thương hiệu nổi tiếng của năm tại Việt nam”,

đến thời điểm này mặc dù hiệu quả của những chương trình chưa được như kỳ vọng, nhưng nhà nước đã rất nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp [21, 23].

-Hội nhập quốc tế về thương hiệu

Việt nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến thương hiệu như: Tham gia công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp, công ước Berne về bảo hộ các sản phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa… đặc biệt hiện tại Việt nam là thành viên của 2 tổ chức quốc tế liên quan đến thương hiệu đó là WTO và WIPO

Việc tham gia các điều ước và tổ chức quốc tế đã và đang giúp Việt nam kiện toàn nhận thức cũng như các vấn đề luật pháp liên quan tới thương hiệu, để thương hiệu thực sự là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp

3.1.2 Hành lang pháp lý đối với định giá thương hiệu ở Việt nam

Bên cạnh các chương trình xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu quốc gia, nhà nước cũng đã xây dựng các chương trình nghiên cứu về định giá thương hiệu. Tuy chưa có một kết quả nào khả thi nhưng các chương trình cũng đã thể


hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công tác định giá thương hiệu cũng như sự phát triển của thương hiệu.

Về khía cạnh pháp lý, hệ thống văn bản pháp lý của Việt nam đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cụ thể về định giá thương hiệu như một tài sản của doanh nghiệp. Khái quát hệ thống văn bản có liên quan đến nội dung này gồm:

- Văn bản pháp lý cao nhất đến thời điểm này đề cập tới giá trị thương hiệu là Quyết định 149/2001/Qđ-BTC tại điều 16, 17, 18, 42, chuẩn mực số 04 về tài sản cố định vô hình:

điều 16. Một tài sản vô hình được ghi nhận là Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

điều 17. Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

điều 18. Tài sản cố định vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

điều 42. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là Tài sản cố định vô hình

- Quyết định 206/2003/Qđ-BTC về quản lý, sử dụng và trích khấu hao của Bộ tài chính


điều 2 Mục 1 quy định tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

điều 4 mục 2 phần c: Các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không được xác định là tài sản cố định vô hình mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

điều 4 mục 2 phần g: Nguyên giá của tài sản cố định là nhãn hiệu hàng hóa: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa

điều 11 mục 3: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.

- Nghị định 103/2006/Nđ-CP ngày 22/9/2006 chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định đến khả năng hạch toán nhãn hiệu do doanh nghiệp tự tạo ra như một tài sản vô hình, quy định tại Khoản 2 điều 32 “Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đang có hiệu lực do doanh nghiệp tạo ra, hoặc được chuyển nhượng, chuyển giao là các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, được tính vào tổng số tài sản của doanh nghiệp”

- Công văn 12414/BTC-CđKT của Bộ Tài chính ngày 3/10/2005: Theo Chuẩn mực kế toán – tài sản cố định vô hình thì “thương hiệu” mặc dù là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vì: (1) Không phải là nguồn lực có thể xác định được, (2) Không đánh giá được một cách đáng tin cậy và (3) Doanh nghiệp không kiểm soát được.


Như vậy, về khía cạnh pháp lý, các văn bản hầu như mới đề cập tới “nhãn hiệu”, thuật ngữ “thương hiệu” được đề cập rất ít. Mặc dù vậy, các nội dung ghi nhận nhãn hiệu vẫn chồng chéo và chưa thống nhất. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền chuyển giao nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác. Hơn nữa, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu là một tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán và Quyết định số 206/2003/Qđ-BTC, thì nhãn hiệu hàng hoá được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp không được ghi nhận giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu là tài sản cố định vô hình, nhưng khi góp vốn vào doanh nghiệp khác, căn cứ vào chuẩn mực và quy định tài chính thì bên được chuyển quyền được ghi nhận tài sản cố định vô hình do có nguồn lực vô hình, được xem xét bởi 3 yếu tố sau:

Thứ nhất, tính có thể xác định được, bởi tài sản vô hình này có thể xác định được để phân biệt một cách rõ ràng so với lợi thế thương mại. Tài sản này được xác định thông qua việc góp vốn và được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Tài sản được góp vốn trong doanh nghiệp khác có thể xác định được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai thông qua thoả thuận trong Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Thứ hai, có khả năng kiểm soát được, bởi doanh nghiệp đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, có khả năng kiểm soát đối với

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí