Với các mô hình Pooled OLS, FEM robust, REM, FGLS đều cho thấy được các nhân tố : Quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), chi phí hoạt động/tổng tài sản, lạm phát là những nhân tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, biến khủng hoảng kinh tế được tìm thấy có ý nghĩa ở mô hình FEM robust. Các nhân tố còn lại không thể hiện mối quan hệ có ý nghĩa thống kê lên khả năng thanh khoản. Tổng hợp kết quả từ các mô hình hồi quy như bảng sau:
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả từ 4 mô hình Hồi quy
Pooled OLS | FEM robust | REM | FGLS | |
Biến | Hệ số hồi quy | Hệ số hồi quy | Hệ số hồi quy | Hệ số hồi quy |
SIZE | -0.031** | -0.065*** | -0.049*** | -0.031** |
CAP | -0.101 | -0.157 | -0.132 | -0.031 |
ROA | 0.033** | 0.035** | 0.034*** | 0.033** |
NIM | -1.509 | 2.067 | 0.401 | -1.509 |
NPL | -0.004 | -0.004 | -0.003 | -0.004 |
TATSA | 0.000 | 0.007 | 0.003 | 0.000 |
CEA | -9.264*** | -9.497*** | -9.953*** | -9.264*** |
GDP | 0.002 | -0.015 | -0.008 | 0.002 |
INF | 0.004*** | 0.003** | 0.004*** | 0.004*** |
ficyes | -0.021 | -0.033* | -0.028 | -0.021 |
Hằng số | 0.664 | 1.040 | 0.880 | 0.664 |
R2 | 0.4717 | 0.5502 | 0.5343 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Thanh Khoản Và Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Cận Biên
- Mô Tả Biến Phụ Thuộc, Biến Độc Lập Và Kỳ Vọng Dấu
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập
- Quy Định Về Các Tỷ Lệ Đảm Bảo An Toàn Trong Hoạt Động Của Các Tổ Chức Tín Dụng
- Danh Sách 20 Nhtm Việt Nam Được Sử Dụng Trong Luận Văn
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm STATA. Ghi chú: *, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5% và 1%
Kết quả 4 mô hình trên cho thấy dấu của các biến độc lập không thay đổi trong ước lượng các mô hình. Biến khủng hoảng kinh tế có ý nghĩa trong mô hình FEM robust với mức ý nghĩa 10%. Phương pháp FEM robust được lựa chọn là phù hợp hơn với mô hình. Ngoài ra, FGLS là phương pháp hiệu quả hơn OLS khi khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:
Chương 4 tác giả sử dụng số liệu của 20 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2016 để phân tích tác động của các yếu tố vi mô ngân hàng và
các yếu tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Mô hình Fixed effect là mô hình phù hợp hơn. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, khủng hoảng tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), Chi phí hoạt động/Tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản. Mặc khác, kết quả hồi quy cũng cho thấy các biến về nội tại ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, thị phần ngân hàng về tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp FGLS được sử dụng để khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và tham khảo với các mô hình đã được sử dụng. Kết quả cho thấy dấu của các biến độc lập là không thay đổi.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nội dung chương 4 đã cho thấy được kết quả chính của mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động lên khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chương 5 tóm tắt lại các kết quả chính của đề tài. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5.1 Tóm tắt các kết quả chính của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng số liệu của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016, đề tài đã tiến hành tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một số kết luận chính được rút ra như sau:
Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá an toàn hoạt động của các NHTM. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ. Nghĩa là, các ngân hàng phải cân đối về nguồn và sử dụng nguồn thanh khoản hợp lý để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả cần thiết, phục vụ tốt cho việc quản trị thanh khoản. Vì vậy việc duy trì Tài sản thanh khoản bao nhiêu là hợp lý luôn là một vấn đề mà các ngân hàng phải quan tâm để thay đổi cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế và mục tiêu kinh doanh của từng ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vi mô ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế. Đó là các biến: Quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hiệu quả chi phí hoạt động, tỷ lệ lạm phát và Biến giả khủng hoảng kinh tế.
Quy mô ngân hàng được đại diện bằng biến tổng tài sản có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này cho thấy không phải cứ gia tăng quy mô tổng tài sản ngân hàng thì sẽ làm tăng khả năng thanh khoản. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tận dụng lợi thế quy mô lớn để giảm dự trữ
các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp để tập trung vốn vào việc kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng hay từ ngân hàng nhà nước.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy một ngân hàng có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cao và ổn định sẽ cho thấy khả năng điều hành kinh doanh kết hợp với vấn đề quản trị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồm cả quản trị rủi ro thanh khoản được điều hành tốt, có thể tăng dự trữ các tài sản thanh khoản, làm tăng tỷ lệ thanh khoản.
Hiệu quả chi phí hoạt động được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy khi các ngân hàng kiểm soát được chi phí hoạt động hiệu quả, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản càng thấp thì các ngân hàng sẽ tập trung hơn vào dự trữ thanh khoản.
Tăng trưởng lạm phát có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ngân hàng. Khi lạm phát quốc gia gia tăng thì các ngân hàng sẽ giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn để giảm tác động của lạm phát đối với nền kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản ngân hàng với ý nghĩa 10% cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị sụt giảm. Điều này cho thấy khủng hoảng kinh tế có tác động xấu lên môi trường kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và làm thiếu hụt dữ trự thanh khoản của các ngân hàng.
Các biến còn lại thuộc về nội tại ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, thị phần ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng GDP thể hiện sự tác động không có ý nghĩa thống kê tới khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Điều này có thể do hạn chế về mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn nên mô hình nghiên cứu chưa tìm ra được một xu hướng rõ rệt giữa việc tác động giữa các biến này lên khả năng thanh khoản của ngân hàng.
5.2 Kiến nghị:
Căn cứ vào các phân tích tại Chương 4 và phần kết luận tại mục 5.1, đề tài đưa ra những khuyến nghị đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại như sau:
5.2.1 Đối với ngân hàng thương mại
Tăng trưởng quy mô ngân hàng và cân đối thanh khoản
Quy mô ngân hàng có quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Do đó cho thấy lợi thế về quy mô ngân hàng khi các ngân hàng có quy mô tài sản lớn có thể đeo đuổi mục tiêu sinh lời và giảm đầu tư vào tài sản thanh khoản. Với các ngân hàng có quy mô tài sản lớn và uy tín trên thị trường như BID, VCB hay NHTMCP Công thương cũng như khả năng tiếp cận dòng vốn vay từ NHNN và các TCTD khác của các NHTM này còn rất dồi dào, vì vậy, không nhất thiết phải dự trữ thanh khoản thứ cấp với khối lượng lớn vì khả năng sinh lời của những tài sản đó thấp. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự phụ thuộc của các ngân hàng này vào thị trường liên ngân hàng và các nguồn vốn khác. Trong tình hình lãi suất thị trường liên ngân hàng cao sẽ tác động làm ngân hàng phải huy động chi phí cao để đáp ứng thanh khoản kịp thời. Điều này gây chi phí vốn cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại khi chú trọng về tăng trưởng quy mô ngân hàng cũng cần phải chú trọng về việc cân đối khả năng thanh khoản. Sự phụ thuộc vào lãi suất thị trường liên ngân hàng của các ngân hàng có dự trữ ít thanh khoản đòi hỏi phải có sự theo dõi thường xuyên có cơ chế dự báo kịp thời diễn biến thị trường vốn.
Tăng cường hiệu quả sinh lời ngân hàng
Để tăng hiệu quả sinh lời thì phải tăng lợi nhuận ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu sinh lời từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải đa dạng hóa thu nhập về các hoạt động phi tín dụng như phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa thu hút khách hàng đến với ngân
hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp. Để tăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, về phía các ngân hàng cần:
Nâng cao chất lượng và tính tiện ích của dịch vụ theo hướng: (i) Đối với dịch vụ truyền thống: đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng truyền thống, tạo nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, mà còn phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng của dịch vụ truyền thống để thu hút các khách hàng tiềm năng. (ii) Đối với các dịch vụ hiện đại, cần thực hiện chiến lược Marketing sâu rộng, có chính sách khuyến khích khách hàng (chính sách phí, khuyễn mãi…) sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng tiền mặt qua thẻ ATM, các dịch vụ ngân hàng qua mạng như dịch vụ ngân hàng điện tử qua internet hoặc ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động...Để phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng ngày càng hiện đại thì bản thân các ngân hàng phải ngày càng đổi mới, đầu tư mới về công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại để ngày càng nâng cao về tiện ích chất lượng dịch vụ của các sản phẩm.
Đối với hoạt động tín dụng cần phải kiểm soát chất lượng tín dụng để giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận bằng các phương pháp:
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong ngân hàng đúng với thực tế phát triển của kinh tế Việt Nam và đánh giá đúng năng lực kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp và cá nhân khi tới vay ngân hàng cần phải có một bộ phận thực hiện một cách độc lập và khách quan, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, chính xác.
Việc định giá và xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng cũng cần phải có một bộ phận xử lý độc lập và chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp các ngân hàng khách quan và định giá tài sản chính xác hơn khi thẩm định giá trị tài sản so với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngoài ra bộ phận này cũng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nguồn vốn của mình khi cần xử lý tài sản giúp ngân hàng có thể
xoay vòng chu kỳ cho vay và thanh toán mới, không bị ứ đọng vốn trong các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của mình.
Tăng cường hiệu quả về mặt chi phí hoạt động
Việc kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động giúp ngân làm giảm chi phí trong hệ thống quản lý của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng năng lực cạnh tranh của mình trong xu hướng hội nhập. Trong cơ cấu chi phí hoạt động thì bao gồm các chi phí: Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi phí cho nhân viên; chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý công vụ; chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng và các chi phí dự phòng khác. Trong đó chi lương và phụ cấp thuộc khoản chi chi phí cho nhân viên thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 33 ngân hàng trong nước do Công ty kiểm toán KPMG thực hiện, quỹ lương đều chiếm hơn nửa tổng chi phí hoạt động trong năm 2012. Theo đánh giá của KPMG, giảm chi cho nhân viên là xu hướng hiện nay các ngân hàng trên toàn cầu, trung bình ở một số nước, tỷ trọng chi cho nguồn nhân lực chiếm khoảng 40% chi phí hoạt động. các ngân hàng trong nước đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động khi kinh tế dần hồi phục, khách hàng của họ mở rộng vay tín dụng hơn. Ngoài ra, sức ép tăng thị phần từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam rất gắt gao nên để cạnh tranh, các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, dẫn đến tăng số nhân viên. Trên thực tế, các ngân hàng của thế giới đang tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ kết hợp với kỹ thuật như Internet Banking, Mobile Banking và những sản phẩm không đòi hỏi sự phát triển về mạng lưới chi nhánh nhằm tiết kiệm về chi phí hoạt động.
5.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước
Khuyến khích mở rộng quy mô các ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc tiến hành xử lý các NHTMCP yếu kém, khuyến khích ngân hàng quy mô vừa và nhỏ sáp nhập được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy nỗ lực trong của toàn ngành trong thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD thông qua việc triển khai cơ cấu một số
ngân hàng yếu kém để giúp các ngân hàng mở rộng quy mô cũng như hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cải thiện năng lực quản trị thanh khoản.
Với những biện pháp thực hiện và nỗ lực của toàn ngành trong thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD thông qua việc triển khai cơ cấu một số ngân hàng yếu kém thì đến cuối năm 2012, về cơ bản NHNN đã kiểm soát được tình hình của các NHTMCP yếu kém thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sáp nhập là cách để Việt Nam tiến gần hơn khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, tăng khả năng thu hút lượng tiền trong dân cư đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế.
Rủi ro của các NHTMCP yếu kém đã sớm được kiềm chế, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính tiền tệ và định hướng kinh tế - xã hội. Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng các giải pháp thích hợp, giúp thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định. Việc thúc đẩy tiến trình diễn ra nhanh hơn trong tương lai như khuyến khích ngân hàng quy mô vừa và nhỏ sáp nhập để mở rộng quy mô cũng như hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cải thiện năng lực quản trị thanh khoản. Tuy nhiên giải pháp này cũng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng, trong tầm kiểm soát của NHNN, với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đối với lạm phát
Hoạt động của nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt hoạt động trong nền kinh tế. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng có thể là giảm khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế của khách hàng dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu. Hơn nữa, khi xem xét đến lãi suất cho vay, lạm phát có thể làm giảm khả năng trả nợ của người vay bởi vì người cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất để duy trì thu nhập thực tế hoặc đơn giản là để vượt qua sự gia tăng trong lãi suất chính sách là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát. Theo bài nghiên cứu thì lạm phát tăng làm tăng khả năng thanh khoản. Các ngân