Gắn Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Với Quy Hoạch Và Sử Dụng Cán Bộ


dưỡng cán bộ, phải xem đây là một nhiệm vụ quan trọng "quốc sách hàng đầu", là "công việc gốc" của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ban Tổ chức Trung ương trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu đào tạo cán bộ, phối hợp chặt chẽ hơn với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia xây dựng chiến lược đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị - hành chính nói chung và kiến thức về khoa học lãnh đạo nói riêng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị. Thời gian tới cần sớm có nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm củng cố, thống nhất nội dung chương trình, hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên phạm vi cả nước. Cần quy định rõ trường chính trị

- hành chính hiện nay là "trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức" cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quy định thống nhất về bộ máy tiêu chuẩn cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn mới của đất nước.

- Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng ban hành quy chế đặc biệt cho hệ thống Học viện, trường chính trị - hành chính tỉnh, trong việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, lý luận trải qua kinh nghiệm thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên cho Học viện, các trường chính trị - hành chính tỉnh.

- Cần quy định cụ thể đối với cán bộ công chức trước khi bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ phải qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống Học viện, các trường chính trị - hành chính tỉnh.

- Để có đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn giỏi, là lực lượng kế cận của các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền đoàn thể, cần phải tăng cường lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy. Đồng thời, đưa số sinh viên này về hoạt động


thực tiễn ở địa phương cơ sở, đưa đi đào tạo lý luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia.

Thứ hai, đối với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

- Học viện hàng năm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cho giảng viên của Học viện và các trường chính trị - hành chính tỉnh, thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào có trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ hệ cao cấp trở lên, nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đang ở cương vị lãnh đạo từ ban thường vụ huyện trở lên và cán bộ kế cận thay thế cương vị lãnh đạo các cấp.

- Cần có sự thống nhất về quan điểm, nội dung chỉ đạo về chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các trường chính trị - hành chính tỉnh, thành phố, tránh sự chồng chéo, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 17

- Cần rà soát, nghiên cứu và sớm ban hành đầy đủ các quy chế trên các lĩnh vực hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm cơ sở pháp lý để các trường chính trị - hành chính tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện cụ thể hóa và tổ chức thực hiện.

- Sửa đổi, biên soạn và ban hành thống nhất bộ giáo trình chuẩn quốc gia; hàng năm cần tổ chức, đánh giá bổ sung để ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với từng loại đối tượng.

Thứ ba, đối với Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh

Ở các khu, các tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào để nâng cao trình độ trường chính trị - hành chính tỉnh đang có hiện nay lên thành hệ cao cấp có khả năng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương mình trong hệ cao cấp. Riêng tỉnh không có điều kiện xây dựng hệ thống cao cấp được cũng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh, huyện trong hệ trung cấp.


Các Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trường chính trị - hành chính tỉnh phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đánh giá hiệu quả công tác đào tạo gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ, công chức.

Thực tế hiện nay công tác quy hoạch cán bộ ở các cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa tiến hành thường xuyên, kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, hàng năm Ban Tổ chức tỉnh ủy phải có biện pháp thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đơn vị xây dựng quy hoạch và rà soát quy hoạch. Sau khi quy hoạch đã được duyệt thì chỉ đạo trường chính trị - hành chính tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đề nghị Tỉnh ủy sớm chỉ đạo Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Công an và các cơ quan ban, ngành chức năng tham mưu kế hoạch triển khai thực hiện chương trình đào t ạo của tỉnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Cần tiếp tục đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường chính trị - hành chính tỉnh. Đặc biệt quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về nhiệm vụ của trường Đảng, đó là nơi "huấn luyện cán bộ" chứ không phải đơn thuần là nơi đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cho cán bộ. Vì vậy, đội ngũ giảng viên của trường chính trị - hành chính tỉnh - người trực tiếp "huấn luyện" phải thực sự là "người thầy" không chỉ về kiến thức lý luận mà cả kiến thức thực tiễn. Do đó, Tỉnh ủy, chính quyền các tỉnh cần chỉ đạo, thực hiện cơ chế xây dựng đội ngũ giảng viên của trường chính trị - hành chính tỉnh theo hướng: sau khi giảng viên đã đư ợc đào tạo một chuyên ngành cần đưa xuống các huyện ít nhất là 03 năm và cơ sở là 01 năm tham gia các lĩnh vực công tác đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, sau đó tiếp tục đưa đi đào tạo sau đại học mới có thể trở


thành giảng viên. Trong quá trình xuống công tác ở huyện, cơ sở và đi đào tạo sau đại học giảng viên vẫn được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác như giảng viên đang công tác tại trường.

Để có đội ngũ giảng viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các tỉnh cần trao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo được phép lựa chọn nguồn (sinh viên tốt nghiệp một chuyên ngành hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học...) tiếp tục cho đi đào tạo các chuyên ngành theo quy hoạch, kế hoạch của mình. Để đảm bảo quá trình đó cần có sự cam kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với giảng viên tương lai được tuyển chọn đào tạo. Tuy nhiên, làm được điều này cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và phải mạnh dạn đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo lý luận chính trị hành chính nói riêng, tỉnh cần ban hành quy định về tiêu chí và chế độ kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo đối với các trường. Hàng năm Ban Tổ chức tỉnh ủy, các cơ quan ban ngành có liên quan kết hợp với Học viện đánh giá chất lượng đào tạo theo các tiêu chí quy định; kịp thời chấn chỉnh công tác đào tạo cán bộ của trường nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chí quy định.

Thứ tư, đối với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương, cơ sở sử dụng cán bộ

Ở cấp huyện cũng cho phép tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mặt lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ chủ chốt của huyện như: Chi bộ Đảng, các văn phòng của huyện, Ban Cán sự Đảng, trưởng bản và cán bộ chuyên ngành của huyện.

Các trường chính trị - hành chính tỉnh phải luôn đặt chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng lên hàng đầu. Vì vậy, trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm không chạy theo số lượng mà làm ảnh hưởng đến chất lượng, cần


kiên quyết thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ.

Các đơn vị, địa phương cử cán bộ công chức đi học cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong việc theo dõi, quản lý cán bộ công chức đi học; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức đi đào tạo. Đồng thời, có quy định cụ thể để quản lý cán bộ của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập tại cơ sở đào tạo, giúp các cơ sở đào tạo thực hiện tốt hơn công tác quản lý học tập.

4.2.2 Gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với quy hoạch và sử dụng cán bộ

Giải pháp này thực chất là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo phải theo hướng xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của đất nước, bám sát mục tiêu yêu cầu, định hướng của chiến lược cán bộ của Đảng.

Để thực hiện giải pháp này cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ; cần đánh giá đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và căn cứ vào khả năng đào tạo của Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia, các trường chính trị - hành chính ở tỉnh.

Trước mắt, việc xét cử cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị hành chính ở trong nước hay nước ngoài đều nhất thiết phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ, bảo đảm tiêu chuẩn đúng đối tượng. Đối tượng tập trung đào tạo cao cấp lý luận chính trị hành chính trước hết nên là đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương chức hoặc cán bộ quy hoạch lãnh đạo từ trưởng phòng cấp huyện và tương đương trở lên.

Những năm vừa qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào chưa thật gắn với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ được đào tạo lại không bố trí sử dụng hoặc sử dụng không đúng với mục đích đào tạo, sự thiếu hụt cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu vẫn thường xuyên xảy ra. Để khắc phục tình trạng này cần:


Thứ nhất, tiến hành quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Nhiệm vụ cách mạng ngày càng nặng nề, công tác lãnh đạo ngày càng phức tạp và khó khăn. Do vậy, việc chuẩn hóa trình độ và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở các cấp nói chung và ở cơ sở nói riêng là mang tính cấp thiết. Thực tế đó cũng đặt ra yêu cầu ngày càng lớn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên phạm vi cả nước phải thực hiện, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cụ thể, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương.

Yêu cầu của kế hoạch đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài về công tác cán bộ. Đồng thời, cán bộ đi đào tạo, đào tạo lại không ảnh hưởng tới việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Yêu cầu của kế hoạch đào tạo còn phải chỉ ra được các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sẽ được đào tạo ở cơ sở nào, loại hình đào tạo tại chức hay tập trung, dài hay ngắn hạn, thời điểm đào tạo lúc nào...

Kế hoạch đào tạo như vậy giúp cho từng cán bộ biết trước để chuẩn bị đầy đủ tâm thế thực hiện nhiệm vụ học tập và giúp cho lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ khi có biến động về đội ngũ cán bộ.

Thứ hai, đào tạo cán bộ phải bám sát quy hoạch và sử dụng cán bộ.

Thực tế Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị tỉnh chưa thực sự làm tốt việc đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn với sử dụng cán bộ.

Trong thời gian tới việc đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị phải bám sát quy hoạch, thực hiện nguyên tắc: đào tạo bảo đảm tính thiết thực, gắn với nhu cầu và sử dụng cán bộ ở các cấp, các ngành, địa phương trong hệ thống chính trị. Làm tốt điều này sẽ tránh được những lãng phí trong


đào tạo hiện nay, khi mà nội dung chương trình đào tạo còn chưa gắn chặt với thực tiễn cuộc sống.

Để thực hiện được như vậy, đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo cần phải có sự hợp tác gắn bó giữa Ban Tổ chức Trung ương và các tỉnh với các cơ sở đào tạo và kế hoạch đào tạo đó phải được cấp ủy và chính quyền cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm sự phối hợp, tính thống nhất để cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ cán bộ theo quy hoạch và kế hoạch đào tạo.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị - hành chính ở tỉnh thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch và quản lý quá trình đào tạo đó. Nhưng việc quản lý cán bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng còn do các cơ quan chức năng tham gia trong lĩnh vực tổ chức cán bộ giúp cấp ủy cùng cấp quản lý vấn đề đó. Do vậy, cần tăng cường phối hợp lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa Ban Tổ chức Trung ương, các địa phương, ban ngành và cơ sở đào tạo; có kế hoạch phối hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm có những điều chỉnh và định hướng kịp thời về quy hoạch, kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Các công việc quản lý nêu trên cần tập trung vào một số nội dung chính như sau:

- Những cán bộ đã thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Những cán bộ chưa thực hiện được theo quy hoạch đào tạo, lý do chưa thực hiện được.

- Kết quả của từng cán bộ thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Quản lý cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp như thế nào, cán bộ đã phát huy tác dụng sau đào tạo như thế nào.

- Nắm vững kết quả của việc quản lý cán bộ theo quy hoạch và kế hoạch để các cơ quan chức năng giúp cấp ủy bổ sung điều chỉnh kịp thời kế


hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của ngành, địa phương mình.

4.2.3 Đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

4.2.3.1 Đổi mới nội dung, chương trình đào t ạo

Hiện nay, do nội dung chương trình đào t ạo, bồi dưỡng và trong các chương trình tập huấn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nói chung cũng như đ ối với đội ngũ cán bộ kế cận nói riêng còn rất nhiều bất cập, làm cho kiến thức người học tiếp nhận được còn nhiều hẫng hụt và mang tính cứng nhắc, chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn và những nhu cầu của người học.

Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức xúc nhất của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay là phải khẩn trương tiến hành cải tiến, hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy, học tập ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, kể cả đối với các chương trình đào t ạo dài hạn, các chương trình bồi dưỡng về lý luận hay đối với chương trình ngắn hạn, cũng như các chương trình tập huấn theo các chuyên đề cụ thể.

Trước hết, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia phải chủ động nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nói chung và trong lĩnh vực đào tạo cán bộ nói riêng, chủ động phân tích khai thác các kết quả chung của công tác nghiên cứu lý luận thực tiễn về lĩnh vực đào tạo cán bộ của Trung ương, đồng thời tích cực tham khảo các chủ trương cùng với kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng hay các hoạt động tập huấn mà các Học viện hay Trường Chính trị - hành chính các nước anh em như Việt Nam, Trung Quốc, thậm chí cả một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các nước phương Tây, nhất là của Pháp..., để tạo những tiền đề cần thiết cho quá trình cải tiến chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022